Năm 2023, Sở TT&TT tham mưu cho tỉnh ra mắt ứng dụng Bình Dương số phục vụ người dân, doanh nghiệp.
“Để người dân, tổ chức dễ tiếp cận và sử dụng hệ thống thông tin giải quyết TTHC, sở đã tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên báo, đài, hệ thống thông tin cơ sở; tuyên truyền, đưa chủ trương, chính sách đến với người dân, tổ chức thông qua Zalo OA Binh Duong SmartCity…”, ông Yên chia sẻ.
Song song đó, sở xây dựng video clip hướng dẫn người dân nộp hồ sơ trực tuyến; hướng dẫn người dân lựa chọn các đơn vị cung cấp chữ ký số công cộng miễn phí để nộp hồ sơ trực tuyến; tăng cường hướng dẫn thông qua hệ thống đường dây nóng 1022.
Bên cạnh đó, sở thường xuyên cử đội ngũ kỹ thuật hướng dẫn cho người dân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến; bảo đảm người dân, doanh nghiệp dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại và được giải quyết hồ sơ trước thời hạn so với thời gian quy định.
Thực hiện tốt công tác tham mưu
Với vai trò là cơ quan thường trực của tỉnh về CĐS, thời gian qua, Sở TT&TT đã làm tốt công tác tham mưu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cụ thể, đến nay tỉnh đã đưa vào sử dụng các ứng dụng nội bộ, như: Phần mềm quản lý, điều hành, phần mềm ký số (chứng thư số), hệ thống hộp thư điện tử công vụ tỉnh, hệ thống hộp thư điện tử công vụ Bộ TT&TT, hệ thống phần mềm lưu trữ Own Cloud, hệ thống quản lý tài sản ICT Bình Dương.
Cùng với đó là hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hệ thống thông tin báo cáo Bộ TT&TT, hệ thống “Phòng họp không giấy”, hệ thống thông tin giải quyết TTHC, ứng dụng Bình Dương số, ứng dụng chính quyền số, ứng dụng 1022 Bình Dương, hệ thống chỉ đạo, điều hành IOC, phần mềm kế toán, phần mềm công đoàn, phần mềm quản lý công chức, viên chức…
Ban Giám đốc sở đã chỉ đạo quyết liệt công tác bảo đảm an toàn thông tin, bảo đảm điều kiện kỹ thuật, cung cấp các ứng dụng phục vụ người dân, tổ chức. Các trang thiết bị bảo đảm an toàn thông tin được đầu tư theo hướng chuyên dụng, hiện đại, thường xuyên cập nhật, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.
Sở đã đưa vào sử dụng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh; nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; nền tảng số quản trị nội bộ thông qua ứng dụng chính quyền số Bình Dương; nền tảng họp trực tuyến; nền tảng giám sát trực tuyến và hệ thống thông tin; nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp được triển khai trên Cổng 1022, dịch vụ công; nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức.
Song song đó, sở đã xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung kết nối dữ liệu các bộ, ngành thông qua trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kết nối dữ liệu 18/18 sở, ban, ngành và 4/6 ngành dọc của tỉnh; tích hợp tại Trung tâm Giám sát điều hành thông minh (IOC) hơn 1.000 chỉ số chỉ đạo, dữ liệu 18/18 các sở, ban, ngành, 9/9 IOC mềm huyện, thị xã, thành phố; phân quyền 91/91 xã, phường, thị trấn…
HỒ VĂN - KHẮC TUẤN (Báo Bình Dương)
" alt=""/>Sở TT&TT Bình Dương nỗ lực cải cách hành chính gắn với chuyển đổi sốNếu bạn thường xuyên bị khô miệng hoặc cảm thấy rất khát nước ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, hãy coi đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường và đi kiểm tra lượng đường trong máu.
Các biểu hiện cụ thể là đau miệng, môi nứt nẻ, lưỡi khô ráp, nhiễm trùng, loét khoang miệng, khó nuốt, khó nhai.
Hiện chưa biết chính xác nguyên nhân gây khô miệng ở bệnh nhân tiểu đường nhưng khả năng cao do lượng đường trong máu tăng làm chậm quá trình sản xuất nước bọt.
Buồn nôn
Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường là nhiễm toan ceton, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Dấu hiệu của tình trạng nhiễm toan ceton là buồn nôn, nôn, khát nước, khô miệng…
Hầu hết các trường hợp, buồn nôn là cảm giác vô hại và chỉ xảy ra trong chốc lát. Tuy nhiên, nếu đi kèm với các triệu chứng bổ sung, hiện tượng này chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hơn như bệnh tiểu đường.
Mắt mờ
Khi mắc tiểu đường, người bệnh sẽ có triệu chứng mờ mắt, giảm thị lực. Nguyên nhân là lượng đường trong máu cao làm cho thủy tinh thể bị sưng, thay đổi khả năng nhìn của bạn.
