当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Universidad de Chile, 7h00 ngày 9/4: Đẳng cấp lên tiếng 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 7/4: Tìm lại niềm vui
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cũng phản ánh, nhiều quảng cáo phóng đại gây nhầm lẫn, thậm chí lừa dối người tiêu dùng xuất hiện tràn lan trên các kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội, đã gây bức xúc trong cử tri và nhân dân.
"Khi chuyển sang chế độ hậu kiểm, chúng ta có thể quản lý được không?", nữ đại biểu đặt vấn đề.
Theo đại biểu, quảng cáo thuốc có tính chất đặc thù và ít người đủ trình độ chuyên môn để đánh giá. Cho nên, khi quảng cáo thuốc có vi phạm, người tiếp cận quảng cáo khó có thể phát hiện ra để phản hồi tới các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý. Vì vậy việc thực hiện chế độ “hậu kiểm” sẽ rất khó khăn.
Do đó, bà Việt Nga đề nghị vẫn tiếp tục duy trì chế độ quản lý như hiện nay, đồng thời cần tăng cường “hậu kiểm” để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động quảng cáo thuốc và các thực phẩm chức năng.
Làm rõ nội dung này, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, hiện nay đối với thuốc kê đơn thì không được quảng cáo, chỉ quảng cáo đối với thuốc không kê đơn, nhưng những nội dung quảng cáo cũng phải đúng theo giấy phép đã được Bộ Y tế cấp đối với các thuốc đó.
Nếu chúng ta có thêm một hoạt động nữa đó là xác nhận nội dung quảng cáo đúng với giấy phép mà Bộ Y tế đã cấp thì sẽ phát sinh thêm một thủ tục hành chính. Trong khi tại Quyết định 1661/2021 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải rà soát cắt bỏ thủ tục hành chính này.
"Nội dung thuốc đưa lên quảng cáo phải đúng theo nội dung đã được Bộ Y tế cấp là hoàn toàn bảo đảm theo quy định chứ không phải là không có xác nhận, muốn đưa nội dung gì lên trên đó cũng được", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Tuyệt đối không bán thuốc kê đơn qua sàn thương mại điện tử
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) lo ngại việc quản lý nhà thuốc truyền thống còn chưa nổi mà tính bán thuốc online thì sẽ có rất nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng rất khó phát hiện và xử lý trên không gian mạng.
Theo đại biểu, các nội dung của dự thảo Luật về bán thuốc qua sàn giao dịch thương mại điện tử còn “đơn giản, rời rạc, chưa đủ tính khả thi”.
Do đó, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM Phạm Khánh Phong Lan đề nghị, trong mọi trường hợp tuyệt đối không đưa thuốc kê đơn vào danh mục có thể phân phối qua sàn giao dịch thương mại điện tử.
Việc bán thuốc không phải kê đơn qua sàn thương mại điện tử cũng cần cân nhắc ở giai đoạn nền pháp lý đã hoàn thiện chặt chẽ và tổ chức trong khuôn khổ an toàn, trật tự hơn. Theo bà Lan, hiện nay chưa phải giai đoạn chín muồi, công tác chuẩn bị chưa đầy đủ.
Ngoài ra, bà Lan cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bồi thường khi người bệnh sử dụng phải thuốc giả mà thuốc này có số đăng ký thật và hệ thống phân phối hợp pháp.
Đại biểu Nguyễn Trí Thức lưu ý thêm, vấn đề kinh doanh thuốc online phải được xem xét kỹ và chỉ cho phép bán thuốc không phải kê đơn qua sàn thương mại điện tử, nhưng phải lập trang web để quản lý.
“Giờ mở hết cho kinh doanh thuốc online thì rất nguy hiểm. Vấn đề vận chuyển, trao đổi thuốc, điều kiện, nhiệt độ, hóa chất sẽ ảnh hưởng tới chất lượng điều trị", ông Thức nêu ý kiến.
