Những “gã khổng lồ” sản xuất chip như Samsung Electronics, Infineon Technologies, SK Hynix và TSMC cho biết, hoạt động ở thời điểm hiện tại chưa bị tác động đáng kể. Các nhà sản xuất tấm silicon như Shin-Etsu Chemical, Sumco và GlobalWafers chịu ảnh hưởng trực tiếp hơn.
Theo hãng nghiên cứu SemiAnalysis, một số công ty trữ hàng tồn kho lớn. Tuy nhiên, nếu tình hình tại ở Spruce Pine kéo dài, họ có thể tìm cách đa dạng hóa nguồn cung thạch anh, giúp các đối thủ của Sibelco và Quartz hưởng lợi.
Tương tự những khu vực xung quanh, Spruce Pine phải vật lộn với thiệt hại từ hạ tầng bị phá hủy như lũ lụt, mất điện, đường sá bị chia cắt, gián đoạn liên lạc. SCR-Sibelco và Quartz đang cố gắng liên lạc với tất cả nhân viên địa phương mà nhiều người trong đó phải sơ tán hoặc nhà cửa bị tàn phá.
Các chuyên gia chuỗi cung ứng cho biết, có thể mất vài tuần để các mỏ hoạt động lại, đồng nghĩa với khả năng khan hiếm chip và tăng giá trong bối cảnh các “gã khổng lồ” Silicon Valley đang đổ hàng tỷ USD vào chip AI.
Các nhà sản xuất chip lớn “thấm thía” sự nguy hiểm của nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng trong đại dịch Covid-19, khi tình trạng thiếu hụt lao động và đánh giá sai về nhu cầu khiến nguồn cung chip trở nên khan hiếm. Một số nhà cung cấp linh kiện đang cố gắng tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng vọt đối với vài loại chip, đặc biệt là chip AI.
Các lựa chọn thay thế thạch anh Spruce Pine?
Thạch anh Spruce Pine có thể thay thế bằng thạch anh tổng hợp hoặc tự nhiên của các nhà cung ứng Ấn Độ và Trung Quốc. Song, chúng không đáp ứng tiêu chuẩn tinh khiết quan trọng của nồi nấu kim loại, theo nhà phân tích Jenny Chase của BloombergNEF.
Điều này có thể làm giảm hiệu quả sản xuất wafer vì nồi nấu kim loại phải được thay thế thường xuyên hơn, dẫn đến chi phí cao hơn và tăng giá sản phẩm.
Hiện tại, thạch anh có độ tinh khiết cao chỉ là một thành phần nhỏ trong sản xuất chip. Vì vậy, việc chi phí sản xuất tăng chưa đủ lớn để làm “trật bánh” hoặc gián đoạn sản xuất trong ngắn hạn.
(Theo Bloomberg, CNN)
" alt=""/>Ngành công nghiệp chip toàn cầu rung chuyển vì siêu bão HeleneSinh ra trong gia đình ít niềm vui nên tính tôi trầm lặng, về nhà chồng càng ít nói hơn. Chỉ có khi ở riêng với chồng tôi mới cảm thấy thoải mái tự do, còn không, tôi luôn sợ va chạm với bố mẹ chồng, sợ họ đã không thích tôi sẽ càng thấy khó chịu.
Bố mẹ chồng đối với tôi cũng bình thường. Thật ra thì với việc kinh doanh và làm chủ một cửa hàng, họ khá bận, thời gian ở nhà không nhiều. Những lúc chúng tôi gặp nhau cũng thường chỉ vào buổi tối. Chồng tôi nói bố anh ấy nghiêm khắc, ít lời còn mẹ anh chỉ hay nói chuyện với người bà thấy hợp gu.
Thâm tâm tôi luôn nghĩ, vốn người ta đã không thích mình, không tỏ ra khó chịu hay soi mói mình đã là may mắn rồi, còn mong gì người ta thương yêu. Chỉ cần họ không quá khắc nghiệt hay tệ bạc với tôi, chỉ cần thế thôi là đủ.
