Nhận định, soi kèo Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Hài lòng ra về

Thế giới 2025-01-24 08:19:46 352
ậnđịnhsoikèoBesiktasvsAthleticBilbaohngàyHàilòngravềkết quả europa league   Pha lê - 22/01/2025 09:09  Cup C2
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/10d699129.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Foolad vs Nassaji Mazandaran, 20h30 ngày 21/1: Tin vào chủ nhà

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại lễ trao giấy phép cho Công ty Intrust. 

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, căn cước công dân điện tử đã giải quyết được bài toán đầu tiên là chứng minh nhân thân, còn thủ tục cuối cùng của mọi quy trình chính là ký số. Bộ TT&TT mong rằng IntrustCA sẽ nhanh chóng cung cấp dịch vụ một cách chính thức, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, đóng góp tích cực vào mục tiêu mỗi người dân Việt Nam có một chữ ký số và sử dụng hàng ngày an toàn, tiện lợi. Qua đó, sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số Việt Nam phát triển.

Thứ trưởng đề nghị IntrustCA trong quá trình cung cấp dịch vụ, sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, đặc biệt là quy định bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân.

“Bộ TT&TT, thông qua Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, luôn cam kết đồng hành và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vì khát vọng mỗi người dân có một chữ ký số cá nhân mà dùng thường xuyên, hàng ngày để đóng góp vào tiến trình xây dựng xã hội số Việt Nam”, Thứ trưởng khẳng định.

Công ty Intrust là doanh nghiệp thứ 10 được Bộ TT&TT cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa.

Theo đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, ngày 9/3 Công ty Intrust nộp hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa. Qua quá trình thẩm tra, đến trung tuần tháng 7, các đơn vị chuyên môn của Bộ TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ (Bộ Quốc phòng), Bộ Công an đánh giá hồ sơ của Công ty Intrust đã đáp ứng yêu cầu.

Giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa cấp cho IntrustCA được Bộ trưởng Bộ TT&TT ký ngày 1/8/2023 và có giá trị đến hết ngày 31/7/2033. Theo giấy phép này, IntrustCA được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Các loại chứng thư số IntrustCA sẽ cung cấp gồm: Chứng thư số cho cá nhân, tổ chức; chữ ký số SSL dành cho máy chủ; chứng thư số cho phần mềm.

Ở góc độ của đơn vị tham gia thẩm tra hồ sơ xin cấp phép của Công ty Intrust, Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và kiểm định sản phẩm mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ) Hồ Văn Hương đề nghị IntrustCA trong quá trình triển khai, sẽ tiếp tục thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa.

Chia sẻ định hướng của IntrustCA sau khi được Bộ TT&TT cấp phép cung cấp dịch vụ, Tổng Giám đốc Công ty Intrust Nguyễn Quang Trung cho biết, khách hàng cá nhân là trọng tâm của Công ty. Tuy nhiên, đơn vị không cung cấp lẻ cho từng người dùng, mà sẽ đưa dịch vụ tới người dân thông qua việc kết nối với các ứng dụng có yêu cầu cao về độ tin cậy, tính bảo mật, tính pháp lý trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán.

Bên cạnh đó, để góp phần mở rộng không gian phát triển mới như định hướng của Bộ TT&TT, IntrustCA cũng sẽ triển khai đưa ứng dụng chữ ký số vào các nền tảng số phục vụ giao dịch trực tuyến của người dân, doanh nghiệp.

“Với định hướng đó, chúng tôi có khát vọng đến hết năm 2025, IntrustCA có tên trong top 5 nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cả về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Mục tiêu là đóng góp một phần giá trị trong việc phổ cập dịch vụ chứng thực chữ ký số, thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số Việt Nam”, ông Nguyễn Quang Trung cho hay.

Trước IntrustCA, Bộ TT&TT đã cấp phép cho 9 nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa, gồm VNPT-CA, TrustCA, MISA-CA, FPT-CA, BkavCA, Viettel-CA, CA2, EASYCA và VNPAY-CA

Ký số từ xa (Remote Signing) là thế hệ chữ ký số mới, đáp ứng mức độ thuận tiện, tuân thủ và đảm bảo cao nhất trên thiết bị di động cho xác thực người ký. Với Remote Signing, người sử dụng không cần USB Token như ký số truyền thống mà có thể sử dụng smartphone, máy tính bảng để thực hiện ký số; nhờ vậy người dùng cá nhân có thể ký số mọi lúc, mọi nơi với chi phí hợp lý.