Cùng mối quan tâm, đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị cần quy định cụ thể hơn nữa về quản lý, kinh doanh thuốc online. Đặc biệt là các loại thuốc được kinh doanh, đối tượng được tham gia mua bán, cách thức hướng dẫn sử dụng thuốc, trách nhiệm của các bên liên quan khi xảy ra sự cố.
Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, các doanh nghiệp được quyền kinh doanh thương mại điện tử.
Tuy nhiên, thuốc là loại hàng đặc biệt, cùng với sự phát triển của công nghiệp 4.0, trải qua dịch Covid - 19, nên việc kinh doanh mua sắm trên Internet, giao dịch thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến.
Để kiểm soát được chất lượng thuốc khi mua bán theo phương thức thương mại điện tử, dự thảo Luật quy định chỉ cho phép các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo phương thức truyền thống.
“Tức là chúng ta vẫn phải kiểm soát từ điều kiện cơ sở vật chất, từ các quy định, điều kiện đã được quy định để cấp phép cho các nhà thuốc truyền thống. Các nhà thuốc này được phép kinh doanh thêm bằng phương thức thương mại điện tử. Đây không phải là một loại hình mới và cho các nhà thuốc mới”, Bộ trưởng Bộ Y tế giải thích.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin thêm, trong dự thảo Luật chỉ cho phép những thuốc không kê đơn mới được kinh doanh theo hình thức thương mại điện tử chứ không phải tất cả các loại thuốc đều được kinh doanh thương mại điện tử để đảm bảo chất lượng.
Làm sao hậu kiểm được quảng cáo thuốc 'lố hơn tác dụng thật'
Bạn muốn hẹn hò tập 377: Lời thú nhận của cô nàng Bình Định khiến khán giả phấn khích
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Real Madrid, 2h00 ngày 9/4: Khó lường
Mới đây, khi những tập phim 'Về nhà đi con' phát sóng tới các cảnh phim Thư vò võ ngồi nhà trông con mới sinh khi Vũ đi ngoại tình, Thu Quỳnh đã chụp lại màn hình và đưa lên trang cá nhân với lời chia sẻ: Chẳng biết nói gì về cảnh này Chỉ biết là tôi hèn đến nỗi mấy hôm nay không dám xem phim. Thế là đời giống phim hay phim giống đời?". Cô cũng thừa nhận không dám xem phim vì 'sợ lũ ùa về".
![]() |
Thu Quỳnh thừa nhận hoàn cảnh của Anh Thư mang nhiều bóng dáng của cô trong quá khứ. |
Hoàn cảnh của nhân vật Thư được cho là giống với những gì Thu Quỳnh từng trải qua khi mới sinh con trai đầu lòng vài năm trước. Điều này càng khẳng định nhận định trên là đúng khi cuối cùng Thu Quỳnh cũng thừa nhận: "Tôi đã hèn đến mức không dám xem những tập phim đấy. Sóng gió đã trôi qua lâu rồi nhưng khi tôi đứng ở ngoài nhìn vào, tôi thấy một thước phim rất sinh động như nói về chính mình vậy. Cảm xúc của tôi khó tả lắm. Nhìn Thư của những tập phim vừa qua, tôi nghĩ: Ô, thì ra mình đã từng đau khổ như này, mình đã mạnh mẽ vượt qua như thế ư? Thế rồi tôi tự cảm thấy bản thân thật phi thường khi vượt qua tất cả khoảng thời gian đó".
Thu Quỳnh thừa nhận không dám xem các tập phim Thư đau đớn vì Vũ ngoại tình. |
Nữ diễn viên thừa nhận trước khi sóng gió xảy đến, cô có một phần nhẫn nhịn giống nhân vật Thu Huệ mà mình đảm nhiệm trên phim. Tuy nhiên, Thu Quỳnh chia sẻ với VietNamNet: "Vai Anh Thư rất hay nhưng để chọn giữa hai vai, tôi vẫn chọn Huệ. Ba cô con gái của ông Sơn đều có 1 phần của tôi. Nếu được chọn thì tôi thích được thể hiện vai Ánh Dương. Nhưng đương nhiên tôi không có cơ hội rồi vì tôi quá già".
