Chiết khấu phát hành sách giáo khoa khoảng 250 tỷ đồng

作者:Công nghệ 来源:Giải trí 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-20 21:18:21 评论数:

- Mức chi chiết khấu phát hành sách giáo khoa (SGK) phổ thông khoảng 250 tỷ đồng mỗi năm (tương đương với 25% doanh thu hàng năm 1.000 tỷ đồng) là khá cao; sách thí điểm VNEN và Tiếng Việt 1 Giáo dục Công nghệ tăng đột biến; doanh thu khoảng 300 tỷ đồng.

Làm sách giáo khoa mỗi năm lỗ 40 tỷ đồng

Bộ GD-ĐT kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa

TP.HCM cam go viết sách giáo khoa mới

Thông tin này được đưa ra tại phiên họp sáng nay,ếtkhấupháthànhsáchgiáokhoakhoảngtỷđồlịch thi đấu ligue 1 ngày 25/9 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khi báo cáo kết quả khảo sát bước đầu về một số nội dung trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2012 - 2017.

Trước đó, Ủy ban đã đi khảo sát thực tế tại Hà Nội, TP.HCM và Lâm Đồng; tham vấn các chuyên gia và nhận được báo cáo của 41 tỉnh thành về vấn đề này.

Quá trình khảo sát việc xuất bản SGK (không bao gồm các ấn phẩm liên quan như sách tham khảo) tập trung vào 2 vấn đề lớn: hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước còn chồng chéo và việc quy định Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm chính trong biên soạn, in ấn và phát hành SGK liên quan đến cơ quan xuất bản của Bộ là NXBGDVN.

{ keywords}
(Ảnh: Lê Anh Dũng)

In ấn khép kín, in nối bản tinh vi

Báo cáo của Ủy ban cho hay: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) tổ chức in SGK theo 2 hình thức: In gia công (NXB GDVN giao kế hoạch cho các nhà in nội bộ có góp vốn của NXB nhưng không được tham gia đấu thầu theo luật) và in đấu thầu rộng rãi toàn quốc.

Tuy nhiên hoạt động in và phát hành SGK còn tồn tại những hạn chế như: Việc in SGK chỉ được đấu thầu rộng rãi sau khi đã trừ sản lượng giao cho các đơn vị in nội bộ của NXB GDVN và là những tên sách có số lượng in thấp. Việc in ấn khép kín nên tính cạnh tranh chưa cao, dẫn đến hạn chế về chất lượng, khó giảm giá thành, chưa khuyến khích việc đầu tư phát triển ngành in.

Bên cạnh đó, tình trạng in lậu, in nối bản SGK ngày càng lan rộng, tinh vi và phức tạp, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng trong phân biệt thật, giả, phát hiện vi phạm; ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả, của nhà xuất bản và người tiêu dùng. Chưa kể, SGK in lậu chất lượng kém, gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học.

Quá trình khảo sát cho thấy, quy định về thẩm quyền của Bộ GD-ĐT trong việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành SGK, giáo trình tại điều 99 Luật Giáo dục hiện hành được cho là nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền trong hoạt động in, xuất bản, phát hành làm cho hoạt động này thiếu tính cạnh tranh, công bằng, ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành, gây bức xúc dư luận xã hội. Mặc dù sau này đã có Luật xuất bản 2012 nhưng chưa đủ để điều chỉnh khắc phục những bất cập trên.

Các quy định về định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm chưa thống nhất làm ảnh hưởng đến tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm kinh doanh của NXB.

Quy định chế tài xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động xuất bản in, phát hành còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu ngăn chặn tình trạng vi phạm ngày càng tăng và tinh vi hiện nay.

Phát hành cồng kềnh, chiết khấu khoảng 250 tỉ đồng

Báo cáo cho thấy, một trong những điểm hạn chế của hoạt động này là hệ thống phát hành SGK còn cồng kềnh, quy trình phát hành chưa thật hợp lý do phải trải qua nhiều khâu trung gian.

Là một trong những thành viên trực tiếp tham gia khảo sát quá trình xuất bản sách, ông Phan Viết Lượng (Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội) nhìn nhận, đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí SGK.

Cụ thể, SGK được in tại hơn 90 cơ sở trên 63 tỉnh thành trong cả nước phải chuyển về nhập kho, sau đó chuyển đến các Công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục tại các miền rồi mới chuyển về các Công ty phát hành sách địa phương; từ đó sẽ bắt đầu chuyển tới các cơ sở giáo dục hoặc đại lý. Như vậy, sau khi qua nhiều khâu trung gian, chi phí vận chuyển sách cũng tăng lên.