Chữ ký số cá nhân là một yếu tố đặc trưng của công dân sốThứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, một công dân số sẽ cần có 8 yếu tố đặc trưng, trong đó yếu tố đặc trưng quan trọng nhất là mỗi người dân có một chữ ký số.">

Thị trường dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa có thêm nhà cung cấp IntrustCA

Ngày nhỏ, tôi cứ nghĩ Tết là một điều tất yếu của tự nhiên. Năm hết Tết đến hiển nhiên như việc sáng ra mặt trời mọc...

Khi bố mẹ hỏi Tết năm nay tôi làm gì, tôi gửi bố mẹ lịch của mình. Sáng đi học từ 10h30 đến 11h30. Trưa đi ăn với một anh chàng mới sang chỗ tôi lập công ty và muốn nhờ tôi giới thiệu nhân tài. Chiều học từ 12h30 đến 14h50. Đến 15h30, tôi phải đứng lớp dạy. Hôm đó là thứ 6 nên tôi hẹn ăn tối với một nhóm bạn không đứa nào biết Tết là gì. Sau khi ăn no uống say, chúng tôi sẽ đi xem bộ phim siêu anh hùng đuổi xe bắn nhau bùm chíu đặc chất Mỹ Chiến binh báo đen.

Không giao thừa. Không pháo hoa. Không thịt muối dưa hành. Tôi cười nói với bố mẹ rằng mình đâu cần Tết mới vui, nhưng tôi biết, đêm hôm đấy khi đi xem phim về, nước mắt tôi sẽ chảy đẫm gối.

{keywords}
Những hình ảnh đáng nhớ của Huyền Chip trong năm 2017 (Ảnh từ Facebook nhân vật)

Tôi cũng không hiểu tại sao tôi buồn khi nghĩ đến Tết. Kỷ niệm ăn Tết của tôi từ khi trưởng thành tới giờ thường bị lu mờ bởi những sự bất tiện. Hồi cấp ba học trên Hà Nội, mỗi lần về quê ăn Tết, tôi phải ra bến xe khách sặc mùi nước tiểu, bắt xe nhồi nhét chắc phải 70 người cho 35 chỗ. Ngồi lừ đừ ở chiếc ghế nhựa gẫy chân đặt giữa xe, một tay ôm khư khư chiếc ba lô, một tay cầm túi ni lông chuẩn bị nôn, tôi vẫn nhớ những người lớn trên xe cằn nhằn với bác tài rằng xe đã đông thế này rồi còn bắt khách làm gì nữa. Bác tài từ tốn trả lời rằng nếu xe không đón những khách đó, họ sẽ không kịp về nhà ăn Tết.

Lớn hơn một chút, về quê ăn Tết trở thành một sự xa xỉ. Bố mẹ tôi, sau hơn nửa đời người bán mặt cho đất bán lưng cho trời nuôi ba anh em chúng tôi ăn học, giờ đã già yếu và không thể làm việc được nữa. Quà cáp họ hàng, cỗ bàn, mừng tuổi, tết mới, nợ lãi cuối năm là những khoản chi tiêu khổng lồ mà như bố mẹ tôi nói, nếu không trông vào tôi thì không biết trông vào ai.

Năm nào cũng vậy, cứ tháng chạp là mẹ tôi lại lo nghĩ nhiều đến mức rối loạn tiền đình. Bố mẹ không nói ra vì thương con, nhưng tôi biết, số tiền tôi mang về năm đó sẽ quyết định việc bố mẹ tôi có yên tâm ăn Tết hay không. Tết tư trở thành một gánh nặng. Về nhà trở thành một bài toán cơm áo gạo tiền. Nếu không về, tôi có thể tiết kiệm được một khoản không nhỏ để năm mới của bố mẹ yên ổn hơn.