Một dạo con gái tôi bị ốm nên tôi xin nghỉ phép mấy ngày ở nhà chăm con. Đêm nào con cũng quấy khóc nên tôi mất ngủ, sáng thường dậy rất muộn. Vào một buổi sáng, lúc tôi đang từ trên tầng xuống bậc cầu thang định xuống nhà thì nghe tiếng bà hàng xóm đang trò chuyện với mẹ chồng dưới nhà.
Giọng bà oang oang: "Khiếp, con dâu cô ngủ giờ này chưa dậy cơ à. Con dâu tôi nó dậy từ mờ sáng, đi chợ, chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà rồi mới đi làm".
Mẹ chồng tôi không nói gì nhưng bố chồng tôi lên tiếng: "Chị biết nó ngủ giờ này chưa dậy, nhưng chị có biết nó thức cả đêm không? Con dâu tôi có như thế nào cũng không đến lượt chị ý kiến. Chị cứ dạy con dâu chị cho ngoan là được rồi".
Bố chồng tôi nói xong liền đi, mẹ chồng tôi liền chữa ngượng cho hàng xóm: "Tính ông nhà tôi thế, chị biết rồi, đừng để ý nhé. Bình thường, con dâu tôi cũng dậy sớm, mấy nay cháu Bống nó ốm nên mẹ nó đêm có được ngủ đâu. Vả lại nhà cũng có việc gì làm mà dậy sớm. Bữa sáng thì ai ăn gì tự túc thôi chị, không cầu kỳ".
Khi nghe những lời ấy từ bố mẹ chồng, quả thật tôi rất xúc động. Tôi nhớ khi tôi còn ở với bố mẹ đẻ, bố thì rượu say về là chửi vợ con không ra gì, mẹ tôi thì suốt ngày so sánh tôi với con nhà khác, hễ nghe ai chê bai tôi điều gì là bà còn mắng thậm tệ hơn.
Còn bố mẹ chồng, vừa thấy người ngoài động chạm đến con dâu đã lên tiếng bênh vực một cách thẳng thắn. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để tôi biết rằng bố mẹ chồng tôi rất tốt, và dù họ không thể hiện ra ngoài thì thật tâm họ vẫn thương tôi, coi tôi là con cái trong nhà.
Hôm ấy, sau khi bà hàng xóm đã về, tôi xuống nhà phụ mẹ chồng nấu cơm. Tôi thành thật bảo rằng "con thật sự vẫn còn rất nhiều thiếu sót, có gì không hay không phải mong mẹ bày dạy cho con", nhưng mẹ chồng tôi chỉ cười: "Hồi mẹ mới đi làm dâu cũng vụng dại lắm, dần dần sống lâu sẽ hiểu được nếp nhà thôi con ạ, đừng lo lắng quá. Con đã về đây là thành người nhà này rồi, cứ sống sao con thấy thoải mái là được".
Quả thật tôi chưa từng hình dung rằng mẹ chồng sẽ nói với tôi những lời như thế. Bà không giống những bà mẹ chồng mà tôi biết, suốt ngày chỉ chăm chăm soi mói để bắt lỗi con dâu, chỉ cần con dâu thất thố điều gì ngay lập tức cả phố cả làng đều biết. Bố mẹ chồng càng tử tế, tôi càng phải để ý từ lời ăn tiếng nói đến cách sống của mình hơn. Tôi thật sự không muốn làm họ phải phiền lòng.
Sau đợt ấy, tôi chủ động gần gũi với mẹ chồng hơn, cũng siêng năng hỏi han bố chồng hơn, nhờ đó tôi mới biết vì sao tôi có được một người chồng tốt như vậy. Là bởi vì anh đã được sinh ra, được nuôi dạy bởi bố mẹ tuyệt vời, lúc cần cương sẽ cương, lúc cần nhu rất nhu, luôn sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu.
Người ta vẫn nói, phụ nữ lấy được chồng tốt thì ấm tấm thân, nhưng có được bố mẹ chồng tốt thì ấm từ chân đến đầu.