Bên cạnh đó, dù qua hình thức nào NXB cũng sẽ thực hiện việc chiết khấu. Theo báo cáo, mức chi chiết khấu chi cho phát hành SGK lên tới 250 tỷ đồng/ năm (tương đương với 25% doanh thu hàng năm 1.000 tỷ đồng).

Theo Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, trong nhiều năm qua, tình trạng phần lớn SGK chỉ sử dụng 1 lần đã dẫn tới việc SGK thay mới với số lượng hàng năm  lớn, gây lãng phí ngân sách nhà nước, tăng chi trả cho người dân, gây bức xúc xã hội. Nguyên nhân của việc này là do việc biên soạn, thiết kế SGK chưa hợp lý, đưa các dạng bài tập trắc nghiệm và các dạng bài tập khác vào sách....

Sách thí điểm giá cao, năm nào cũng sửa

Bà Hoàng Thị Hoa, Phó Chủ nhiệm  Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho hay, trong nhiều năm qua ngoài bộ SGK  2000 do Bộ GD-ĐT in, biên soạn, phát hành, còn có một số sách thực nghiệm, tài liệu thí điểm cũng do NXB GDVN in, phát hành đang sử dụng trên cả nước, trong đó có bộ sách mô hình giáo dục mới VNEN và tài liệu Tiếng việt 1- Công nghệ Giáo dục (GDCN).

Qua khảo sát, bộ sách VNEN và tài liệu Tiếng Việt 1-GDCN có giá bán cao, sản lượng in, hàng năm, doanh thu hàng năm tăng cao, chỉnh sửa và thay mới nhiều. Hai bộ sách này do NXB GDVN xuất bản,  phát hành.

Năm 2017 sản lượng in, phát hành tài liệu Tiếng Việt lớp 1- CNGD khoảng 5 triệu bản, tăng gần 13 lần so với năm 2012. Sách VNEN là 10 triệu bản, tăng gấp 5 lần so với năm 2014. Doanh thu từ sách VNEN năm 2017 đạt khoảng hơn 300 tỷ đồng/năm, tương đương 1/3 doanh thu từ SGK giáo dục phổ thông 2000.

Giá bán một bộ VNEN cao gấp 4 lần một bộ sách của chương trình 2000 đối với sách lớp 3 và lớp 4; gấp 3 lần đối với 5, 6, 7. 

Cùng do NXB GDVN xuất bản, in và phát hành, tuy nhiên khác với SGK đại trà (chương trình 2000), sách VNEN và tài liệu Tiếng Việt 1 GDCN trong giai đoạn 2012-2017 không được bán trên thị trường mà được phân phối bởi các công ty con và công ty thành viên của NXB GDVN thông qua Sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố, Phòng GD-ĐT huyện, thị xã, các trường tiểu học, THCS trên cơ sở rà soát nhu cầu sử dụng hàng năm.

Sách giáo khoa mới của Bộ sẽ khắc phục hạn chế hiện tại

Cũng trong trưa 25/9, Bộ GD-ĐTđã có báo cáo tiếp thu, giải trình một số nội dung liên quan việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2012-2017.

Bộ GD-ĐT cho hay bộ SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ chủ trì tổ chức biên soạn sẽ bảo đảm khắc phục triệt để những hạn chế hiện nay.

Bộ cũng đang tiến hành tổng kết, đánh giá việc biên soạn, xuất bản, phát hành và sử dụng SGK, bao gồm sách Hướng dẫn học theo mô hình VNEN, sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục để rút kinh nghiệm trong việc triển khai chương trình, SGK mới.

Bộ GD-ĐT sẽ triển khai tổng kết đánh giá việc thí điểm chuyển NXB Giáo dục Việt Nam sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của NXB này trong tổng thể ngành xuất bản.

Giá cả thị trường nhiều thay đổi, giá SGK vẫn giữ nguyên

Do tính chất đặc thù của việc xuất bản, phát hành SGK nên NXB Giáo dục Việt Nam không được tự quyết định giá bìa SGK. Theo quy định hiện hành thì sách giáo khoa là mặt hàng được quản lí giá bởi Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá).

Theo Bộ GD-ĐT, từ năm 2011 đến nay, dù giá cả thị trường có nhiều thay đổi, giá nguyên vật liệu làm sách tăng lên nhiều nhưng giá SGK vẫn giữ nguyên.

