您现在的位置是:Thời sự >>正文
Nhận định, soi kèo Deportivo Tachira vs Flamengo, 07h30 ngày 4/4: Ca khúc khải hoàn
Thời sự83297人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 03/04/2025 09:27 Nhận định ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4
Thời sựPhạm Xuân Hải - 03/04/2025 06:43 Máy tính dự ...
【Thời sự】
阅读更多Bí quyết vượt vòng sơ khảo AI Contest 2023 của nữ sinh Vĩnh Phúc
Thời sựBạn Bùi Huyền Trang - Giải Ba Vòng Sơ khảo 1 Chia sẻ bí quyết làm bài, Huyền Trang cho biết, thứ bạn cần trước tiên là tư duy. Tư duy để nhìn nhận vấn đề hiện tại và tương lai.
“Sau khi công nghệ AI “lên ngôi”, bạn cần phải hiểu rõ được điều mình mong muốn là gì, muốn hướng tới một tương lai như nào, bản thân cần làm gì để hướng tới tương lai. Viễn cảnh đó sẽ không trở thành hiện thực nếu chỉ với sự cố gắng bản thân, đó là lý do bạn cần kêu gọi sự giúp sức của mọi người, của cả cộng đồng. Để làm được điều này, khả năng truyền cảm hứng là yếu tố quan trọng nhất. Hội đồng cố vấn của Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023 cũng luôn nhấn mạnh và chú trọng vào yếu tố này trong mỗi bài dự thi”, Huyền Trang chia sẻ.
Ảnh: iStock Tiếp theo, Huyền Trang nhắc đến yếu tố ngôn ngữ để truyền đạt tư duy, ý tưởng của mình. Cùng với đó, từng đoạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh là lợi thế giúp Trang tìm hiểu những thông tin mới nhất trên thế giới về lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Từ những thông tin thu nhận được, bạn có thể định hình được bức tranh toàn cảnh, và thể hiện được góc nhìn toàn diện về AI trong bối cảnh xã hội hiện nay và hướng tới tương lai.
Ảnh: TechBlogger Mặc dù không phải người đam mê công nghệ nhưng Trang cho biết vẫn luôn theo dõi những bước tiến mới của công nghệ AI. Em nhận thấy sự xuất hiện và lên ngôi của trí tuệ nhân tạo đã làm dấy lên mối quan tâm chung của toàn xã hội, không trừ một ai. Trí tuệ nhân tạo đã mở ra con đường tiến tới kỷ nguyên mới, song hành cùng con người trên con đường đó, các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo hiện có ở mọi nơi và dễ dàng tiếp cận; ta nên tận dụng lợi thế này để tìm hiểu kĩ hơn cơ chế vận hành cũng như hướng phát triển của nó, từ đó dự đoán được xu hướng trong tương lai gần.
Ảnh: Study.com Vòng Sơ khảo 2 Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo - AI Contest 2023 đang diễn ra với hạn nộp bài kéo dài đến hết ngày 15/10. Các thí sinh nộp bài thi tại thecontest@vlabinnovation.com.
Mọi thông tin chi tiết xin tham khảo tại website: vlabinnovation.com
Thế Định
">...
【Thời sự】
阅读更多Nữ giảng viên trường ĐH Hà Nội xinh đẹp gây 'sốt' giảng đường
Thời sựChia sẻ với VietNamNet, cô giáo trẻ cho hay, lý do và cũng nguồn động lực để quyết định theo ngành Sư phạm chính là bởi truyền thống của gia đình khi mẹ của cô hiện cũng là một giảng viên đại học.
Là một giảng viên song với tuổi đời còn khá trẻ, ngoại hình trẻ trung, cô Sao Mai chia sẻ, những ngày đầu đi dạy và cả đến bây giờ không hiếm lần bị mọi người, thậm chí có cả các bạn sinh viên nhầm là... sinh viên.
“Thỉnh thoảng mình vẫn nhận được câu hỏi: ‘Em là sinh viên năm thứ mấy?”, cô giáo trẻ cười tươi.
Sở hữu vẻ ngoài ưa nhìn, xinh đẹp, cô giáo trẻ còn có yêu thích phong cách thời trang Nhật Bản. Trên trang Facebook cá nhân, nữ giảng viên cũng thu hút hơn 12.000 lượt người theo dõi. Kênh YouTube và Tiktok của cô giáo cũng thu hút lần lượt tới 42.000 và 88.000 người theo dõi.
