- Bộ GD-ĐT chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm của các đại học,đơnvịbịyêucầu kiểmđiểmxửlýviphạm vìđểxảyrasaisóttronghồsơlịch thi đấu bóng đá đêm nay học viện, trường đại học trong việc mời giảng viên thỉnh giảng, quản lý, đánh giá chất lượng hoạt động thỉnh giảng.
Ứng viên giáo sư bị loại, hội đồng có vô can?31 đơn vị bị yêu cầu kiểm điểm, xử lý vi phạm vì để xảy ra sai sót trong hồ sơ GS, PGS
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Argentino Monte Maiz, 07h10 ngày 23/1: Qúa dễ cho Boca -
Đổi mới về hạ tầng, kinh tế tăng trưởng, BĐS Nhà Bè hưởng lợiCầu Long Kiểng hoàn thành giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và đời sống người dân Nhà Bè. Ảnh: Quốc Anh Tiêu điểm trong năm 2023, cầu Long Kiểng đã khánh thành, đi vào hoạt động trong tháng 9/2023. Trước đó, người dân qua lại trên cầu sắt nhỏ, thường xuyên ách tắc, kẹt xe, mất nhiều giờ để vận chuyển hàng hóa... Cầu Long Kiểng đi vào hoạt động gỡ nút thắt cổ chai, góp phần kết nối giao thương nhanh chóng, liền mạch giữa hai đầu nam - bắc Nhà Bè.
Đặc biệt, cụm cảng Hiệp Phước là nơi hội tụ 4 cảng lớn: Cảng container quốc tế SPTC, cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, cảng quốc tế Long An, được quy hoạch là Trung tâm kho vận Logistics, trung tâm thông thương hàng hóa lớn nhất khu vực sẽ có thêm các tuyến đường sắt chuyên dụng nối từ đường sắt quốc gia để phục vụ giao thương và vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, Thành phố chỉ đạo xây dựng đường Vành đai 4 kết nối nhanh, hiệu quả và an toàn giữa cảng với các tỉnh miền Tây. Cảng Hiệp Phước là một trong các yếu tố giúp thay đổi diện mạo đô thị, phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp nói riêng.
Các tuyến đường thủy tại Nhà Bè có chức năng thông thủy và phát triển tuyến du lịch đường sông liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô (sông Soài Rạp, Nhà Bè) được quy hoạch theo đồ án quy hoạch chung của TP.HCM.
Ngoài ra, các dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, cầu Cần Giờ kết nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ và các tỉnh Đông, Tây Nam Bộ; mở rộng các đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Nguyễn Bình cũng đang gấp rút thi công.
Tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS
Bám sát mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đi kèm mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2020-2025, trong nửa nhiệm kỳ đầu Nhà Bè đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,32% vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII đề ra (12%).
Theo báo cáo của CBRE, nguồn cung mới căn hộ chung cư dự kiến phục hồi trở lại từ năm 2024, giá sơ cấp thị trường chung cư TP.HCM tiếp tục tăng do nhu cầu lớn và nguồn cung hạn chế. Trong đó, tại khu vực phía nam Sài Gòn, nguồn cung căn hộ mới được ghi nhận cuối năm 2023 của dự án Khai Hoàn Prime là gần 1300 căn. Dự án tọa lạc ngay mặt tiền đường Lê Văn Lương thuộc xã Nhơn Đức, cạnh bên cầu Long Kiểng vừa khánh thành. Không chỉ lợi thế về mặt vị trí, dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng giải trí với loạt tiện ích: rạp phim, clubhouse, quảng trường ánh sáng… phục vụ cư dân nội khu và điểm đến của người dân Nhà Bè các dịp vui chơi cuối tuần.
Cũng tại địa bàn Nhơn Đức lân cận dự án Khai Hoan Prime, các trường đại học lớn là Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao và Đại học Mở TP.HCM cũng đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng. Hạ tầng giáo dục nâng cấp kết hợp cùng sự xuất hiện của các dự án nhà ở, góp phần tạo tiền đề thu hút lượng lớn dân cư chuyển về đây sinh sống và làm việc.
Nhờ sự tăng trưởng về kinh tế, sự đầu tư hạ tầng đồng bộ và quyết liệt, các dự án bất động sản ra mắt trong cuối năm 2023 tại Nhà Bè được hưởng lợi, có thêm tiềm năng phát triển.