Theo Dân trí
" alt=""/>Tôi luôn nghĩ bố mẹ chồng ghét tôi, cho đến khi vô tình nghe được điều nàyNhư mọi năm, qua trang web hcr.stateofinnovation.thomsonreuters.com, Thomson Reuters đã công bố danh sách 3.266 nhà khoa học thuộc 21 chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có công bố có hệ số trích dẫn cao (Highly Cited Papers).
PGS. TS Nguyễn Xuân Hùng tại Bỉ |
Danh sách các nhà khoa học thuộc tốp 1% được trích dẫn nhiều nhất này được Thomson Reuters xác định dựa trên cơ sở các chỉ số khoa học cốt lõi (Essential Science Indicators ESI) (1) của tổng số 128.887 bài báo có hệ số trích dẫn cao trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014.
Mỗi công bố của các nhà khoa học được xếp hạng trong tốp 1% được tính theo sự phân bố của chỉ số ESI trong từng lĩnh vực và theo năm của công bố. Thomson Reuters cũng lựa chọn mỗi lĩnh vực nghiên cứu một tạp chí chuyên ngành đại diện và chỉ xét các công bố trên các tạp chí đó, với trường hợp các tạp chí đa ngành như Science, Nature, Proceedings of the National Academy of Sciences (Mỹ)… thì tính theo một phương pháp phân tích riêng.
Những gương mặt kỳ cựu
Thomson Reuters ghi nhận năm nhà khoa học người Việt lọt vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016, trong đó duy nhất PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng (lĩnh vực khoa học máy tính) là nhà nghiên cứu có địa chỉ liên hệ ở Việt Nam. Anh cũng là một trong hai nhà khoa học người Việt ba năm liên tiếp lọt vào tốp các nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới: 2014, 2015, 2016.
Là giám đốc Trung tâm nghiên cứu liên ngành, trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) và nghiên cứu viên tại Đại học Y Khoa CMU Taichung (Đài Loan), PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng tập trung vào nghiên cứu phát triển các công cụ tính toán mạnh và mô phỏng trên máy tính, được ứng dụng vào lĩnh vực Cơ Kỹ thuật, Cơ Sinh học, Vật liệu... Đến nay, anh có hơn 100 công bố trên các tạp chí ISI, trong đó 10 công bố đạt hệ số trích dẫn trên 100 (2).
Với giải thưởng Georg Forster Research Award của Quỹ Alexander von Humboldt (Đức), anh đã sang Đức thực hiện hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp quốc tế trong giai đoạn từ giữa năm 2015 đến đầu năm 2017. Đặc biệt, trong năm 2016, anh đã được chính phủ Bỉ và EU tài trợ hai dự án uy tín kéo dài ít nhất bốn năm để thực hiện nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu sinh về chủ đề liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Sơn Bìnhgiảng dạy tại Khoa Hóa, trường ĐH Northwestern và là thành viên chính của phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Argonne.
Giáo sư Nguyễn Sơn Bình (ngoài cùng bên phải) và nhóm nghiên cứu của ông |
Ông tập trung vào nghiên cứu hóa học vô cơ/hóa học hữu cơ kim loại, tổng hợp hữu cơ và khoa học polymer, đồng thời cũng quan tâm đến các chất xúc tác thân thiện với môi trường và vật liệu sinh học. Nhóm nghiên cứu liên ngành do ông dẫn dắt được phân làm ba ê kíp với ba nhánh chính: các vật liệu xốp (Porous Materials), Graphene/Graphene Oxide, và các vật liệu sinh học (Biomaterials) (3).
Trong số năm nhà khoa học người Việt có hai nhà khoa học hai lần lọt vào danh sách các nhà khoa học có ảnh hưởng là GS.TS Nguyễn Thục Quyên (hóa học) và GS.TS Võ Văn Ánh (toán học).