![]() |
Thu Quỳnh nói cô muốn thể hiện vai Ánh Dương của Bảo Hân nhất. |
Vào vai một phụ nữ hiền lành, đảm đang, ban đầu có phần nhu nhược và trải qua sóng gió hôn nhân trong 'Về nhà đi con', Thu Quỳnh đã có cuộc lột xác ngoạn mục trên màn ảnh, càng về sau càng chinh phục khán giả. Những tưởng Thu Huệ không thể vượt qua cái bóng quá lớn của My 'sói' mà Thu Quỳnh đã gây dựng trong 'Quỳnh búp bê' 1 năm trước nhưng ở thời điểm này cô đã hoàn toàn để lại dấu ấn trên màn ảnh với một Thu Huệ quá xuất sắc.
![]() |
Sau vai Huệ, Thu Quỳnh lại đổi kiểu tóc cá tính. |
'Về nhà đi con' còn 11 tập nữa là kết thúc phát sóng. Khán giả đang chờ đợi 1 cái kết đẹp dành cho Huệ sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với Khải. Theo tiết lộ của Tuấn Tú thì Quốc và Huệ sẽ có cái kết viên mãn.
Mỹ Anh
Diễn viên Quỳnh Nga, người thủ vai Nhã chia sẻ càng về cuối, tình tiết ngày càng rắc rối và căng thẳng.
" alt="Thu Quỳnh lần đầu tiết lộ điều không ngờ sau vai diễn 'Về nhà đi con'"/>Thu Quỳnh lần đầu tiết lộ điều không ngờ sau vai diễn 'Về nhà đi con'
Có một chi tiết thú vị là trong ngày cúng Tổ diễn ra ở đền thờ Tổ của Hoài Linh, thân mẫu của anh đã cầm mic góp vui văn nghệ hai bài liền trước đông đảo bà con, nghệ sĩ và truyền thông. Trước khi hát, bà tự hào cho biết Hoài Linh có rất nhiều mẹ, nhưng bà mới chính là mẹ ruột - người đã sinh ra NSƯT Hoài Linh mà ai cũng yêu mến. Lời tuyên bố khiến mọi người cười ồ lên nhưng đong đầy trong đó là niềm vui, lòng tự hào và tình yêu thương của bà dành cho Hoài Linh.
Dù bận rộn tiếp đón quan khách vào trong đền cúng bái, bà vẫn dành cho VietNamNet thời gian để trò chuyện về đứa con trai “đặc biệt” cũng như giấc mơ xây đền thờ Tổ trong suốt 16 năm qua của anh.
Chấp nhận đức tin của con
- Theo cháu biết thì gia đình cô theo Công giáo, riêng Hoài Linh lại theo đạo Mẫu. Cô và con trai đã điều hòa sự khác biệt này như thế nào?
Tôi xác nhận gia đình tôi là Công giáo dòng, theo từ thời bà tổ của Hoài Linh chứ không phải mới thời của tôi. Sau đó thì Hoài Linh làm nghệ sĩ và theo đạo khác nhưng tôi không phản đối. Mỗi con người có một niềm tin, nếu Hoài Linh xác thực đó là một niềm tin thì tôi sẵn sàng cho con theo. Gia đình không phản đối, cấm cản nhưng cũng không ủng hộ; chỉ để yên cho Hoài Linh làm. Nếu Hoài Linh thấy đó là chính đáng cho đời con thì cứ thực hiện
![]() |
Mẹ ruột Hoài Linh dù đã cao tuổi nhưng vẫn minh mẫn, khỏe mạnh. Ảnh: Tình Lê |
- Và cả đến lúc anh ấy nói rằng mình muốn xây đền thờ Tổ nghiệp?
Trước khi Hoài Linh xây dựng cũng xin phép bố mẹ, chứ không phải tự làm đâu. Cũng hỏi xem bố mẹ có đồng ý cho làm không. Gia đình không ai phản đối, bố mẹ cũng không phản đối, nên con cứ làm. Qua 16 năm mơ ước xây nên một nhà Tổ nghiệp. Tôi có nói với con là mẹ thì nghèo, không có vật chất gì hết nhưng mẹ ủng hộ con về tinh thần, con cứ làm theo mong muốn của con.