Tiến sĩ Makkar cho biết, sau khi lượng đường trong máu ổn định, thị lực của bạn sẽ trở lại bình thường.
Biến chứng tiểu đường ở mắt đặc trưng nhất là bệnh võng mạc đái tháo đường, ngoài ra còn có phù hoàng điểm, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
Các triệu chứng khác
Nếu bạn có cảm giác mất phương hướng, choáng váng, mệt mỏi và tê chân khi thức dậy, đó có thể là tín hiệu báo động về sự dao động nồng độ đường trong máu. Những thay đổi này thường được coi là bình thường, dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu xuất hiện thường xuyên và có nhiều biểu hiện cùng lúc, bạn phải lưu ý tới nguy cơ bị tiểu đường.
Hải quan Vĩnh Phúc tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu, thông quan hàng hóa. Ảnh: Trường Khanh
Năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp Vĩnh Phúc thực hiện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. So với năm 2022, tăng 3 nhiệm vụ và có thêm nhiều chỉ tiêu mới, khó, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Cụ thể, trong 36 cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ về chuyển đổi số, có 3 sở được giao từ 20 chỉ tiêu, nhiệm vụ trở lên gồm Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở GDĐT; 16 sở, ngành và UBND 9 huyện, thành phố được giao từ 10 - 19 chỉ tiêu, nhiệm vụ; 8 đơn vị được giao dưới 10 chỉ tiêu, nhiệm vụ.
Nhằm tạo hành lang pháp lý, giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương thuận lợi trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, HĐND tỉnh đã ban hành 1 nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 1 chỉ thị, 6 quyết định và 12 kế hoạch.
Trên cơ sở đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số cụ thể, rõ người, rõ việc. Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và ký cam kết với từng phòng, ban chuyên môn. Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo đơn vị trực tiếp kiểm tra, đôn đốc sát sao, kịp thời, đảm bảo đúng tiến độ.
Năm 2023, trong số 36 sở, ngành, địa phương, có 8 đơn vị đạt tỷ lệ hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao từ 90% trở lên; 12 đơn vị đạt tỷ lệ hoàn thành từ 80% đến dưới 90%; 14 đơn vị hoàn thành từ 50% đến dưới 80% và 2 đơn vị có tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ dưới 50%.
Đặc biệt, có 5 cơ quan hoàn thành 100% chỉ tiêu, nhiệm vụ, tăng 3 đơn vị so với năm 2022, gồm Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kết quả trên góp phần quan trọng, giúp công tác chuyển đổi số của tỉnh tiếp tục đạt nhiều dấu ấn nổi bật. Đến nay, hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã hoàn thiện tính năng số hóa hồ sơ và kết nối với Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tỷ lệ ký số trên phần mềm quản lý văn bản của tỉnh là 99,7%. 100% cơ sở giáo dục, cơ sở y tế đã triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, một số cơ sở y tế đã triển khai thiết bị đọc thẻ căn cước công dân gắn chip thay cho việc khai báo thẻ bảo hiểm y tế.
100% doanh nghiệp sử dụng nền tảng hóa đơn điện tử; 100% siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh toán - POS không dùng tiền mặt… Đặc biệt, tỷ lệ kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ít nhất mức 1) đạt tỷ lệ gần 90%; tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến tăng cao, một số lĩnh vực đạt 100%.
Vĩnh Phúc vinh dự là một trong 17 đơn vị được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Là cơ quan được giao thực hiện nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số nhất tỉnh, với 30 chỉ tiêu, Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo; tổ chức các hội nghị, hội thảo cập nhật kiến thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành 26/30 chỉ tiêu, đạt 87%. Trong đó, có nhiều chỉ tiêu đạt cao như: Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số; an toàn thông tin cho hơn 2.000 lượt cán bộ, cao gấp 5 lần so với chỉ tiêu giao; chỉ tiêu về tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các sở, ban, ngành, địa phương cao gấp đôi so với chỉ tiêu giao.
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024, Vĩnh Phúc tiếp tục thực hiện giao chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số cho thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Trong đó, có sự mở rộng hơn về đối tượng; có thêm nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ khó hơn năm trước.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố hằng quý hoặc đột xuất báo cáo tiến độ cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá thực hiện các các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đồng thời, đề xuất giải pháp tháo gỡ để sớm hoàn thành chỉ tiêu được giao.
Kết quả thực hiện các nhóm nhiệm vụ chuyển đổi số của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cán bộ, từ đó, có kế hoạch đào tạo, sử dụng phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra trong tình hình mới.
Theo Lê Minh(Báo Vĩnh Phúc)
" alt=""/>Hiệu quả từ việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số