GS.TS Nguyễn Thục Quyên (thứ năm từ trái sang) và nhóm nghiên cứu của bà |
GS. Nguyễn Thục Quyên(4) hiện giảng dạy tại Khoa Hóa và hóa sinh Trường ĐH California. Các nghiên cứu hiện nay của bà và cộng sự chủ yếu tập trung vào tính chất điện tử của các chất điện phân polymer liên hợp, giao diện trong các linh kiện quang điện tử, các quá trình tạo ra và vận chuyển điện tử lỗ trống, phân tử tự lắp ráp, các quá trình chế tạo vật liệu, phân tích cấu trúc nano của các pin mặt trời hữu cơ, và vật liệu sinh học/sinh học điện tử. Năm 2015, bà từng được trao giải thưởng Alexander von Humboldt Research Award dành cho nghiên cứu viên chính.
GS.TS Võ Văn Ánh giảng dạy tại Khoa Khoa học và Kỹ thuật, ĐH Công nghệ Queensland, Australia, chuyên ngành Khoa học toán học, Toán học tính toán và ứng dụng. Các dự án nghiên cứu của ông hiện nay là những phương pháp mới về lý thuyết và ứng dụng của các trường ngẫu nhiên hình cầu (spherical random fields), mô hình ngẫu nhiên của quá trình khuếch tán phi tuyến (spatiotemporal nonlinear diffusion processes) với những đặc điểm đa hệ fractal, ước lượng thống kê và phép xấp xỉ của khuếch tán dị thường, sự khuếch tán và vận chuyển của nước mặn trong tầng ngậm nước vùng ven biển (5).
Nhân tố mới
So với bốn đồng nghiệp người Việt kể trên, TS. Trần Phan Lam Sơn(6) là cái tên hoàn toàn mới. Từng là nghiên cứu sinh tại Hungary năm 1997, TS. Trần Phan Lam Sơn làm hậu tiến sỹ tại Viện KH&CN Nara (Nhật Bản) vào năm 2001.
TS. Trần Phan Lam Sơn trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nhật NHK |
Năm 2007, anh là nghiên cứu viên chính tại Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học và nghiên cứu về hệ gene cây đậu tương, Trung tâm Quốc gia về công nghệ sinh học cây đậu tương ở ĐH Missouri-Columbia, USA. Kể từ năm 2009 đến nay, anh làm việc tại Viện nghiên cứu Vật lý và Hóa học RIKEN (Nhật Bản).
Các mối quan tâm chính của anh là giải mã các tín hiệu phân tử của cây trồng trong phản ứng với các điều kiện hạn, mặn và kim loại nặng; cơ chế kiểm soát sự cố định đạm của cây họ đậu trong điều kiện hạn và thiếu Phốtpho; những gene chức năng của cây lương thực để tăng năng suất trong các điều kiện bất lợi.
-----------------------------------------------------------------------
1. Essential Science Indicators ESI gồm các thống kê hiệu suất và các xu hướng ngoại suy từ công bố được xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành và việc trích dẫn từ các công bố đó.
2. Có thể tham khảo thêm về PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng:
https://sites.google.com/site/nguyenxuanhungsite/publication
3. Có thể tham khảo thêm về GS.TS Nguyễn Sơn Bình
http://www.chemistry.northwestern.edu/people/core-faculty/profiles/sonbinh-nguyen.html, http://www.nguyengroup.northwestern.edu/
4. Có thể tham khảo thêm về GS.TS Nguyễn Thục Quyên
http://www.chem.ucsb.edu/nguyengroup/thuc-quyen-nguyen
http://www.chem.ucsb.edu/nguyengroup/
5. Có thể tham khảo thêm về GS. TS Võ Văn Ánh
http://staff.qut.edu.au/staff/anhv/
6. Có thể tham khảo hơn về TS. Trần Phan Lam Sơn
http://www.csrs.riken.jp/en/labs/spru/index.html
https://www.researchgate.net/profile/Lam-Son_Tran
Theo Thanh Nhàn/ Tia Sáng
" alt=""/>Năm người Việt vào top 1% các nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới