Nhận định, soi kèo Kedah vs Sri Pahang, 20h00 ngày 20/9: Chủ nhà chìm sâu
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Defensa y Justicia vs Racing Club, 05h30 ngày 29/4: Khách hoàn thành nhiệm vụ
Theo chuyên gia NCS Vũ Ngọc Sơn, tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đều có thể trở thành nạn nhân của tội phạm mạng đánh cắp dữ liệu. Ngay các hãng công nghệ lớn như Facebook, Microsoft, Samsung, Toyota cũng đều có mặt trong danh sách nạn nhân bị tội phạm mạng tấn công, đánh cắp dữ liệu.
Đơn cử như, tháng 4/2021, thông tin của 500 triệu người dùng Facebook bị rao bán; tháng 9/2023 Microsoft thông báo bị lộ lọt 38 TeraByte dữ liệu, khi nhân viên của hãng công nghệ này sử dụng dữ liệu để ‘huấn luyện’ hệ thống AI.
Trong tháng 11/2023, Samsung thông báo bị lộ lọt thông tin khách hàng mua sắm trong 1 năm của Samsung UK Online; còn Toyota, bộ phận tài chính của hãng bị tấn công, gây lộ lọt dữ liệu khách hàng, nhóm tấn công đòi 8 triệu USD nếu không sẽ công khai dữ liệu trên mạng.
“Việc các ông lớn công nghệ thế giới cũng bị tấn công, đánh cắp dữ liệu đã cho thấy rằng tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đều có thể trở thành nạn nhân của tội phạm mạng đánh cắp dữ liệu”, ông Vũ Ngọc Sơn chia sẻ.
Cũng theo ông Vũ Ngọc Sơn, các vụ lộ lọt dữ liệu gây thiệt hại lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp, cả về thời gian, danh tiếng cũng như tiền.
Báo cáo được IBM tổng hợp từ khoảng 500 vụ lộ lọt dữ liệu trên toàn cầu cho thấy, thời gian trung bình để các tổ chức phát hiện và xử lý các vụ lộ lọt dữ liệu lên tới 250 ngày.
Với thiệt hại về tiền, một thống kê chỉ ra rằng, thiệt hại trung bình của 1 vụ lộ lọt dữ liệu ở khu vực ASEAN ước tính khoảng 3 triệu USD.
Với Việt Nam, chuyên gia Vũ Ngọc Sơn thông tin, mỗi tháng Bộ TT&TT đều ghi nhận hàng nghìn cuộc tấn công mạng hướng vào Việt Nam.
Bộ Công an cho biết hiện nay tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân ở Việt Nam rất nghiêm trọng, trong đó có 2 yếu tố chính là tội phạm đột nhập và đánh cắp dữ liệu cá nhân.
Trong năm 2023, Bộ Công an đã phải cảnh báo, xử lý hàng chục triệu những vụ việc có liên quan đến xâm phạm cơ sở dữ liệu cá nhân.
Thượng tá Nguyễn Đình Đỗ Thi, Phó Trưởng phòng Tham mưu của A05 giới thiệu về các nội dung chính của Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Từ góc độ của đơn vị được Bộ Công an giao trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Thượng tá Nguyễn Đình Đỗ Thi, Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) cho hay, hoạt động tấn công mạng để đánh cắp thông tin, dữ liệu, bí mật nhà nước diễn ra phổ biến.
Theo thống kê từ năm 2001 đến nay, lộ lọt qua mạng Internet đứng đầu trong các hình thức lộ, lọt bí mật nhà nước, với 534 vụ, chiếm 80% các vụ.
Bên cạnh đó, việc mua bán trái phép dữ liệu cá nhân diễn ra tràn lan trên không gian mạng, nhất là các trang mạng xã hội, hội nhóm kín.
Hàng trăm tệp dữ liệu của hàng chục triệu người Việt Nam được các đối tượng phân loại chi tiết theo thu nhập, độ tuổi, ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục... để rao bán trái phép.
Điểm ra một số vụ việc điển hình về thu thập, mua bán trái phép dữ liệu đã được lực lượng chức năng xử lý thời gian qua, đại diện A05 còn liệt kê ra các loại hình tội phạm mạng lợi dụng thông tin, dữ liệu cá nhân như: Hack và chiếm tài khoản mạng xã hội lừa người thân, sử dụng Deepfake đóng giả người thân để lừa tiền; sử dụng dịch vụ VoIP; giả danh nhân viên ngân hàng; giả biên lai, tin nhắn chuyển tiền thành công; thông báo phạt nguội, nâng cấp hay khóa SIM, thông báo thu tiền điện; giả danh giáo viên, bác sĩ để lừa đảo...