“Khi còn là sinh viên, từng là thành viên của Câu lạc bộ Thời trang Waseda Collection và Câu lạc bộ piano nên mình cũng tham gia trình diễn thời trang cũng như biểu diễn piano trong các sự kiện của trường.
Ngoài ra, mình cũng đã được chọn là gương mặt sinh viên đại diện cho trường trong các hoạt động quảng bá hình ảnh trên tạp chí và mạng internet. Có lẽ nhờ vậy, mình được nhiều bạn trẻ ở cả Nhật Bản lẫn Việt Nam biết đến và theo dõi qua các kênh mạng xã hội như YouTube, Tiktok…”, cô giáo kể.
Tuy nhiên, cô giáo trẻ đôi khi cũng gặp một vài rắc rối khi một vài người trên mạng xã hội bày tỏ cảm tình, theo đuổi, thậm chí nhắn tin làm phiền tới cả bố mẹ cô ở Việt Nam.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, khoa học kĩ thuật phát triển không ngừng, đời sống xã hội biến động mỗi ngày, là một giảng viên trẻ, theo Sao Mai, áp lực lớn nhất của em là luôn phải cập nhật tri thức, trau dồi kinh nghiệm để có thể vững vàng trên bục giảng.
Tuy vậy, cô giáo trẻ chia sẻ chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi trong công việc. Ngược lại, cô luôn có nhiều cảm hứng và năng lượng tích cực khi soạn bài cũng như khi đứng lớp.
Ngoài thời gian lên lớp giảng dạy, cô giáo Sao Mai cũng tham gia nhiều sự kiện với tư cách là MC hoặc phiên dịch viên tiếng Nhật.
Cô giáo trẻ cũng rất tích cực tham gia các hội thảo khoa học quốc tế, chắt chiu những cơ hội hợp tác nghiên cứu qua những lời mời từ các giảng viên, nhà khoa học đến từ nhiều trường đại học ở Nhật Bản…
Là giảng viên tiếng Nhật và tham gia khá nhiều sự kiện trong và ngoài trường nên, dù mới chỉ 1 năm trong nghề song cô giáo trẻ đầy ắp những kỷ niệm.
“Điều vui nhất với mình là được đón nhận tình cảm từ các sinh viên. Mình đã nhận được những bức thư tay vô cùng cảm động từ sinh viên những lớp mình giảng dạy cùng với hoa, thậm chí cả gấu bông. Mình luôn trân trọng những tình cảm đó và có lẽ đây cũng là động lực để gắn bó với nghề”, Sao Mai tâm sự.
Hiện, ngoài việc giảng dạy tại Khoa tiếng Nhật, cô giáo Sao Mai cũng vừa tiếp tục theo học thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Nhật.
Với bản thân, cô giáo mong muốn có nhiều hơn nữa cơ hội hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác trong và ngoài nước, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nhật cho các sinh viên. Ngoài ra, cô cũng mong muốn và ấp ủ dự định phát triển nền tảng dạy tiếng Nhật trên mạng xã hội để phụng sự cộng đồng.
“Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin kính chúc các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp nhiều sức khoẻ để sống với đam mê nghề nghiệp, trở thành nguồn cảm hứng tích cực cho mọi thế hệ học trò”, cô Mai chia sẻ.
Màn khiêu vũ 'đốt mắt' của các cô giáo Hà Nội
Trong những bộ trang phục sắc màu, các nữ giáo viên đã trổ tài ở bộ môn khiêu vũ.">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo OFI Crete vs Asteras Tripolis, 21h00 ngày 2/4: Không có cửa ngược dòng
- Bảng xếp hạng huy chương các nước Đông Nam Á tại Olympic 2024
- Công an thông tin vụ việc nữ giáo viên tử vong tại nhà công vụ
- Soi kèo phạt góc Brisbane Roar vs Sydney FC, 14h00 ngày 6/1
- Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Brentford, 1h45 ngày 3/4
- Soi kèo góc Nigeria vs Bờ Biển Ngà, 3h00 ngày 12/2
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Dibba Al
-
Chỉ tiêu và mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung đào tạo đại học, cao đẳng ngành quân sự cơ sở năm 2023 như sau:
" alt="Các trường quân đội tuyển bổ sung gần 200 chỉ tiêu ĐH, CĐ">Các trường quân đội tuyển bổ sung gần 200 chỉ tiêu ĐH, CĐ
-
Soi kèo góc Bayer Leverkusen vs Bayern Munich, 0h30 ngày 11/2
-
Soi kèo phạt góc Udinese vs Bologna, 21h00 ngày 30/12
-
Nhận định, soi kèo Petrocub Hincesti vs Milsami, 22h00 ngày 3/4: Đánh mất lợi thế
-
Oraiden Manuel Sabonete, sinh năm 2000, hiện là sinh viên ngành Kỹ thuật điện của ĐH Bách khoa Hà Nội Nhà đông con, với Oraiden, để được đi học đã là may mắn. Nhiều người bạn trong hoàn cảnh như cậu, thậm chí đã phải ra ngoài bươn chải ngay sau khi vừa học hết phổ thông.