Dòng giống gia đình tôi không có ai là nghệ sĩ, và chỉ mới bắt đầu từ Hoài Linh làm nghệ sĩ thôi. Sau đến em nó là Dương Triệu Vũ, Phương Trang, Phương Trâm, Phương Trinh mới bắt đầu thế hệ của tụi nó. Còn tôi biết hát biết đàn nhưng không phải nghệ sĩ, cho nên tôi rất là đồng ý cho Hoài Linh làm. Ví dụ nó xây thì thỉnh thoảng tôi chạy xuống cho tiền mấy người thợ để họ vui vẻ mà làm.
- Vậy hiện tại khi nhà thờ Tổ đã khánh thành rồi. Cô có cảm nghĩ gì?
Về cảm nghĩ thì không phải tới ngày hôm nay tôi mới vui. Mà khi Hoài Linh gợi ý là con sẽ xây đền thì chúng tôi đã luôn luôn đồng ý và hỗ trợ con. Cho đến ngày hôm nay hoàn thành như vậy là quá tưởng tượng của tôi. Bao nhiêu thăng trầm mới có ngày hôm nay. Khi xây dựng Hoài Linh đã làm sai, vì cái này phải xin phép nhưng con cứ nghĩ là mình cứ làm. Nhưng mà sau này tôi nói con là mình làm sai, mình phải xin phép. Đất thổ cư thì mình được xây dựng, còn đất mà họ canh tác thì con không được xây dựng. Nếu muốn xây dựng mình phải xin phép, đó là nguyên tắc và luật của Nhà nước.
Nên tôi rất mừng khi thấy ngày hôm nay. Hôm qua con có phát biểu một câu mà tôi rất là vừa ý. Rằng Hoài Linh xây được cái đền thờ này không phải do Hoài Linh giàu mà xây nên; mà khán giả đã cho tiền để Hoài Linh xây. Đó là phát biểu làm tôi rất ấm lòng. Bởi đúng là bố mẹ đâu có cho tiền, anh em cũng không có tiền. Chính khán giả mua vé đi xem Hoài Linh diễn, ái mộ Hoài Linh thì nó mới có tiền làm.
Đáng lý ra tôi không có tiền, nếu ích kỉ tôi đã kêu con làm cho mẹ cái biệt thự, cái khách sạn để cho mẹ hưởng. Ai cũng nghĩ tôi sẽ cần những thứ này, mà ai lại không cần? Nhưng mà tôi cũng không đòi hỏi gì hết, vì thấy con mình làm chuyện chính đáng. Bởi theo niềm tin của con, nó nghĩ trong đời nghệ sĩ chỉ có tổ nghiệp ủng hộ cho nó. Tại sao có biết bao nghệ sĩ mà khán giả thương Hoài Linh nhiều hơn? Thì Hoài Linh tin tưởng vào tổ nghiệp thì mới làm cái này.
Thuở cơ hàn: làm trăm nghề, ở chuồng heo
- Cô và gia đình đã vượt qua bao nhiêu thăng trầm để có được như hôm nay?
Quãng đời của tôi rất khổ, khi mà dượng (cha của nghệ sĩ Hoài Linh – PV) đi cải tạo. Ngày xưa ổng đi cải tạo vì từng là một sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng hoà, đi hết 6, 7 năm. Tôi ở nhà một mình nuôi 5 đứa con với hai mẹ già, là mẹ ổng và mẹ tôi. Không có nhà ở. Tại hồi xưa ở Cam Ranh, tới năm 1975 mới chạy vô ở Dầu Giây. Tôi cơ cực đến nỗi phải ở chuồng heo mà người ta mới xây xong (nhưng chưa nuôi heo), tôi bèn lợp lên để ở.
Trong khoảng thời gian đó tôi tham gia công tác ở địa phương. Nhà nước họ cũng không phân biệt tôi là vợ sĩ quan gì. Họ rất cần tôi vì tôi xông xáo, lăn xả vào công tác địa phương, công tác xã hội. Tôi làm hội phó Hội phụ huynh học sinh, hội phó Hội phụ nữ. Mà tôi rất nhiệt tình, nếu bạn muốn biết có thể đến địa phương đó để hỏi về tôi.
