Nhận định, soi kèo Nice vs Nantes, 1h45 ngày 5/4: Đến lúc bừng tỉnh

Kinh doanh 2025-04-09 16:37:14 253
ậnđịnhsoikèoNicevsNanteshngàyĐếnlúcbừngtỉkq bóng da   Phạm Xuân Hải - 04/04/2025 05:25  Pháp
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/0c396513.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo AC Milan vs Fiorentina, 1h45 ngày 6/4: Đâu dễ cho Milan

{keywords}Hai thành viên của đội tuyển Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Cuộc thi Kỹ năng nghề Cơ điện tử online Châu Á- Thái Bình Dương.

Tại sân chơi này, Việt Nam phải đối đầu với các đội mạnh nhất thế giới hiện nay về nghề cơ điện tử là: Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Do đó, Huy chương Vàng mà hai thí sinh vừa giành được là kết quả ngoài sức mong đợi.

2 thành viên của đội tuyển thi nghề Cơ điện tử Việt Nam là Đinh Tú Ngọc và Nguyễn Văn Tấn, học viên Trường CĐ Cơ điện Hà Nội.

{keywords}
 

Bày tỏ niềm tự hào khi mang về Huy chương Vàng, em Nguyễn Văn Tấn chia sẻ, khác với đề thi cơ điện tử thế giới và ASEAN trước đó, đề thi Châu Á- Thái Bình Dương thiên về lập trình nhiều hơn là lắp đặt cơ khí. Đề thi cũng có sự chuyển giao linh hoạt trong các hệ thống, gần gũi với các công việc trong các dây chuyền thực tế của nhà máy.

Còn em Đinh Tú Ngọc cho hay, để có được kết quả này, sau khi nắm được yêu cầu của đề thi, các em đã lập tức có sự phân chia công việc. Việc phân chia dựa trên thế mạnh của từng người để làm sao thực hiện bài thi một cách hợp lý và nhanh nhất. Trong quá trình thực hiện, người nào gặp vướng mắc, khó khăn, người còn lại sẽ ngay lập tức có sự hỗ trợ.

{keywords}
 

Với chiến thắng này, các thí sinh của đội tuyển Việt Nam đã khẳng định được kiến thức, khả năng, kỹ năng ở Châu Á. Các em cũng sẽ có cơ hội tranh tài tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới dự kiến diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 2022.

Hải Nguyên

Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia 2021 mở rộng đối tượng tham dự lên đến 60 tuổi

Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia 2021 mở rộng đối tượng tham dự lên đến 60 tuổi

Kỳ thi kỹ năng nghề lần thứ 12 năm 2021 sẽ mở rộng đối tượng tham dự là người lao động có độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi đang làm việc tại các doanh nghiệp, tổng công ty và tập đoàn kinh tế.

">

Việt Nam giành Huy chương Vàng kỹ năng nghề Cơ điện tử Châu Á

Quỳnh Hoa và các thí sinh trong buổi phỏng vấn kín với giám khảo Miss Universe 2023.

Rạng sáng 15/11 (giờ Việt Nam), một số thí sinh dự thi Miss Universe 2023 đã tham dự vòng phỏng vấn kín với ban giám khảo, trong đó có đại diện của Việt Nam. Đây là 1 trong 4 sự kiện quan trọng của cuộc thi. Vòng phỏng vấn kín giúp ban giám khảo đánh giá khả năng diễn đạt, tìm hiểu về cuộc sống, quan điểm, suy nghĩ và năng lực truyền cảm hứng thông qua các hoạt động, dự án của thí sinh. Một số thí sinh khác sẽ tham gia phỏng vấn kín vào ngày mai. 

Các thí sinh được xếp lượt ngồi bên ngoài phòng phỏng vấn, chờ vào bên trong. Để tránh lo lắng và hồi hộp, các thí sinh cười nói trao đổi, dùng điện thoại kiểm tra tư liệu, thậm chí nhảy múa để động viên nhau.

Chia sẻ với VietNamNet, Bùi Quỳnh Hoa cho biết khi vào phòng phỏng vấn, cô chủ động cười chào trước với ban giám khảo để tạo không khí cởi mở thân thiện.

Cô được các các giám khảo hỏi về bản thân, về bố và những định kiến xã hội, những khó khăn gặp phải trong cuộc sống và những điều muốn truyền cảm hứng, cũng như nói về hình tượng của một Hoa hậu Hoàn vũ. Quỳnh Hoa tiết lộ có 2 bàn ban giám khảo tách biệt, mỗi bàn có 3 người nhưng đều có chung câu hỏi về gia đình và những định kiến xã hội.