“Bố mẹ không có đủ tài chính để cung cấp cho em. Do đó, khi nghe tới học bổng theo diện Hiệp định chính phủ có thể chi trả toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt, em nghĩ đây là cơ hội cho mình”.
Một lý do khác, theo Oraiden, là vì cậu rất thích học Lịch sử và Địa lý. Năm lớp 8, khi học tới Lịch sử nước ngoài, Oraiden ấn tượng về người Việt Nam anh dũng, kiên cường qua từng trận chiến chống giặc ngoại xâm.
Đặc biệt, Việt Nam và Mozambique đều là thành viên của Phong trào Không liên kết, có nhiều nét tương đồng và đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao từ năm 1975, ngay sau khi 2 quốc gia giành độc lập. Vì vậy, chàng trai Mozambique luôn ước ao một lần được đặt chân tới đất nước này.
Với thành tích học tập tốt từ thời phổ thông, khi đang học năm thứ 2, chàng trai 19 tuổi quyết định nộp hồ sơ đăng ký và là một trong 10 sinh viên được lựa chọn đi học trao đổi tại Việt Nam.
Lần đầu được tiếp xúc với tiếng Việt là khi theo học tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên, Oraiden sốc vì không nghĩ tiếng Việt khó tới vậy.
“Ở nước em mọi người thường nói tiếng Bồ Đào Nha, nhưng các quốc gia quanh khu vực đều nói tiếng Anh nên em có thể giao tiếp thoải mái. Còn tiếng Việt là ngôn ngữ thực sự khó, ngữ pháp cũng khác so với tiếng Anh. Thậm chí sau 1 năm, em vẫn còn bị nhầm hai dấu huyền, sắc”.
Dù vậy, Oraiden cảm thấy may mắn vì người Việt Nam rất thích giao tiếp với người nước ngoài và không cảm thấy phiền vì điều đó.
“Ví dụ khi học đến bài: “Bạn làm nghề gì?”, em thường tới quán cà phê hay đi lên phố để tìm kiếm người trò chuyện. Có rất nhiều người tốt sẵn sàng giúp đỡ và chỉ em cách phát âm chuẩn. Em rất thích nói chuyện với trẻ em – những người có thể nói về mọi thứ và người cao tuổi – những người thích nói về lịch sử, văn hóa, xã hội”, Oraiden nói.
Ngoài ra mỗi khi đi học về, Oraiden và các bạn trong ký túc xá cũng thường đặt ra thử thách cho nhau. Ví dụ nếu học về trang phục Việt Nam, cả phòng sẽ hỏi nhau: “Áo dài là gì?”, “Áo dài mặc trong dịp nào?”.
Dù đã nắm được ngữ pháp và dần có vốn từ vựng khá nhưng theo Oraiden, để giao tiếp tiếng Việt thuần thục trong 1 năm cũng rất khó. “Em chỉ biết cố gắng không ngừng, không ngại nói và liên tục tập luyện về những chủ đề yêu thích để có thêm cảm hứng”, Oraiden cho hay.
Vượt qua kỳ thi ngôn ngữ với 10 điểm nói, đến khi lựa chọn ngành học, Oraiden chọn Kỹ thuật điện ở ĐH Bách khoa Hà Nội vì những kiến thức học được tại đây rất cần thiết để xây dựng nền công nghiệp năng lượng ở Mozambique. Nhưng những buổi học đầu tiên vẫn là các tiết học đầy căng thẳng với Oraiden.