Họ rất thương mến tôi, còn cho tôi xách cái xe Honda ra đi làm. Tôi có nghề hộ sinh, y tá. Thời bao cấp đó nếu mà họ không thương thì ai cho tôi đi chích thuốc, đỡ đẻ. Tôi phải đi khắp trong hang đầm ngõ hẻm ở trong kinh tế mới để đỡ đẻ cho người ta. Lúc ấy Hoài Linh 6 tuổi, đứa lớn nhất cũng vừa 9 tuổi. Phương Trang thì chỉ mới 6 tháng. Dương Triệu Vũ đến lúc bố nó đi cải tạo về, đến năm 1984 tôi mới sanh. Đó là quãng đời cơ cực của tôi mà không ai thấy.
Tôi buồn, tôi khổ nhưng con tôi cũng không thấy. Vì lúc nào tôi cũng hát. Đi buôn, đi bán, làm ruộng hay ở nhà chăm con gì tôi cũng hát, không để cho chồng con biết. Trong xã cần hợp đồng đánh máy là tôi vô đánh máy. Cần chích thuốc, đỡ đẻ, đi cấy đi cày gì tôi làm hết, đủ mọi trên đời. Đi buôn thì phải bốc lên, bốc xuống, có bữa đi về còn có chiếc dép. Chồng tôi có một trăm cái cực tôi ôm của ổng hết. Vậy mà lúc nào về tôi cũng vui cười.
![]() |
Bố mẹ nghệ sĩ Hoài Linh 50 năm chưa một lần gây gổ. Ảnh: Tình Lê |
Tôi vẫn làm ăn bình thường. Cho đến khi ổng đi cải tạo về thì tôi đã có nhà, có ruộng. Con cái tôi cho vô trường hết, đứa nào vô lớp đó. Cấp nào tôi cũng làm hội phó Hội phụ huynh, đến cấp 3 luôn. Ai cũng thương mến, tin tưởng tôi. Các con tôi bị người ta gọi là con không cha. Tôi mới nới với con là sống phải lễ phép, đường hoàng và lo học. Các con có cha nhưng cha đi tù chứ không phải không có. Cha con đi tù không phải vì ăn cướp ăn trộm gì hết. Các con tôi lớn lên học rất giỏi, hiếu thảo và dễ dạy. Lễ phép với mọi người, biết vâng lời bố mẹ. Chúng nó rất yêu thương nhau.
Tôi với bố chúng nó 50 năm rồi chưa một lần gây lộn, chưa từng nói hỗn, giận hờn nhau. Vì tôi nghĩ đó là nền tảng gia đình, cũng là gương tốt cho con. Nền tảng gia đình rất quan trọng. Những chuyện như đánh lộn, giành của giành tiền, kể cả hồi nhỏ giành đồ chơi thì con tôi cũng không có. Chúng nó rất yêu thương, nhường nhịn nhau. Hoài Linh có tiền là lo cho bố mẹ, giúp các anh em nuôi con cái.
Quỳ khóc khi thấy tâm nguyện của con đã thành
- Vậy đến bây giờ đã ‘khổ tận cam lai’ chưa, thưa cô?
Rồi bạn ạ! Từ khi tôi qua định cư ở Mỹ, tôi làm thêm 12 năm nữa rồi mới về hưu ấy chứ. Tôi xác nhận với bạn là qua Mỹ vợ chồng tôi đi rửa chén thuê. Sau thấy họ thấy làm tốt nên cho chúng tôi làm leader.
- Liệu còn điểm gì cô chưa hài lòng về Hoài Linh không?