Việc NXB GDVN tổ chức đấu thầu để lựa chọn các công ty in, phát hành SGK thông qua các công ty cổ phần về thực chất là lựa chọn những công ty đủ mạnh, có khả năng in SGK với chất lượng tốt, giá thành hạ, phát hành SGK ở các địa phương để giảm chi phí vận chuyển (sách in ở khu vực nào cung cấp cho khu vực đó, không phải "chuyển về nhập kho, sau đó chuyển đến các công ty cổ phần sách và thiết bị tại các miền, rồi mới chuyển về các công ty phát hành sách địa phương" như được phản ánh), bảo đảm không bị lỗ hoặc lỗ ít trong bối cảnh giá nguyên vật liệu, nhân công tăng theo giá cả thị trường nhưng giá sách giáo khoa không thay đổi.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng tỉ lệ SGK được sử dụng lại nhiều lần, ngày 24/9/2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Chỉ thị số 3798/CT-BGDĐT về việc sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục giải thích SGK VNEN giá cao

Cũng trong báo cáo của Bộ GD-ĐT, sách Hướng dẫn học theo mô hình VNEN được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Học sinh sử dụng sách hướng dẫn học theo mô hình VNEN thay cho SGK hiện hành, trừ các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục chỉ biên soạn sách "Hoạt động giáo dục" dành cho giáo viên để tổ chức hoạt động học cho học sinh.

Đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật học sinh vẫn sử dụng sách giáo khoa hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ học tập do giáo viên giao.

Các bài học trong sách Hướng dẫn học theo mô hình VNEN được thiết kế thành các hoạt động học để giáo viên hướng dẫn học sinh tự lực nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức, dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh thực hành, báo cáo, thảo luận, phát triển năng lực. Do vậy, sách Hướng dẫn học có số trang nhiều hơn SGK thông thường, được in 4 màu, khổ sách 19x27cm, chủng loại giấy in tốt hơn,… (SGK thông thường khổ sách 17x24cm) nên có giá cao hơn SGK thông thường khoảng 1,5-1,6 lần. Giá sách Hướng dẫn học theo mô hình VNEN cũng do Bộ Tài chính quản lí như đối với SGK.

Phát hành thông qua nhà trường: Lo ảnh hưởng tới sự lựa chọn của học sinh

 

{ keywords}
Ông Phan Viết Lượng. Ảnh: Thúy Nga

Ông Lượng bày tỏ lo ngại với hình thức phát hành thông qua nhà trường có thể phát sinh những mặt trái: “Nhà trường có thể vì chiết khấu, lợi nhuận mà chạy theo số lượng. Việc chiết khấu này cũng có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn SGK của học sinh. Ví dụ, học sinh muốn sử dụng sách này trong khi nhà trường lại phát hành loại sách khác khiến học sinh buộc phải theo.

Ông Lượng cho hay, khi thực hiện “một chương trình, nhiều bộ SGK” cũng hưa thể khẳng định giá SGK có giảm hay không. Nhưng chắc chắn trách nhiệm của nhà nước cần tăng cường quản lý hơn về giá sách và xem đó là loại hàng kinh doanh có điều kiện, nằm trong tầm kiểm soát.

“Trong khi các nước miễn SGK cho học sinh còn mình chưa miễn được, rõ ràng về phía Nhà nước phải có sự kiểm soát chặt chẽ. Thậm chí có những vùng nhà nước cần hỗ trợ đặc biệt như vùng sâu vùng xa để đảm bảo điều kiện cho các cháu đến trường”.

Ông Lượng cũng nói: Nếu bản quyền về SGK được sử dụng, tạo điều kiện cho các nhà xuất bản SGK tiếp cận bản thảo ấy thì việc tổ chức đấu thầu sẽ tập trung hơn. Khi đó, các cơ sở in có  thể đổi mới công nghệ, được lựa chọn nguyên liệu đầu vào, quy trình tổ chức in xuất bản trở nên chuyên nghiệp, hợp lý, không làm tăng chi phí trung gian. Chất lượng SGK nhờ vậy cũng sẽ hấp dẫn về nội dung, đẹp về hình thức.

Nguyễn Thảo

 

 

Thúy Nga - Lê Huyền - Thanh Hùng

TP.HCM cam go viết sách giáo khoa mới

TP.HCM cam go viết sách giáo khoa mới

Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay phía Sở và NXB giáo dục Việt Nam đã có những cuộc đấu tranh "khủng khiếp" để giữ đội ngũ viết sách của mình, đặc biệt TP.HCM nắm quyền phản biện nên sẽ làm tới cùng để nội dung sách tốt nhất.

最近更新