Những năm gần đây, tôi bắt đầu sợ những câu hỏi trời ơi đất hỡi mỗi khi về nhà ăn Tết. Câu hỏi đầu tiên, mọi người chắc cũng đoán được, đó là về chuyện chồng con. Không bao giờ là câu hỏi tôi muốn lấy chồng hay không, mà luôn là khi nào tôi lấy chồng. Lấy chồng như thể là một cái mốc mà bất cứ người phụ nữ Việt Nam nào cũng cần phải vươn tới. Như thể là nếu không có một người đàn ông bên cạnh, tôi vì một lý do nào đó mà chưa trọn vẹn, chưa xứng đáng là phụ nữ.

Câu hỏi thứ hai là câu hỏi tiền nong. Vẫn biết rằng người hỏi không có ác ý -- nhiều người hỏi chỉ để biết cuộc sống của tôi có ổn hay không -- nhưng ý nghĩ rằng số tiền tôi kiếm được trở thành một tham số để người khác đánh giá tôi. Nếu bác chỉ hỏi cháu về tiền, chẳng phải tiền là thứ duy nhất bác quan tâm? Nếu bác dùng tiền để so sánh cháu với người khác, chẳng phải là cỗ vũ cho cháu sống vì tiền?

Ở Mỹ, lễ hội quan trọng tương đương với Tết ở Việt Nam là lễ Tạ ơn, ngày mà ai ở đâu xa cũng cố gắng về để gia đình sum vầy. Năm ngoái, mẹ nuôi của tôi đang phục hồi sau phẫu thuật đầu gối nên gia đình bà chỉ làm một bữa tối nhỏ với vợ chồng bà, con gái, và tôi. Mặc căn ngan của mọi người, bà vẫn quyết định làm đầy đủ các món truyền thống: gà tây, nhồi bánh mì, nước sốt nam việt quất, bánh bí ngô. Đứng cả ngày nấu ăn, đầu gối của bà tê buốt. Cả chồng và con bà nghĩ rằng bà thích làm nên cũng không giúp đỡ gì nhiều. Gần đến bữa ăn tối mà hai người vẫn ngồi xem tivi, bà vừa đau vừa tủi thân nên bật khóc.

Chứng kiến cảnh đấy, tôi đã thắc mắc tại sao bà phải làm khổ bản thân như vậy. Không ăn gà tây hôm nay thì ăn gà tây hôm khác. Với tôi, một người lớn lên không biết lễ Tạ ơn là gì, truyền thống ngày lễ trở thành một cái gông làm khổ những người theo nó. Nhưng rồi tôi nghĩ, điều đó chẳng phải đúng với truyền thống ăn Tết của mình hay sao?

Ngày nhỏ, tôi cứ nghĩ Tết là một điều tất yếu của tự nhiên. Năm hết Tết đến hiển nhiên như việc sáng ra mặt trời mọc, và những sự bất tiện kia là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Sau gần thập kỷ sinh sống ở nước ngoài, tôi nhận ra rằng Tết cũng chỉ là sản phẩm của con người. Chịu đựng những bất tiện "kèm theo" hay không là một lựa chọn.

Năm 2014, tôi quyết định giải thoát cho mình khỏi "cái gông" truyền thống, tận dụng những ngày nghỉ lễ hiếm hoi sang Đài Loan chơi với bạn. Buổi tối giao thừa, cô bạn người Đài Loan mời tôi đến ăn tối cùng gia đình. “Chưa bao giờ nhà tớ được đông vui như thế,” cô bạn hào hứng kể. “Nhà bác ở New Zealand cũng về. Nhà cô chú ở Singapore cũng về”. Ngồi giữa nhà, bà của cô nắn bóp từng đứa cháu một, khuôn mặt nở nụ cười móm mém mãn nguyện. “Bà tớ năm nay đã ngoài 80, không biết còn ở với chúng tớ được bao nhiêu cái Tết”...

Tôi nhớ đến bà của tôi và hộp bánh ai đó tặng bà đã giấu kỹ, chờ tôi về mới bóc. Tôi nhớ đến đứa cháu ba tuổi của tôi, chỉ chờ cô về để khoe chiếc váy mới. Tôi nhớ đến mẹ của tôi, bao nhiêu đêm nằm thấp thỏm không ngủ, mong con về nhà mới thấy an tâm. Đêm hôm đó khi về khách sạn, nước mắt tôi chảy đẫm gối.

