Ngày 31/8,ữgiáoviênbịđiềuchuyểnbímậtởHảiPhòngHiệutrưởngnóichỉlàlỗiquytrìxếp hạng bóng đá anh cô giáo Lê Thị Thùy Dung, giáo viên Trường Mầm non Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng bất ngờ được UBND quận Đồ Sơn ra quyết định điều chuyển công tác về Trường Mầm non Bàng La, ngay đầu năm học mới.
Nhận được quyết định, cô Dung cho rằng công tác luân chuyển nhân sự nhưng “vắng mặt” mình và không đúng quy trình nên đã gửi đơn khiếu kiện.
Nhận được đơn, xem xét toàn quá trình sự việc, UBND dân quận Đồ Sơn thấy quyết định điều chuyển cô giáo Dung là sai quy định. Ngày 10/9, UBND quận ra quyết định số 1351 để thu hồi quyết định điều chuyển cô Dung số 1254, ký ngày 30/8.
Trả lời PV VietNamNet, bà Phạm Thị Nhung, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngọc Xuyên cho biết: Việc điều chuyển cô Dung xuất phát từ nhu cầu lao động thực tế của đơn vị và địa phương.
Năm học này, nhà trường thừa 1 giáo viên, nhưng ở các trường khác như Bàng La, và một số đơn vị khác lại đang thiếu.
Qua rà soát, quận đã yêu cầu nhà trường làm công tác tư tưởng chuyển 1 giáo viên thừa đi sang trường thiếu. Theo bà Nhung, trường Bàng La khá gần nhà của cô Dung.
“Ban giám hiệu Trường mầm non Ngọc Xuyên cũng đã mời họp vận động nhiều lần nhưng cô Dung không đồng ý. Thấy không ai phù hợp hơn nên nhà trường đã tham mưu cho quận ra văn bản điều chuyển cô Dung về gần nhà công tác. Việc này đáng lẽ chúng tôi phải ra thông báo về việc điều chuyển gửi cô Dung trước, quận ra quyết định sau. Đây là sơ suất trong quy trình, hoàn toàn không có yếu tố trù dập hay mất dân chủ. Cô Dung có đơn kiện nên địa phương đã thu hồi quyết định, để làm lại công tác tổ chức”, bà Nhung khẳng định.
Liên quan đến việc này, chính quyền quận Đồ Sơn cũng yêu cầu các cơ quan liên quan và Ban giám hiệu Trường Mầm non Ngọc Xuyên kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân trong việc tham mưu quyết định điều động đối với giáo viên chưa đảm bảo quy định.
Hiện, cô Dung vẫn tiếp tục làm việc tại Trường Mầm non Ngọc Xuyên.
Nguyễn Thu Hằng
Yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam giải trình việc luân chuyển giáo viên
Việc Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý, giáo viên, nhân viên của các trường THPT thuộc Sở trong 3 năm qua đã có những ý kiến trái chiều.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GD ĐH. Ảnh: Lê Văn.
Tuy nhiên, đề thi năm nay có tính phân loại cao nên bên cạnh các mức điểm thấp, điểm trung bình thì có nhiều thí sinh đạt điểm cao hơn các năm trước. Các trường có điểm trúng tuyển cao hơn các năm trước là trường “top trên” tuyển các thí sinh này.
Nguyên nhân cơ bản là do phương thức xét tuyển ĐH năm nay đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được lựa chọn ngành học mà các em yêu thích chứ không phải lựa chọn một vài trường để có thể đỗ ĐH.
Cụ thể, qui chế tuyển sinh qui định thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng ưu tiên cao nhất thì việc các thí sinh đổ dồn vào cách ngành có tính cạnh tranh cao nhất là điều có thể dự đoán được.
Bên cạnh đó, các trường khối công an, quân đội thu hút nhiều thí sinh điểm cao trong các năm trước (cả trình độ ĐH và CĐ) thì năm nay giảm rất nhiều chỉ tiêu nên điểm trúng tuyển của hầu hết các trường thuộc khối này đều tăng cao hơn năm trước. Do đó, các thí sinh điểm cao các năm trước vào các trường này thì nay lại dồn vào một số trường “top đầu” khác.