“Hạn chế về ngôn ngữ vốn chỉ đủ để giao tiếp khiến em không hiểu gì hết. Mặc dù khi ở Mozambique, em đã học môn Giải tích nhưng khi sang Việt Nam, em vẫn thấy rất khó. Một số môn đại cương thậm chí em còn phải học lại”.
Với các môn chuyên ngành vốn nhiều từ khó, Oraiden thường phải nhờ thầy cô hoặc bạn học giải thích giúp. Cậu cũng thường tự học 3-4 tiếng/ngày để có thể theo kịp các bạn. Oraiden thừa nhận việc học ở Bách khoa khá “khó nhằn”. Thậm chí, một trong hai người bạn Mozambique của cậu đã phải bỏ về nước vì cảm thấy căng thẳng, không theo được.
Vượt qua rào cản về ngôn ngữ, Oraiden cũng có một số môn đạt điểm tuyệt đối, chẳng hạn môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Chàng trai mê mẩn lịch sử, văn hóa Việt Nam
Theo Oraiden, khi đã nói về lịch sử một nước, cậu rất thích tìm hiểu về kinh tế và tài chính của quốc gia ấy. Vì thế, Oraiden thường tự tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, kinh tế Việt Nam thông qua sách báo và Youtube.
Ấn tượng về cậu học trò ngoại quốc mê sử Việt, thầy cô tại ĐH Bách khoa Hà Nội động viên Oraiden tham gia một số cuộc thi và nghiên cứu khoa học. Năm 2021, Oraiden từng giành giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp đại học với đề tài “Quan hệ kinh tế Việt Nam – Mozambique dưới góc nhìn từ chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”.
Oraiden cùng giảng viên tham gia cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Ngoài ra, cậu còn cùng giảng viên tham gia cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đạt giải triển vọng vòng toàn quốc, giải Nhất thể loại tạp chí và giải Nhì thể loại video do Thành ủy Hà Nội khen thưởng.
Cuối tháng 10 năm nay, Oraiden cùng hai bạn người Lào và Campuchia tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam. Tại cuộc thi này, Oraiden cùng các bạn chọn chủ đề “Những thắng lợi to lớn mang ý nghĩa thời đại của Cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay”.
Mặc dù chỉ đạt giải Khuyến khích nhưng theo Oraiden, thông qua các cuộc thi, cậu đã được học thêm về lịch sử, địa lý, văn hóa và con người Việt Nam.
“Lịch sử Việt Nam không khó, thậm chí em rất thích vì trước đây em đã được biết đến Việt Nam qua các trang sách lịch sử của Mozambique”.
Theo Oraiden, Việt Nam nổi tiếng trong lịch sử với những trận chiến kiên cường, không khuất phục trước giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, con người Việt Nam rất tốt bụng, mang Internet phủ sóng cả những vùng nông thôn ở quê hương cậu.
“Trước đây, khi biết em sẽ sang Việt Nam, bố mẹ ngăn cản em rằng Việt Nam có chiến tranh đấy. Nhưng em nói rằng đó chỉ là lịch sử thôi, còn hiện tại Việt Nam là một trong những đất nước an toàn”.
Oraiden cùng hai bạn người Lào và Campuchia tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam Sau 3 năm học tập tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Oraiden nhận thấy tiếng Việt của mình đã cải thiện nhiều, có thể tự tin nói chuyện với bạn bè và thầy cô. Cậu thấy yêu Việt Nam và yêu cái tên được thầy cô đặt cho là Đức.
Mong muốn của sinh viên Mozambique trong thời gian còn lại ở Việt Nam là được trải nghiệm thêm về văn hóa, ẩm thực, địa lý trước khi quay trở về nước theo cam kết của chương trình học bổng.
Thủ khoa kép tốt nghiệp tiến sĩ, được nhận vào ngân hàng lớn nhất nước MỹNữ thủ khoa đầu vào và đầu ra của ĐH Đà Nẵng vừa tốt nghiệp tiến sĩ tại Mỹ, được nhận vào ngân hàng lớn nhất ở quốc gia này, dù có 2 năm “loay hoay” tìm hướng đi khác." alt="Nam sinh châu Phi học Bách khoa Hà Nội, yêu tha thiết lịch sử Việt Nam">Nam sinh châu Phi học Bách khoa Hà Nội, yêu tha thiết lịch sử Việt Nam