Huỳnh Như
"> -
Phát triển kinh tế số tạo cơ hội lớn cho tỉnh miền núi Lạng Sơn vươn lênCác đại biểu thực hiện nghi thức ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với 23,2%. Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố; trong đó có 3 huyện nghèo, 88 xã đặc biệt khó khăn.
Dân số Lạng Sơn gần 80 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 84%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 43,4 triệu đồng/năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, trong xu thế quan hệ đối ngoại kinh tế chịu nhiều tác động, thách thức về công nghệ thì việc chậm phát triển kinh tế số là một trở ngại lớn, mà Lạng Sơn cần khẩn trương đi trước để theo kịp được tiến bộ của thời đại.
Nhận định phát triển kinh tế số là cơ hội to lớn để Lạng Sơn phát triển, ông Hồ Tiến Thiệu chỉ rõ: Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là xu thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược, giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng công nghệ, tri thức hơn là tài nguyên, chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra nhiều cơ hội cho người dân hơn.
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn
“Cùng với cả nước, Lạng Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội”, ông Hồ Tiến Thiệu cho hay.
Ông Hồ Tiến Thiệu cũng thông tin thêm, trong tháng 8, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với những chỉ tiêu rất cụ thể.
Trong đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế số đặt ra chỉ tiêu kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; và tỷ lệ hộ gia đình, người dân có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử đạt 50%.
Trong thời gian từ nay đến ngày 20/9, Lạng Sơn sẽ cùng các doanh nghiệp tập trung phát triển kinh tế số tại 5 huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Quan. Với việc tổ chức lễ ra quân, tỉnh Lạng Sơn cũng đã đề ra lộ trình phát triển kinh tế số của địa phương trong năm nay với 2 giai đoạn: Từ nay đến ngày 20/9, tập trung phát triển kinh tế số tại 5 huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Quan; sau đó sẽ mở rộng trên địa bàn các huyện còn lại.
Tại lễ ra quân, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nâng cao nhận thức và quyết tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, là trách nhiệm của từng ngành, từng lĩnh vực, của từng cán bộ, Đảng viên để từ đó tạo nên một khí thế chung trong triển khai.
Đồng thời, bố trí các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số một cách đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả. Trước mắt là tạo mọi điều kiện để phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn 5 huyện phát triển kinh tế số một cách thuận lợi, ổn định trong thời gian nhanh nhất.
Những hộ gia đình Lạng Sơn tiên phong chuyển đổi số
Trước sự kiện lễ ra quân phát triển kinh tế số Lạng Sơn năm 2021, từ trung tuần tháng 6, UBND tỉnh đã giao Sở TT&TT phối hợp với UBND huyện Chi Lăng, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel (Vietnam Post) triển khai thử nghiệm phát triển kinh tế số, mở cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử cho người dân trên địa bàn xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng.
Trong 2 tuần, Vietnam Post và Viettel Post đã hướng dẫn, hỗ trợ 1.066 hộ gia đình tại xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng mở cửa hàng số trên các sàn Postmart, Vỏ Sò. Đến nay, kết quả đã vượt chỉ tiêu đề ra với trên 1.000 cửa hàng số của các gia đình đã được thiết lập, vận hành trên các sàn Vỏ Sò, Postmart của hai doanh nghiệp bưu chính. Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn nhận định đây là hộ gia đình trong xã Chi Lăng và thị trấn huyện Chi Lăng là những người nông dân tiên phong của tỉnh Lạng Sơn trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn.
Từ kết quả bước đầu đạt được trong giai đoạn thử nghiệm, Tổng giám đốc Viettel Post Trần Trung Hưng khẳng định, thời gian tới Viettel Post và sàn Vỏ Sò sẽ tiếp tục tích cực phát triển kinh tế số tại Lạng Sơn, thông qua việc hỗ trợ các hộ gia đình trên địa bàn đưa sản phẩm lên bán trên cửa hàng số và mở tài khoản thanh toán điện tử.
“Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành chặt chẽ cùng bà con nông dân Lạng Sơn chuyển đổi số. Viettel Post cũng sẽ tiếp tục đầu tư nhân sự và công nghệ để có thể tìm ra thêm nhiều giải pháp cho những thách thức sau này trên công cuộc phát triển kinh tế số của nhà nông và của quốc gia”, ông Trần Trung Hưng khẳng định.
Theo thành viên HĐTV Vietnam Post Phan Thảo Nguyên, xác định mục tiêu tạo ra hệ sinh thái số hoàn chỉnh, tham gia sâu rộng hơn vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh Lạng Sơn, Vietnam Post sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương đẩy nhanh quá trình số hóa kinh tế cũng như thay đổi nhận thức của người dân, triển khai các nền tảng công nghệ số và các giải pháp thiết thực đến từng người dân tại Lạng Sơn.
“Bước đầu là quả na tại Chi Lăng, ngay sau đây sẽ là nhiều nông sản đặc sản khác của xứ Lạng sẽ được đưa lên sàn Postmart. Đặc biệt, qua các nền tảng số, Vietnam Post mà đại diện là Bưu điện Lạng Sơn sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo, hướng dẫn người dân chuyển đổi và phát triển kinh tế số”, ông Phan Thảo Nguyên chia sẻ.
Vân Anh
Trong 2 tuần, hơn 1.000 hộ gia đình tại Lạng Sơn mở cửa hàng số
Sau 2 tuần thử nghiệm phát triển kinh tế số tại xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng, đã có 1.062 hộ gia đình có cửa hàng số trên các sàn Vỏ Sò và Postmart. Ngày 20/7, Lạng Sơn sẽ tổ chức ra quân phát triển kinh tế số.
"> -
Nhà đất giảm giá 50%, người mua vẫn chờ bắt đáyÔng Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết, thời điểm 2011-2013, thị trường bất động sản xảy ra khủng hoảng thừa, hàng hóa nhiều nhưng không hấp thụ được vào thị trường.
Thời điểm này thì ngược lại, quá thiếu nguồn hàng, các phân khúc không đồng đều, thiếu sản phẩm phù hợp với thị trường.
Thực thi chính sách: Cần nhanh hơn
Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, mỗi khi thị trường bất động sản lao dốc thì chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng giảm sút và rơi vào cảnh khó khăn. Nếu không đủ năng lực tài chính để xử lý thì sẽ lan sang nhiều lĩnh vực khác.
Theo ông Nghĩa, vấn đề không chỉ là tìm cách phục hồi thị trường, mà còn là ngăn chặn rủi ro lớn với hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính.
Còn theo ông Đính, để giải quyết triệt để vấn đề thị trường cần xử lý chính sách nhanh hơn, chi tiết hơn, đặc biệt với nhà ở xã hội. Trong giai đoạn này, đây là sản phẩm này sẽ kích hoạt giao dịch tốt hơn trên thị trường, vốn đang trong tình trạng thiếu giao dịch trầm trọng. Có sản phẩm phù hợp thì chỉ số giao dịch sẽ tăng lên, các guồng quay được kích hoạt, ổn định trở lại.
Bên cạnh đó, cần xây dựng và sớm ban hành các quy định quy trình xử lý hồ sơ thủ tục cho các nhà đầu tư, trong đó có các khâu chuyển nhượng dự án, đấu thầu đấu giá, phê duyệt giá đất, lựa chọn chủ đầu tư…
Ông Vương Duy Dũng - Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành địa phương thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ cho thị trường.
Nhiều giải pháp được triển khai đã có kết quả cụ thể và tác động tích cực với thị trường. Tại thời điểm này Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi 3 chính sách rất quan trọng: Luật Đất đai, Luật nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Những nội dung như chính sách về chuyển nhượng dự án bất động sản và nhiều nội dung khác đã được sửa đổi, bổ sung, Quốc hội cơ bản rất đồng tình và cho thêm một số ý kiến để Chính phủ sửa đổi và nghiên cứu, trình Quốc hội trong cuộc họp tháng 5 tới.
Bất động sản kỳ vọng sớm thoát đáy, phải giảm giá bánChính phủ tháo gỡ về chính sách, lãi suất… nhưng chủ đầu tư cũng phải giảm bớt lãi vì chủ đầu tư đang kỳ vọng lợi nhuận quá cao - ông Nguyễn Vũ Cao, Chủ tịch HĐQT Khang Land nói.">