Hoa hậu nước chủ nhà El Salvador và Đan Mạch thể hiện sự phấn khích khi tham dự vòng phỏng vấn kín. Họ cho biết cùng có cảm giác lo lắng nhưng đã thoải mái hơn khi ban giám khảo dễ chịu, lắng nghe từng chia sẻ của thí sinh nên phần thi bị cho là "đáng sợ" nhất lại trở thành giây phút đáng nhớ.

Hoa hậu Angola, Latvia, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Quần đảo Cayman cũng cùng có chung cảm giác thoải mái và nhận định phần phỏng vấn kín của mình đã diễn ra rất tốt. 

Quỳnh Hoa và các thí sinh hoạt động tại El Salvador.

Các thí sinh di chuyển ra sân khấu tổng duyệt:

Sau buổi phỏng vấn kín nhiều cảm xúc, các thí sinh đi tổng duyệt lần đầu tại sân khấu chính. Sân khấu lấp lánh với dàn đèn rực sáng cùng màn hình cong như bức tranh sống động, chờ đợi thí sinh thể hiện sự rạng ngời và bước đi điêu luyện.

Tổng duyệt sân khấu là cơ hội để thí sinh trải nghiệm với ánh sáng sân khấu, tập động tác và giao tiếp với khán giả, giám khảo và máy quay. Các thí sinh học cách di chuyển duyên dáng, nói chuyện tự tin và tạo ấn tượng mạnh mẽ từ mọi góc độ. 

Quỳnh Hoa trong phần hô tên tổng duyệt.

El Salvador đã tiến hành cải tạo hoàn toàn Nhà thi đấu thể thao trong nhà José Adolfo Pineda - nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ lần thứ 72 - cũng là nơi tổ chức cuộc thi Miss Universe 1975, với sức chứa 12.900 khán giả. Các ngày thi quan trọng còn lại của Miss Universe 2023 gồm: Bán kết (16/11), Trang phục dân tộc (17/11), Chung kết (19/11).

Minh Nguyễn

Bùi Quỳnh Hoa so tài catwalk với Hoa hậu Venezuela ở Miss Universe 2023Thí sinh Miss Universe 2023 đang tích cực tập luyện cho đêm thi bán kết và thi trang phục dân tộc vào ngày 15,16/11. Bùi Quỳnh Hoa so tài catwalk với đại diện Venezuela và các ứng cử viên khác.">

Bùi Quỳnh Hoa tiết lộ về vòng phỏng vấn kín ở Miss Universe 2023

Nhận định, soi kèo Twente vs Fortuna Sittard, 23h45 ngày 5/4: Chiến thắng khó nhọc

- Tiếp thu những ý kiến góp ý của dư luận, ban soạn thảo chương trình môn Ngữ văn –chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết đã có những điều chỉnh theo hướng tăng số lượng các tác phẩm bắt buộc so với những lần công bố trước đây.

Chia sẻ với VietNamNet, PGS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, sau hơn 3 tháng công bố dự thảo, ban xây dựng chương trình  đã nhận được rất nhiều ý kiến, trong đó có nhiều ý kiến ngược nhau. Ban soạn thảo đã nghiên cứu và giải trình về nhiều vấn đề để đưa ra những điều chỉnh nhất định.

{keywords}
PGS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Lê Anh Dũng.

“Riêng về phạm vi tác phẩm bắt buộc và tự chọn, tiếp thu ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu và các thầy, cô giáo, chương trình Ngữ văn mới đã điều chỉnh theo hướng tăng số lượng các tác phẩm bắt buộc.

Cụ thể, dựa vào 9 tác gia và các tác phẩm được học trong chương trình và SGK hiện hành, lựa chọn và bổ sung một số tác phẩm có vị trí quan trọng, tiêu biểu cho thành tựu văn học dân tộc qua các giai đoạn, với 3 cấp độ: tác phẩm bắt buộc (tác giả SGK và giáo viên bắt buộc thực hiện theo quy định của chương trình); tác phẩm tự chọn bắt buộc (tác giả SGK bắt buộc lựa chọn trong số tác phẩm cùng cấp độ theo quy định của chương trình); tác phẩm tự chọn (tác giả SGK tự lựa chọn theo gợi ý của chương trình)”, PGS Đỗ Ngọc Thống cho hay.

Như vậy, điểm khác biệt rõ rệt ở lần điều chỉnh này so với các lần công bố trước đây là ban xây dựng chương trình đã bổ sung thêm nhóm các tác phẩm tự chọn bắt buộc.