Không, tôi rất hài lòng về Hoài Linh. Cả 6 đứa con tôi đều hài lòng. Nhất là Hoài Linh bởi vì nó sống cho xã hội, cho nhân quần, sống cho gia đình, cho các em. Tất cả mọi thứ nó đều hi sinh cho gia đình. Em nó bao giờ cũng kính trọng người anh này. Mà tôi cũng vậy, có một đứa con đầu đàn (Hoài Linh là trưởng nam – PV) gương mẫu như vậy. Không chỉ em nó mà tất cả các em bà con chú bác xa đều thương Hoài Linh vì tấm lòng của nó.
Bạn có nghe câu chuyện lúc Hoài Linh đi diễn ở Đà Nẵng vừa rồi không? Lúc nó ở trên sân khấu, một bà mẹ có hai người con bị chất độc da cam gửi cho nó một lá thư. Tôi mở mạng đọc thấy như vậy, thường người ta nghĩ tôi sẽ giận khi thấy con mình ôm một người lở lói hay bị tật, nhưng không, tôi rất vui mừng. Bởi vì tôi trước giờ vẫn làm như vậy và bây giờ con tôi cũng làm được điều đó, khiến tôi rất thích. Và tôi khóc…
![]() |
Mê đàn hát là những gì mẹ Hoài Linh bị ảnh hưởng từ con cái. Ở tuổi gần đất xa trời nhưng bà vẫn có làn hơi đầy, khỏe khó tin. Ảnh: Tình Lê |
- Lúc gặp khó khăn trong quá trình xây đền, gia đình cô và Hoài Linh đã trải qua như thế nào?
Bữa rồi ngày đầu tiên làm lễ khánh thành, tôi quỳ lạy mà bật khóc sung sướng cho con mình. Có những lúc tôi còn sợ bị phá nữa. Bạn biết không, làm được bao nhiêu tháng thì bị cấm. Thiên hạ người ta nói này nói nọ làm Hoài Linh nó ốm đau ghê lắm. Nó không tỏ ra suy sụp nhưng tôi cảm nhận rằng nó có suy sụp. Tôi có hỏi con có buồn không. Nó nói kệ, mọi sự đều do Thượng đế, tổ nghiệp cho mới có như vậy.
Nhưng cũng có những may mắn xảy ra. Qua cơn suy sụp đó thì tự nhiên nó thấy chính quyền địa phương giúp đỡ, rồi người ta lo cho nó giấy tờ… đến khi cho xây dựng lại. Gần hai tháng sau nó đi diễn xong về thì phải mổ cổ, phải bắn tia laser để cắt amidan. Cắt xong rồi nó bảo mẹ ơi con nghỉ hai tuần. Thì đúng hai tuần đó nó xuống đây (đền thờ Tổ) để làm. Bạn bè nó cũng xuống đây phụ giúp.
Tôi kết luận với bạn, Hoài Linh có được ngày hôm nay là nhờ tình yêu thương. Mọi người ai cũng thương nó hết. Gia đình, xã hội, anh em trong nghệ thuật, những người cùng cảnh ngộ … ai cũng thương Hoài Linh, để công việc Hoài Linh thành công như ngày hôm nay. Tôi thành thực cảm ơn mọi người.
Gia Bảo - Lục Hoàng
" alt="Nhà thờ Tổ Hoài Linh, Mẹ Hoài Linh nói gì về nhà thờ trăm tỉ của con trai?"/>Nhà thờ Tổ Hoài Linh, Mẹ Hoài Linh nói gì về nhà thờ trăm tỉ của con trai?
![]() |
Chí Trung trong chương trình Táo quân |
Nhà hát Tuổi trẻ vừa hoàn thành và cho ra mắt vở diễn "Lời nói dối cuối cùng", kịch bản của cố nhà văn Lưu Quang Vũ và công bố dự án "Chắp cánh niềm tin - kết nối tương lai" - mang vở diễn tới tất cả các tỉnh thành trên cả nước với kinh phí lên tới 4 tỷ đồng. Nhân dịp này NSƯT Chí Trung đã có những chia sẻ rất thật xung quanh chuyện làm nghề và quá trình dựng vở.
"Lời nói dối cuối cùng" vở kịch do đạo NSND Phạm Thị Thành dàn dựng cho lớp diễn viên tài năng của Nhà hát Tuổi trẻ ngày ấy như Lê Khanh, Lan Hương, Chí Trung, Đức Hải... được công diễn vào tháng 12/1985 và được khán giả đón nhận mạnh mẽ.