Huyền Chip (viết từ California đêm 27 Tết)

Du học sinh Việt khắp nơi gói bánh chưng đón Tết

Du học sinh Việt khắp nơi gói bánh chưng đón Tết

Du học sinh Việt ở khắp nơi trên thế giới dù không thể về quê ăn Tết nhưng đều có những cách đón năm mới và nhớ về quê nhà của riêng mình.

">

Huyền Chip và Tết nguyên đán

Theo quy định tại Nghị định 53 của Chính phủ, Hình thức lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam do doanh nghiệp quyết định (Ảnh minh họa: H.Đăng)

Đối với việc lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài, Nghị định 53 quy định: Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuộc 1 trong những lĩnh vực quy định phải lưu trữ dữ liệu tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam trong trường hợp dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp bị sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng đã được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) thuộc Bộ Công an thông báo và có yêu cầu phối hợp, ngăn chặn, điều tra, xử lý bằng văn bản nhưng không chấp hành, chấp hành không đầy đủ hoặc ngăn chặn, cản trở, vô hiệu hóa, làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện.

Các lĩnh vực được quy định gồm có: Dịch vụ viễn thông; lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán; dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng; dịch vụ cung cấp, quản lý hoặc vận hành thông tin khác trên không gian mạng dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến.

Trong trường hợp bất khả kháng mà việc chấp hành yêu cầu của pháp luật về an ninh mạng của doanh nghiệp nước ngoài không thể thực hiện, doanh nghiệp nước ngoài cần thông báo cho A05 trong vòng 3 ngày làm việc để kiểm tra tính xác thực của việc bất khả kháng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thời gian 30 ngày làm việc để tìm phương án khắc phục.

Trường hợp dữ liệu do doanh nghiệp thu thập, khai thác, phân tích, xử lý không đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định 53, doanh nghiệp phối hợp với A05 để xác nhận và tiến hành lưu trữ các loại dữ liệu hiện đang thu thập, khai thác, phân tích, xử lý.

Còn với trường hợp doanh nghiệp tiến hành thu thập, khai thác, phân tích, xử lý bổ sung các loại dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định 53, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với A05 để bổ sung vào danh sách dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam.

Chia sẻ quan điểm về quy định lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, chuyên gia Trương Đức Lượng, Chủ tịch Công ty Cổ phần An Ninh Mạng Việt Nam (VSEC) cho rằng, việc có những quy định này là cần thiết.

Bởi lẽ, sự phát triển của công nghệ đã khiến việc kết nối trở nên dễ dàng hơn. Các ứng dụng công nghệ đã tạo ra một xã hội song song với xã hội thực mà trong đó chúng ta sống hàng ngày, có thể gọi đó là xã hội số. “Xã hội số mang rất nhiều đặc tính chung của xã hội thực và cũng có nhiều nét riêng. Nét riêng cơ bản nhất là tính không biên giới, tính định danh. Xã hội số bên cạnh tính tích cực thì cũng kèm theo nhiều tiêu cực như xã hội thực và việc phát triển xã hội số cũng cần đi kèm theo là các biện pháp quản lý để giúp công dân số bớt bị tác động tiêu cực như hăm dọa, lừa đảo, thông tin giả…”, ông Trương Đức Lượng phân tích.

Cũng theo phân tích của vị chuyên gia này, do đặc tính không biên giới nên việc tạo ra một xã hội số có thể bắt nguồn từ bất kỳ đâu trên thế giới. Vì thế, việc quản lý xã hội số sẽ khó đạt được hiệu quả nếu không có cách thức liên kết thực giữa nhà quản lý và các đơn vị tạo ra xã hội số. 

Vân Anh

">

Quy định dữ liệu người dùng Việt phải được lưu trữ trong nước đã có hiệu lực

Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Dinamo Zagreb, 3h00 ngày 23/1

NAPAS phối hợp các ngân hàng thành viên tổ chức sự kiện ra mắt dịch vụ VietQRCash.