Thêm danh mục các tác phẩm tự chọn bắt buộc

Theo đó, danh mục các tác phẩm bắt buộc mà SGK nào cũng phải có vẫn được giữ nguyên, gồm: Nam quốc sơn hà tương truyền của Lí Thường Kiệt; Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (có bài khái quát về đọc tác gia Nguyễn Trãi); Truyện Kiều của Nguyễn Du (có bài khái quát về đọc tác gia Nguyễn Du); Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu; Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh (có bài khái quát về đọc tác gia Hồ Chí Minh).

Lần điều chỉnh này đã bổ sung thêm nhóm các tác phẩm tự chọn bắt buộc.

Cụ thể, với các tác phẩm tự chọn bắt buộc, yêu cầu đối với các tác phẩm văn học dân gian như sau:

- Chọn ít nhất 4 tác phẩm trong các truyện sau: Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây khế, Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Lợn cưới, áo mới; Đẽo cày giữa đường

- Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: ca dao phong cảnh quê hương đất nước; ca dao tình yêu, tình cảm gia đình; ca dao hài hước, châm biếm

- Chọn ít nhất 1 tác phẩm trong các sử thi sau: Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước, Xinh Nhã.

- Chọn ít nhất 1 tác phẩm trong các truyện thơ sau: Sống chụ son sao, Tiếng hát làm dâu.

- Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng trong các tác phẩm sau: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham (chèo); Nghêu Sò Ốc Hến, Trương Đồ Nhục, Trương Ngáo (tuồng)

Với các tác phẩm văn học viết, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau đây:

- Thuật hứng (số 24), Thư lại dụ Vương Thông, Ngôn chí (số 20), Bảo kính cảnh giới (số 43) của Nguyễn Trãi

- Độc Tiểu Thanh kí, Long thành cầm giả ca, Phản chiêu hồn của Nguyễn Du

- Tự tình 2, Mời trầu, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

- Lục Vân Tiên, Chạy Tây, Ngóng gió Đông của Nguyễn Đình Chiểu

- Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Ông Nghè tháng Tám, Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến

- Mộ, Vọng nguyệt, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Thuế máu, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh

- Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt của Nam Cao

- Số đỏ, Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng

- Vội vàng, Đây mùa thu tới, Nguyệt cầm, Thơ duyên của Xuân Diệu

- Từ ấy, Khi con tu hú, Việt Bắc, Lượm, Mẹ Tơm, Ta đi tới, của Tố Hữu

- Vũ Như Tô, Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng

- Chữ người tử tù, Cô Tô, Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Ngoài ra, nhóm các tác phẩm tự chọn cũng sẽ được ban xây dựng chương trình công bố cụ thể.

“Danh mục văn bản gợi ý ở Phụ lục không phải là tất cả ngữ liệu của các lớp, cũng không bắt buộc, mà chỉ là những ví dụ minh hoạ về thể loại, kiểu văn bản, đề tài và sự phù hợp với nhận thức, tâm lí lứa tuổi; nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói, nghe ở mỗi lớp.

Các tác giả SGK có thể dựa vào đây để lựa chọn và tự tìm thêm các văn bản tương tự về thể loại và độ khó để biên soạn miễn là đáp ứng được các tiêu chí và yêu cầu mà chương trình đã nêu”, PGS Thống cho hay.

PGS Đỗ Ngọc Thống cũng cho hay, những thay đổi này sẽ được Ban xây dựng CT Ngữ văn chuẩn bị trình Hội đồng thẩm định quốc gia vào cuối tháng 4 này. Sau khi thẩm định, ban soạn thảo sẽ tiếp tục sẽ chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng trước khi đưa vào triển khai.

Thanh Hùng

"Chọn tác phẩm  cho chương trình Ngữ văn khó như khách mời đám cưới"

"Chọn tác phẩm cho chương trình Ngữ văn khó như khách mời đám cưới"

Các giảng viên văn gạo cội ở trường đại học bày tỏ băn khoăn về dự thảo chương trình Ngữ văn mới nhẹ phần văn, nặng phần ngữ.

">

Chương trình Ngữ văn mới được điều chỉnh theo hướng tăng các tác phẩm bắt buộc

Cụ thể, trong công văn hướng dẫn mới nhất ngày 13/12, Bộ GD-ĐT yêu cầu, đối với lớp 1 và lớp 2, bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, các cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn trong phòng dịch. Các trường lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện; chia nhỏ số học sinh/lớp đảm bảo an toàn phòng dịch để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” cho học sinh trước khi tổ chức bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt linh hoạt vào các thời điểm, phù hợp với từng đối tượng và tình hình diễn biến dịch Covid-19 tại địa phương.

Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GDĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện.