Ngoài ra, khá nhiều trường/ngành có phân biệt điểm môn chính nhân hệ số, xét tuyển theo thang điểm 40 nên nhìn vào hình thức, tạo ra cảm giác điểm trúng tuyển rất cao nhưng đó không phải là điểm thực của tổ hợp ba môn thi do có một môn được tính điểm hai lần trong điểm tổ hợp xét tuyển…
Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng của kỳ thi là nghiêm túc, công bằng, khách quan, minh bạch, phản ánh đúng chất lượng, đúng tương quan học tập của các em và có tính phân loại cao để xét tuyển sinh CĐ, ĐH. Kỳ thi năm nay đã đạt được các yêu cầu trên.
Bộ GDĐT đã công bố phổ điểm ngay sau khi chấm xong để các thí sinh biết được tương quan điểm của mình với những người cùng thi… nên thí sinh có đầy đủ thông tin để thực hiện đăng ký xét tuyển.
- Nhiều thí sinh cũng phản ánh, quy định cộng điểm ưu tiên (đối tượng, khu vực) đang gây ra sự "bất công" cho thí sinh khi nhiều thí sinh có điểm thi thực cao hơn nhưng do không có điểm ưu tiên đã trượt vào trường mình yêu thích. Có thi sinh thi được 29,25 nhưng vẫn không đỗ vào ĐH Y Hà Nội. Xin bà cho biết quan điểm về vấn đề này?
- Quan niệm về bất công hay công bằng cần được đánh giá tổng thể. Công bằng phải xét trên điều kiện thực hiện quy định và hướng tới kết quả bình đẳng thực chất.
Nếu áp dụng nguyên tắc xét tuyển như nhau cho các thí sinh có điều kiện khác nhau thì đó không phải là biểu hiện của sự công bằng. Nếu áp dụng quy định như nhau dẫn đến kết quả chênh lệch trong quá trình thực hiện cũng không phải là biểu hiện của sự công bằng.
Nhiều thí sinh cho rằng, việc cộng điểm ưu tiên và quy định làm tròn điểm tới 0,25 đang tạo ra bất công trong xét tuyển.
Khi còn có sự chênh lệch về điều kiện học tập giữa các thành phố, vùng nông thôn và đặc biệt là miền núi… và giữa các đối tượng thì chính sách ưu tiên còn cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội, xét trên diện rộng.
Chỉ khi nào có trải nghiệm cuộc sống ở những vùng khó khăn thì chúng ta mới cảm nhận được sự cần thiết của chính sách này.
Tất nhiên, chính sách ưu tiên cũng không phải là bất di bất dịch, cũng cần thay đổi theo thời gian, khi các điều kiện chênh lệch đã được thay đổi.
- Nhiều thí sinh phản ánh, quy định làm tròn điểm xét tuyển đến 0,25 của Bộ GD-ĐT năm nay khiến nhiều thí sinh thiệt thòi. Nhiều thí sinh có tổng điểm thực cao hơn nhưng có thể bị trượt do tiêu chí phụ thấp hơn thí sinh có tổng điểm thấp hơn mình. Bà giải thích thế nào về việc này?
- Việc làm tròn điểm đến 0,25 đã được quy định và áp dụng trong nhiều năm nay không có ý kiến gì khác từ thí sinh hoặc các trường.
Ý kiến cho rằng việc làm tròn điểm không đảm bảo công bằng là phản ánh thói quen tuyển sinh chỉ căn cứ vào điểm của một kỳ thi.
Thực tế, bên cạnh đó cũng tồn tại ý kiến cho rằng không thể khẳng định thí sinh đạt 27,6 thì tất nhiên giỏi hơn thí sinh đạt 27,4 trong học tập và trong các lĩnh vực của nghề nghiệp và cuốc sống... Hai thí sinh này chỉ hơn nhau ở một câu trắc nghiệm và đều được làm tròn thành 27,5. Nếu trường lấy tất cả các thí sinh từ 27,5 hoặc thấp hơn thì việc làm tròn điểm không ảnh hưởng gì.
