Ghi bàn:
Việt Nam: Việt Anh (42'), Quang Hải (90'+1)
Iraq: Rebin Sulaka (47'), Aymen Hussein (74', 90'+12)
Thẻ đỏ: Văn Khang (45'+4, 2 thẻ vàng)
Đội hình thi đấu
Việt Nam: Nguyễn Filip; Minh Trọng, Tuấn Tài (Thanh Bình 52'), Việt Anh, Bảo Ngọc (Văn Thanh 76'), Xuân Mạnh (Duy Mạnh 77'); Thái Sơn, Hùng Dũng, Tuấn Anh (Quang Hải 52'), Văn Khang, Đình Bắc.
Iraq: Ahmed Basil, Rebin Ghareed, Ali Ibrahim, Zidane Aamar, Bashar Resan, Allan Kawa, Osamah Jabbar, Ahmed Adil, Merchas Ghazi, Zaid Tahseen, Montader Madjed.
Xem Trực tiếp & Trọn vẹn Asian Cup 2023 trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/
Ảnh: Reuters, SN, AFC
Ngược dòng lịch sử, các quốc gia ở Vùng Vịnh đã trải qua 2 thập kỷ không hề yên ả. Các cuộc xung đột ở khu vực này đã khiến hơn 1 triệu người thiệt mạng và làm giảm đóng góp của Vùng Vịnh trong GDP toàn cầu năm 2012.
Xung đột chấm dứt cũng không đảm bảo an ninh cho khu vực này, khi Mỹ cắt giảm sự hiện diện quân sự tại Iraq và Afghanistan vì nhiều lý do. Ngoài vấn đề an ninh, việc xuất khẩu năng lượng của 3 quốc gia quan trọng là Qatar, Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) cũng không thuận lợi trong trong hơn chục năm qua, khi nhu cầu nhiên liệu hóa thạch toàn cầu liên tục sụt giảm.
Trong bối cảnh đầy khó khăn này, hành động bất ngờ của Nga tại châu Âu đã giúp cho thị trường năng lượng Vùng Vịnh tìm được một khởi đầu mới. Việc Nga đẩy mạnh xuất khẩu dầu mỏ sang các đối tác châu Á và các nước EU tìm kiếm một nhà cung cấp khác đã đặt Vùng Vịnh vào trung tâm của sự chú ý. Bên cạnh 3 đại gia có tiếng ở trên, các quốc gia còn lại trong vùng như Bahrain, Kuwait và Oman cũng được dự báo thu về hơn 1 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới.
Không bỏ qua thời cơ để chiếm lĩnh thị trường, Ảrập Xêút và các nước Vùng Vịnh đang đẩy mạnh đầu tư khai thác và chế biến dầu mỏ, với mục tiêu dài hạn là trở thành nhà cung cấp lớn nhất thế giới. Vùng Vịnh đã đặt mục tiêu nâng sản lượng khai thác từ 13 triệu thùng/ngày vào năm ngoái lên 16 triệu trong trung hạn. Các quốc gia trong khu vực này cũng không cần lo lắng về đầu ra khi thị phần mà Nga để lại là rất lớn.
Ngoài việc khai thác dầu mỏ, Vùng Vịnh cũng rất quan tâm tới thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Vào năm 2021, sản lượng LNG mà khu vực cung cấp chiếm 33% tổng sản lượng giao dịch trên toàn cầu. Quốc gia tận dụng tốt nhất mặt hàng này là Qatar, vốn đã là nhà cung cấp LNG quen thuộc của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trên thực tế, Qatar đã có tham vọng mở rộng hoạt động xuất khẩu LNG sang châu Âu từ lâu, nhưng các khách hàng ở khu vực này không hưởng ứng vì họ có thể tiếp cận khí đốt rẻ hơn được vận chuyển qua các hệ thống đường ống từ Nga. Nhưng thời thế đã thay đổi, các nước châu Âu đang sốt sắng tìm các nguồn cung mới để giảm sự phụ thuộc vào Moscow.
Bên cạnh cuộc khủng hoảng năng lượng, tình hình địa chính trị thế giới cũng góp phần thay đổi bộ mặt Vùng Vịnh, khi tạo ra cán cân quyền lực mới ở Trung Đông. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, Iran đã thiết lập tầm ảnh hưởng của mình lên các nước ở phía Bắc, bao gồm Iraq, Lebanon và Syria. Phản ứng trước động thái này là việc các quốc gia Vùng Vịnh, Ai Cập, Israel đã xích lại gần nhau hơn, thông qua hiệp định Abraham năm 2020.
Liên minh của các nước Vùng Vịnh có mục tiêu tối quan trọng là phát triển hệ thống phòng thủ chung để chống lại các nguy cơ an ninh từ Iran. Đây cũng là cơ hội để Israel thể hiện năng lực của mình trên lĩnh vực công nghệ quốc phòng.
Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế chung cũng rất được liên minh này chú trọng. Thể hiện qua các khoản đầu tư có giá trị lớn, các hợp đồng xây dựng và chính sách du lịch. Ngoài ra, các nước Vùng Vịnh cũng muốn nhân cơ hội để mở rộng tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế, khi Dubai đang cố gắng thay thế vai trò trung tâm tài chính của Hong Kong (Trung Quốc).
Có thể thấy rõ, Vùng Vịnh đang có một thời cơ không thể tốt hơn để gia tăng cả tầm ảnh hưởng về kinh tế lẫn chính trị trên toàn cầu, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro không lường trước.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, việc tìm kiếm một sự bảo đảm an ninh thay thế cho Mỹ có thể không mang lại hiệu quả, cùng với đó là thái độ không thỏa hiệp của Iran, một cuộc chạy đua vũ trang là không thể tránh khỏi. Về mặt xuất khẩu, việc châu Âu quay lại với năng lượng hóa thạch là một lợi thế cho Vùng Vịnh, nhưng chỉ khi Ấn Độ và Trung Quốc không tham gia vào.
Bên cạnh đó, nguy cơ tiềm ẩn lớn nhất lại nằm ở chính các quốc gia trong khu vực này. Các quốc gia Vùng Vịnh đang định hướng nền kinh tế theo một lộ trình dựa nhiều vào xuất khẩu năng lượng hóa thạch trong 20 năm tới, sau đó cắt giảm dần sản lượng từ năm 2045.
Trên lý thuyết, kế hoạch này sẽ đem lại nguồn thu khổng lồ, đủ để đầu tư vào công nghệ năng lượng tái tạo và các ngành công nghiệp hiện đại. Tuy vậy, chính sách này dường như đã bỏ qua vấn đề biến đổi khí hậu và các thỏa thuận cắt giảm khí thải toàn cầu, tạo ra những rủi ro khó đoán định.
Theo các chuyên gia kinh tế, Vùng Vịnh đang cố gắng thay đổi diện mạo của mình, và họ có cơ hội không thể thuận lợi hơn để làm điều này. Nhưng các vấn đề tại đây sẽ không biến mất, khi tình hình địa chính thế giới thay đổi một lần nữa, Vùng Vịnh sẽ trở lại vị trí vốn có.
Việt Dũng
Đọc thêm tin tức thế giới mới trên VietNamNet
" alt=""/>Diện mạo mới của Vùng Vịnh giữa khủng hoảng năng lượng và địa chính trị