8 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân
Một trong những nguyên nhân đưa đến tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân là nhận thức và ý thức bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân của người dân chưa cao.
Người dân còn có tâm lý chủ quan, chưa coi trọng việc bảo mật thông tin, thậm chí sẵn sàng khai thông tin, dữ liệu của mình để lấy tiện ích các dịch vụ.
Cùng với đó, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, tương xứng trong quá trình thu thập, khai thác, chuyển giao dữ liệu của khách hàng, hoặc người dùng.
Việc quản lý, kiểm soát thông tin, dữ liệu có nơi, có lúc còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở cho việc chiếm đoạt, mua bán trái phép thông tin, dữ liệu cá nhân. Đơn cử như, bên thứ ba hay nhân viên bán thông tin, dữ liệu của khách hàng để trục lợi.
Ngoài ra, lộ lọt dữ liệu cá nhân còn do các nguyên nhân khác như: nhiều công ty công nghệ trong và ngoài nước âm thầm thu thập, khai thác trái phép thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng Việt Nam bằng cách sử dụng phần mềm, công cụ chuyên dụng; các đối tượng tấn công xâm nhập, sử dụng phần mềm, mã độc để thu thập, khai thác thông tin, dữ liệu cá nhân nhằm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
“Việc thiếu hành lang pháp lý về bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân cũng đưa đến tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân phổ biến thời gian qua”, đại diện A05 nhận xét.
Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân, đồng thời ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức, Chính phủ đã ban hành Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo đại diện A05, quá trình xây dựng Nghị định 13 kéo dài trong 4 năm, với 3 hội thảo; 8 tọa đàm; lấy ý kiến bằng văn bản của tất cả các bộ, ngành, địa phương; tổ chức hơn 20 cuộc họp, làm việc với các cơ quan đại diện nước ngoài, hơn 30 buổi làm việc với doanh nghiệp nước ngoài; tiếp nhận 1.000 ý kiến đóng góp của các cơ quan, bộ, ngành, doanh nghiệp trong và ngoài nước...
Trong thông tin giới thiệu về Nghị định 13, đại diện A05 cũng nêu rõ 8 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân, đó là: Tuân thủ pháp luật; được biết; đúng mục đích; phù hợp, giới hạn; cập nhật, bổ sung; áp dụng biện pháp bảo vệ; lưu trữ phù hợp; và trách nhiệm tuân thủ.
“Quan điểm xuyên suốt là bảo vệ an ninh mạng phải song hành với quá trình phát triển kinh tế xã hội, tức là đảm bảo cân bằng giữa 2 yếu tố bảo vệ và phát triển”, đại diện A05 khẳng định.
" alt="8 nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân người dân chưa coi trọng việc bảo vệ dữ liệu" />Thường trực Thành ủy đồng ý về mặt chủ trương với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND TP về quy hoạch kiến trúc Dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.
Vị trí dự kiến xây dựng khách sạn trên bản đồ
Văn phòng UBND TP vừa có văn bản số 5584/VP-ĐT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng về việc triển khai thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về quy hoạch kiến trúc Dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm.
Theo kết luận của Thường trực Thành ủy, đồng ý về mặt chủ trương với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND TP về quy hoạch kiến trúc Dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại số 22-32 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Phương án kiến trúc xây dựng công trình phải đảm bảo phù hợp các quy định về quy hoạch và bảo tồn, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc có liên quan; cố gắng kiến trúc mặt ngoài đảm bảo hình thái kiến trúc của công trình hiện có; thiết kế hài hòa, phù hợp với kiến trúc cảnh quan khu vực Hồ Gươm và phụ cận; bố trí cây xanh và chiếu sáng mặt tiền nhằm tạo điểm nhấn về kiến trúc tại khu vực Hồ Gươm.
Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ để đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tổ chức thực hiện dự án đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng.
Thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng giao các sở, ngành: Quy hoạch và Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, VH-TT&DL; UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền, tổ chức triển khai thực hiện theo đúng kết luận của Thường trực Thành ủy; hướng dẫn, tạo điều kiện giúp nhà đầu tư thực hiện hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và kế hoạch khởi công xây dựng công trình trong tháng 9-2016.
Sở Quy hoạch và Kiến trúc có trách nhiệm dự thảo văn bản của UBND TP xin ý kiến thống nhất của Bộ VH-TT&DL trước ngày 10-7-2016.
UBND TP đề nghị Công ty CP Intimex Việt Nam (chủ đầu tư dự án) chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của thành phố để tổ chức thực hiện dự án đúng tiến độ và quy định của pháp luật. Được biết, vị trí dự kiến xây dựng khách sạn hiện là một siêu thị của Công ty CP Intimex Việt Nam.
Hồng Khanh
Vị trí dự kiến xây dựng khách sạn trên bản đồ
" alt="Hà Nội sắp có khách sạn mặt hồ Hoàn Kiếm" />- Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi mẹ đi gom phế liệu, bố gánh sỏi thuê, nhưng Nguyễn Thị Huệ (huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) đang đứng trước cơ hội sẽ trở thành thủ khoa của Học viện Cảnh sát nhân dân năm nay.
Nguyễn Thị Huệ có tổng số điểm xét tuyển cao nhất cả nước tính tới thời điểm hiện tại với 31,75 điểm. Ảnh: NVCC. Cô nữ sinh chuyên Văn Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia ngoạn mục với số điểm 3 môn khối C là 27,25 (Văn 9; Địa 9,5; Sử 8,75).
Cộng với 3 điểm khuyến khích khi từng đoạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý và 1,5 điểm ưu tiên khu vực miền núi, Huệ có tổng số điểm là 31,75 và trở thành thí sinh có điểm cao nhất cả nước tính tới thời điểm hiện tại.
Biết được điểm thi của mình, Huệ mừng rơi nước mắt, bởi em hiểu rằng đây sẽ là món quà lớn nhất để động viên bố mẹ vượt qua những vất vả, lo toan của cuộc sống. Với em cơ hội vào được Học viện Cảnh sát nhân dân đang mở rộng hơn bao giờ hết.
Ít ai biết rằng, Huệ sinh ra trong một gia đình khó khăn, không có truyền thống học hành khi mẹ học hết lớp 3, còn bố cũng chỉ học hết lớp 6. Nhà ít ruộng, để kiếm thêm thu nhập, hàng ngày bố em phải đi gánh sỏi thuê từ bến sông lên bãi. Mẹ em hằng ngày vẫn đạp xe rong ruổi hàng trăm cây số đến từng nhà để gom phế liệu, lượm lặt từ sáng đến tối mới được khoảng vài chục nghìn đồng.
“Ngày nắng thì còn được chứ những ngày mưa thì mẹ không đi được bởi có đi cũng chả ai bán vào ngày mưa. Công việc của bố cũng thất thường, họ thuê thì đi. Hôm nào tàu chưa về kịp không có sỏi, hoặc sỏi trên bến đang ế ẩm thì người ta cũng không gọi bố”, Huệ nghẹn lời.
Nhìn cảnh bố mẹ vất vả nên em tự nhủ bản thân phải cố gắng “học và học” để thoát nghèo. Cô nữ sinh cũng tập cho mình thói quen tự lập và mạnh mẽ hơn trong cảm xúc để ở trọ cách nhà 30 cây số, theo học trường chuyên của tỉnh. Tuy vậy, cũng không ít lần Huệ bật khóc chỉ vì nghĩ thương bố mẹ và nhớ nhà.
“Nhớ nhất là những lần em từ nhà lên trường học, gia đình khó khăn nhưng được bao nhiêu trong nhà mẹ chuẩn bị để cho em mang theo hết, dù đó cũng chỉ là rau và trứng. Mẹ luôn dắt xe cho em lên mãi đầu dốc, em đạp xe đi rồi ngoái lại vẫn thấy mẹ đứng đấy mà tự nhiên trào nước mắt”. Huệ rưng rưng.
Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng Huệ luôn lạc quan và coi đó là động lực để mình càng phải phấn đấu. Ảnh: NVCC. Mỗi tháng ngoài tiền thuê phòng trọ là 400 nghìn đồng, tuần nào nhiều việc bố mẹ cho Huệ thêm 200, ít thì 150 nghìn đồng để sinh hoạt. Có lẽ cũng vì cuộc sống vất vả từ nhỏ nên với số tiền bố mẹ cho, Huệ vẫn cân đối được mọi việc trong suốt 3 năm học THPT.
Quê vùng núi có nhiều đồi quế, nên mỗi dịp nghỉ hè, Huệ lại xin vào làm thêm cho những xưởng quế với tiền công 70 nghìn đồng/ngày để hỗ trợ kinh tế cho gia đình.