Theo quy chế tuyển sinh, trong những trường hợp bằng điểm ở cuối danh sách, trường có quyền căn cứ vào kinh nghiệm tuyển sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để lựa chọn cho phù hợp.
Quy định để các trường có quyền chọn các tiêu chí phụ phù hợp vì lý do: Điểm thi là căn cứ xét tuyển nhưng với mức điểm thi gần như tương đương nhau thì còn có thể căn cứ vào nhiều yếu tố khác (điểm quá trình học, lĩnh vực năng lực sở trường, nguyện vọng; tư duy lập luận, phản biện; khả năng phản ứng…) thì mới đảm bảo công bằng trong đánh giá năng lực theo yêu cầu của ngành đào tạo. (Nếu ai đã từng hoặc gia đình nào có con em đi du học Mỹ, Anh... thì thấy rất rõ điểm thi chỉ là một trong nhiều tiêu chí để tuyển sinh)
- Có ý kiến cho rằng, cách thức thi cử, xét tuyển thay đổi là nguyên nhân chính khiến mức điểm chuẩn cao kỷ lục như năm nay chứ không phải do năng lực học sinh tăng vượt bậc sau 1 năm. Xin bà cho biết, đã có những kinh nghiệm gì được rút ra cho những kỳ tuyển sinh các năm tới sau kỳ tuyển sinh năm nay?
- Theo đánh giá ban đầu, kỳ thi, tuyển sinh năm 2017 đã được tổ chức khá nhanh gọn, thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả thể hiện tính khoa học, hợp lý, đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả thí sinh và các trường; thực hiện được mục tiêu đổi mới công tác thi tuyển sinh theo tinh thần của Nghi quyết 29; được xã hội, thí sinh và các trường đánh giá tốt.
Tuy nhiên, cũng thấy đã có thể thấy được đây là năm đầu tiên áp dụng công nghệ thông tin triệt để hơn, đòi hỏi sự chính xác cao của cơ sở dữ liệu và sự đồng bộ của người dùng nên có một số cơ sở ban đầu còn lúng túng… Sau kỳ tuyển sinh sẽ có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tổng thể để tiếp tục duy trì, hoàn thiện quy chế, quy trình… áp dụng hiệu quả hơn cho những năm tiếp theo.
Lê Văn(thực hiện)
" alt="Điểm chuẩn cao kỷ lục, Bộ Giáo dục nói gì?"/>
Trước đây, việc Facebook ép người dùng sử dụng Messenger riêng đã bị chỉ trích rất nhiều. Ảnh:ThePixel.
Người dùng Facebook khi bị ép sử dụng ứng dụng Messenger riêng, có hơi bất tiện hơn một chút so với dùng tính năng chat tích hợp trong ứng dụng Facebook trên điện thoại, nhưng cũng đành phải cam chịu vì dẫu sao danh sách bạn bè của Facebook có thể đồng bộ sang Messenger một cách thuận tiện vì thế không bị rơi rớt, mất mát các mối liên hệ.
Còn hơn là nếu không chấp nhận mà chuyển sang các ứng dụng OTT khác, người dùng lại phải xác lập lại danh sách bạn bè (friendlists) từ đầu, hoặc đã có sẵn rồi thì cũng không thể phong phú bằng danh sách bạn bè từ Facebook. Đây chính là lợi thế hàng đầu để Facebook có thể tự tin ép người dùng bằng bất cứ giá nào.
Đó cũng là lợi thế lớn nhất để Facebook mỗi lần tung chiêu dám tự tin tung toàn đòn hiểm. Moments cũng có “thân phận” gần như Messenger, nghe đâu ra đời từ năm 2012 nhưng ít người sử dụng. Nhưng với thông báo được gửi đi từ Facebook, từ nay đến đầu tháng 7/2016 nếu Facebooker nào không chịu tải ứng dụng ảnh Moments về smartphone nhằm tự động đồng bộ ảnh từ Facebook sang (chỉ đối với ảnh chưa hoặc không post lên Facebook) thì sẽ bị tự động xóa sau thời điểm trên. Nhận được tin này Facebooker nào chả lo, thôi đành ngoan ngoãn vâng lời anh Mark (Zuckerberg) mà tải Moments xuống sử dụng vậy.