![]() |
Cảnh trong 'Lời nói dối cuối cùng'. |
Hỏi NSƯT Chí Trung lý do tại sao hay chọn kịch bản của Lưu Quang Vũ để dựng, có phải bởi cái tên Lưu Quang Vũ đã là vé đảm bảo để vở diễn được chú ý ngay từ đầu?
Anh chia sẻ: "Khi đọc kịch bản, dù đã hơn 30 năm nhưng vở diễn với những thông điệp vẫn đúng, đủ bởi bản thân trong vở diễn đã hội đủ tính thông điệp, dự báo. Đặc biệt vở diễn kết cấu chặt chẽ, nhân vật xuất hiện có số phận, có sự tươi sáng, cái kết mang lại hạnh phúc đủ đầy cho người xem và người diễn. Ngày xưa khán giả cái gì cũng xem, miễn là của Lưu Quang Vũ và của Nhà hát Tuổi trẻ. Nhưng bây giờ khán giả khó tính hơn nhiều. Họ có nhiều lựa chọn, kể cả ngồi nhà không mặc gì họ cũng xem được cả thế giới. Nên tôi rất hiểu khán giả trẻ của tôi hiện nay, họ không chỉ muốn xem hay, hấp dẫn, có thông điệp, đôi chút lãng mạn và đặc biệt là họ muốn chúng tôi 'chửi', 'chửi' ai không biết nhưng cứ phải 'chửi', kiểu phê phán một cái gì đó thật mạnh mẽ, mặc dù báo chí đã làm.
Kịch bản văn học rất hay, từng lời văn có thơ mà từng lời thơ hàm ý văn học, giàu tính biểu tượng. Nói thế thôi, hay thì rất hay nhưng khi bắt tay vào làm lại khó vô cùng. Vì là vở cổ, với câu chuyện cổ xoay quanh nhân vật Cuội, Bờm, Lụa. Mà những câu chuyện cổ bây giờ đâu tiếp cận được với khán giả, nhất là khán giả trẻ. Chưa kể áp lực với tôi là phải giữ nguyên được nguyên tác. Thực ra là tôi tự gây áp lực cho mình. Tôi luôn muốn giữ hết mức nguyên tác của tác phẩm chứ không như nhiều đạo diễn khác là xé toang tác phẩm ra, chỉ lấy cái tên. Nên vấn đề đưa những thứ hấp dẫn khác, có điểm nhấn vào tác phẩm khiến tôi đau đầu. Lần này tôi đã nhớ tới nhạc sĩ Quốc Trung phụ trách âm nhạc dân gian cho tôi, anh đã đưa hip hop, rap vào", NSƯT Chí Trung chia sẻ.
Vẫn là Chí Trung với lối dàn dựng tác phẩm như một 'nồi lẩu thập cẩm' nhưng các vị đưa vào đều hài hòa? - PV hỏi. Đạo diễn Chí Trung cho biết: "Tôi luôn luôn lắng nghe xem khán giả của mình thích gì, tôi làm chiều theo khán giả. Hôm sơ duyệt, khán giả 600 người không ai bỏ về, duy chỉ có một cặp vợ chồng trẻ, tôi chạy ra hỏi ngay, lý do họ về là con họ khóc quá. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Những bài đồng dao kiểu Bờm, Cuội nhạc sĩ Quốc Trung đã biến thành đọc hip hop. Nếu cứ để khán giả xem một vở cổ mà không đưa hơi thở thời đại vào thì làm sao giữ chân được họ lâu. Phần âm nhạc cũng được đầu tư nhiều nhất với tác phẩm sân khấu, bình thường chỉ 30 triệu đồng nhưng tôi đầu tư lên tới 50 triệu đồng".
"Lời nói dối cuối cùng" sẽ ra mắt ngày 17/9 tại Nhà hát Tuổi trẻ.
T.Lê
" alt="Lời nói dối cuối cùng"/>