Ngày 7/8/2023, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp các ngân hàng thành viên tổ chức sự kiện “Lễ ra mắt dịch vụ  VietQRCash”. Sự kiện nhằm đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng số hóa với tiêu chuẩn VietQR cũng như bước phát triển mới trong hành trình số hóa các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của ngân hàng. 

VietQR được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn cơ sở QR code do Ngân hàng Nhà nước ban hành để áp dụng chung cho toàn thị trường, nhằm kết nối chuyển mạch các giao dịch thanh toán và chuyển tiền bằng mã QR giữa các Ngân hàng, Trung gian thanh toán qua hệ thống NAPAS. 

Đến nay, cùng với thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ngày càng tăng lên, đặc biệt sau giai đoạn dịch Covid-19 ở nước ta, phương thức chuyển tiền, thanh toán bằng quét mã QR đang được nhiều khách hàng ưa chuộng và quen thuộc sử dụng trong chi tiêu, thanh toán hàng ngày bởi sự nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. 

Tại giai đoạn đầu triển khai dịch vụ, khách hàng có thẻ NAPAS và sử dụng ứng dụng mobile banking của 8 ngân hàng gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank, Saigonbank, Sacombank, NCB và NAM A BANK có thể thực hiện rút tiền trên hệ thống ATM của 6/8 ngân hàng thông qua phương thức quét mã VietQR mà không cần mang theo thẻ vật lý.

Giao dịch rút tiền được thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Khách hàng chỉ cần truy cập ứng dụng thanh toán của các ngân hàng (mobile app) để quét mã QR hiển thị trên màn hình ATM. Sau khi chọn loại thẻ (trong trường hợp có nhiều thẻ), khách hàng có thể lựa chọn số tiền cần rút trên mobile app của ngân hàng hoặc trên ATM và hoàn thành bước xác thực. Hạn mức và phí giao dịch tương tự như quy định hiện nay đối với giao dịch rút tiền trên ATM bằng thẻ NAPAS. Tổng số lượng ATM của các ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ VietQRCash chiếm hơn 60% tổng số lượng ATM hiện có trên thị trường sẽ là điều kiện thuận lợi giúp khách hàng gia tăng trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ mới. 

Ông Lê Văn Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo thống kê của Vụ Thanh toán, trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng trưởng khá cao, tăng trên 51% so với cùng kỳ năm trước. Trong số các phương thức thanh toán điện tử, phương thức sử dụng QRcode tiếp tục có sự tăng trưởng cao nhất, tăng gần 136% về số lượng.  

“Giờ đây, hoạt động thanh toán qua QR code đã trở nên khá phổ biến; chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp mã QR được dán tại khắp các hàng quán, từ quán bún, phở, chợ dân sinh, các cửa hàng hay siêu thị. Cùng với thói quen chuyển tiền và thanh toán bằng quét mã QR của người dân ngày càng tăng lên, việc NAPAS phối hợp với các ngân hàng triển khai thêm dịch vụ rút tiền bằng mã VietQR sẽ giúp đem lại sự tiện ích cho khách hàng khi sử dụng ứng dụng thanh toán di động  của các ngân hàng”, ông Tuyên nói.

Ông Lê Văn Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục tăng trưởng khá cao, tăng trên 51% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Quang Minh, Tổng Giám đốc NAPAS cho biết, VietQRCash không chỉ nhằm hoàn thiện hạ tầng số với mã VietQR mà còn đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình số hóa các sản phẩm, dịch vụ thanh toán của ngân hàng, mang đến trải nghiệm đồng bộ cho khách hàng từ việc mở tài khoản thanh toán trực tuyến và thẻ phi vật lý, đến thực hiện các giao dịch chuyển khoản, thanh toán bằng mã VietQR. 

“Sau khi hoàn thành triển khai với 8 ngân hàng đầu tiên, NAPAS đã sẵn sàng mở rộng kết nối dịch vụ VietQRCash ra toàn thị trường ngay trong năm nay, qua đó góp phần hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng số, đáp ứng nhu cầu thanh toán của mọi người dân và hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi sốtrong các lĩnh vực của nền kinh tế”, ông Minh nói.

Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV">

Mã QR được dán khắp từ quán bún phở đến chợ dân sinh

Theo dự kiến, chuyến bay của hãng hàng không này sẽ cất cánh, bay từ Hà Nội về Huế chở theo 159 hành khách lúc 19h35. Tuy nhiên, khi toàn bộ hành khách đã lên máy bay, phi hành đoàn thông báo máy bay chưa thể cất cánh vì đang thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Họ cùng chờ một trái tim từ Hà Nội về Huế để ghép cho người bị bệnh tim.

Thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Huế cùng nhân viên hãng bay cùng vận chuyển thùng đựng tạng lên máy bay. Ảnh: Facebook hãng bay

"Có một cuộc đời ở Huế, đêm nay, hy vọng sẽ được viết tiếp, nhờ một trái tim đã gấp gáp chạy đua với thời gian để lên tàu cùng chúng ta, cùng ê-kíp ghép tạng, bền bỉ từng nhịp đập đợi hạ cánh và đến được tới cửa phòng cấp cứu", trang Facebook nhắn gửi. Hãng hàng không gọi đây là hành khách thứ '160' cùng lên tàu bay. 

"Ngày hôm nay, 23 phút quý giá của bạn có thể sẽ làm nên kỳ tích".

Trái tim này được lấy từ người hiến tạng chết não ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Người được ghép tim tại Huế là nam giới. Thông tin từ người nhà của bệnh nhân cho biết, anh 32 tuổi, phát hiện mắc bệnh giãn cơ tim từ hơn 10 năm trước.

Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ vào14h14 ngày 5/7, ngay khi tiếp nhận thông tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, kíp ghép tạng của bệnh viện lập tức được kích hoạt.

17h30 cùng ngày, các bác sĩ mang theo mẫu máu của bệnh nhân xuất phát bay ra Hà Nội. Phương án điều phối tạng liên tục thay đổi do phải tính toán sự phù hợp giữa thời điểm lấy tim và các chuyến bay trong ngày 6/7.

Ngay khi chính thức có kế hoạch phẫu thuật lấy tạng lúc 17h20, thì chuyến bay Hà Nội - Huế chỉ còn một chuyến cuối cùng cất cánh vào lúc 19h35, nhưng thời gian lấy tim ra khỏi lồng ngực thực tế dài hơn dự kiến.

“Tim đang ra”, “Tim đã lên xe”, “Tim đã xuất phát ra sân bay chưa?”, “Hy vọng kịp”… là những tin nhắn vội vàng, đầy lo lắng của các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Huế, đang nỗ lực để đưa tim ra sân bay Nội Bài kịp thời gian.

Sau khi trái tim lên máy bay, chuyến bay đã về Huế an toàn lúc 21h25. Trái tim được đưa xuống máy bay, lên xe cấp cứu của Bệnh viện Trung ương Huế đang chờ sẵn dưới sân bay Phú Bài rồi chạy thẳng về bệnh viện, ghép cho một bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch trẻ tuổi đang đếm từng phút giây để được ghép. Người được nhận tim để ghép là anh T.V.G, sinh năm 1991, trú tại Thừa Thiên Huế.

Thông tin từ người nhà anh chia sẻ với VietNamNet, anh mắc bệnh cơ tim giãn - suy tim phát hiện cách đây 13 năm. Thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết dù anh được điều trị nội khoa tối ưu nhưng đến nay chức năng tim không cải thiện và chờ đợi cơ hội để được ghép tim.

Được biết, ca mổ kết thúc, trái tim đã đập trở lại trong lồng ngực người được ghép ở Huế lúc hơn 23h30 tối 6/7. Cập nhật thông tin mới nhất, gần 24 giờ sau ghép tim, bệnh nhân đã rút nội khí quản, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số huyết động và sinh hoá ổn định, chức năng tim tốt…

Các con nghe tiếng đập trái tim của người cha đã mất 4 năm

Các con nghe tiếng đập trái tim của người cha đã mất 4 năm

Ba chị em người Mỹ đã gặp người nhận trái tim của cha mình 4 năm sau khi ông qua đời.">

Bị hoãn gần nửa tiếng, 159 khách vẫn vui vẻ khi biết máy bay chờ chở trái tim

友情链接