Ép dùng ứng dụng, ra tiền…
Hiện nay, ứng dụng di động đang rơi vào thời kì bão hòa. Màn hình smartphone đã dần trở nên quá chật chội với không biết bao nhiêu ứng dụng được mời gọi cài đặt và sử dụng mỗi ngày. Chính vì thế theo đó, chi phí marketing để lấy người dùng cũng ngày càng cao nhưng hiệu quả lại không còn được như trước đây.
Giả thiết rằng, mức chi phí để có được 1 người dùng là 1 USD, thì tương ứng muốn có được 500 triệu người dùng nhà vận hành ứng dụng sẽ phải tốn một khoản tiền lên đến 500 triệu USD. Trên thực tế, mức 1 USD/người dùng đang được xem là mức chi phí đấy chứ ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, chi phí để lấy được 1 người dùng cao gấp 5-10 lần mức 1 USD, như vậy tổng số tiền phải bỏ ra để có được 500 triệu người dùng sẽ lên đến hàng tỷ USD.
Mới thấy rằng, vì sao các “ông lớn” nắm trong tay nhiều lợi thế lớn như Facebook phải ép người dùng cho bằng được.
Đơn cử năm 2015-2016, mạng xã hội này ép người dùng sử dụng ứng dụng chat Messenger trên điện thoại mà dường như chẳng phải tốn chi phí gì mấy, song lượng người dùng vẫn tăng lên nhanh chóng, Facebook nhờ đó cũng đã tiết kiệm được núi tiền. Bên cạnh đó, Facebook còn có được một cộng đồng lớn sử dụng Messenger tạo ra nguồn thu hứa hẹn trong tương lai.
Facebook áp dụng mô hình trước đây của Messenger cho Moments. Ảnh: OpenDesigns.
Cũng theo cách này, người dùng Moments có thể nhanh chóng tăng lên mà Facebook cũng chẳng phải tốn kém gì để “mua”, lại tiết kiệm được núi tiền. Nhưng đâu đã hết. Đó mới chỉ là núi tiền tiết kiệm được chứ một khi cộng đồng người dùng Moments với con số hàng trăm triệu hoặc cả tỷ users trong tương lai tương tự như trường hợp Messenger, thì việc khai thác nguồn thu từ trên môi trường ứng dụng này sẽ mang đến núi tiền.
Như một định nghĩa trong xã hội thời nay đúng ở tất cả các lĩnh vực: "Thế" sinh ra "quyền", "quyền" mang tới "tiền".
Nhớ lại nhiều năm trước, Yahoo!Blog 360 mới chỉ rộ mạnh lên ở Việt Nam mà đã vội vàng ra chiêu ép uổng người dùng chuyển đổi nền tảng sang Yahoo!360 Plus khiến không ít người chẳng còn cảm tình, thậm chí uất ức. Tiếp sau đó là một cuộc “đại di dời” của hàng triệu cư dân mạng từ mạng xã hội Yahoo!360 sang các mạng xã hội khác khiến cho sản phẩm Yahoo!360 Plus hay bị trục trặc sau đó bị xa lánh và đi đến thất bại thảm hại.
Mark nhìn xa trông rộng hơn nhiều. CEO này chờ cho đến khi cả thế giới “sóng xoài” trong lòng Facebook thì mới tung chiêu, và như đã nói toàn chiêu hiểm, cho nên người dùng có muốn giãy ra cũng chả được. Có như thế mỗi giây trôi qua Mark mới thu vào vài chục nghìn USD trong khi Yahoo! thì đang dần phải tự “chặt tay, chặt chân” để chống lỗ.
Mới luận ra trên thế gian này, không biết ép người dùng chưa hẳn đã là đại gia. Biết ép người dùng thôi chưa đủ, mà phải biết những chiêu ép hiểm mới là đại gia tầm cỡ.