Trước thông tin này, một số phụ huynh cho rằng, học sinh lớp 1 là lứa tuổi không cần quá khắt khe về điểm số, chưa kể thời gian qua, nhiều nơi chủ yếu học trực tuyến, nên chăng, việc kiểm tra cũng nên linh hoạt hơn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở một số nơi.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Bộ GD-ĐT: Kiểm tra để đánh giá thực chất việc dạy học

Trao đổi với VietNamNet, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, với những khối lớp đầu cấp tiểu học, không có bài kiểm tra giữa kỳ nên việc có một bài kiểm tra trực tiếp cuối kỳ rất quan trọng, giúp đánh giá cả quá trình dạy học và đánh giá lại quá trình đánh giá thường xuyên.

“Đánh giá định kỳ đối với lớp 1 và lớp 2 là việc để khẳng định lại kết quả của việc đánh giá thường xuyên. Do đó, trong văn bản hướng dẫn, chúng tôi có nêu rõ việc đánh giá định kỳ chỉ được thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học, hoạt động giáo dục tương ứng; đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập; được tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học) và được thực hiện linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương”, ông Tài nói.

Đánh giá định kỳ đối với lớp 1 và lớp 2 sẽ chỉ có 2 bài kiểm tra đó là môn Toán và Tiếng Việt. Mục đích của bài kiểm tra định kỳ này là để kiểm soát và khẳng định lại quá trình tổ chức dạy học.

“Cũng chỉ có 2 bài là bài kiểm tra môn Toán và bài kiểm tra môn Tiếng Việt và như thế sẽ rất nhẹ nhàng. Khi kiểm tra 2 môn này, nhà trường phải xây dựng kế hoạch và phổ biến tới phụ huynh, học sinh để thống nhất chia nhỏ lớp như thế nào, đến trường tổ chức ra sao. Việc đầu tiên phải tổ chức ôn tập, sau đó hướng dẫn kỹ năng làm bài, việc thứ ba mới là tổ chức bài kiểm tra. Chứ không phải khi các em đến trường là kiểm tra ngay”.

{keywords}
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT

Theo ông Tài, việc kiểm tra định kỳ này nhằm mục đích cuối cùng là đánh giá đúng thực chất quá trình tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1 và lớp 2.

“Mục đích để xem sau quá trình học tập, học sinh có thực chất đạt được kết quả đó hay không. Nếu chất lượng được phản ánh thực thì cho các em lên lớp. Nếu không, thì để có kế hoạch để bồi dưỡng, bổ sung cho các em trước khi lên lớp, tránh trường hợp ngồi nhầm lớp”, ông Tài nói.

Ông Tài cho hay, việc này không phải là Bộ GD-ĐT “không tin tưởng giáo viên” hay “sợ giáo viên cho học sinh ngồi nhầm lớp”.

“Việc này nhằm để xem nếu học sinh chưa đạt yêu cầu thì giáo viên phải điều chỉnh kế hoạch dạy học đối với học sinh. Ở đây chúng ta nên hiểu là vì quyền lợi và chất lượng học tập thực của trẻ. Mặt khác, tại sao chúng ta không nhìn ở góc độ việc kiểm tra định kỳ này sẽ là minh chứng tôn vinh chất lượng giáo dục trực tuyến, học qua truyền hình của các thầy cô. Nếu qua quá trình học trực tuyến, học qua truyền hình, học sinh khi kiểm tra định kỳ trực tiếp vẫn đạt kết quả tốt thì thầy trò rất đáng được tôn vinh”, ông Tài chia sẻ.

Về yếu tố dịch bệnh, ông Tài cũng nhấn mạnh, công văn này hướng dẫn để triển khai cho toàn quốc chứ không riêng cho địa phương nào.

“Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD-ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện”.

Thanh Hùng

Phụ huynh lớp 1, 2 băn khoăn việc cho trẻ đến trường kiểm tra học kỳ

Phụ huynh lớp 1, 2 băn khoăn việc cho trẻ đến trường kiểm tra học kỳ

Việc Bộ GD-ĐT ra hướng dẫn các trường cho học sinh lớp 1, 2 làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tiếp đã khiến phụ huynh ở những vùng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp cảm thấy lo lắng.

">

Bộ Giáo dục giải thích việc cho học sinh lớp 1, 2 đến trường kiểm tra học kỳ trực tiếp

Chủ đầu tư công trình tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội chưa trình hồ sơ, bản vẽ thiết kế gửi Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) để thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CN) - Bộ Công an vừa có văn bản trả lời người dân sinh sống từ số nhà 419 đến 477 đường Kim Mã (Hà Nội) đề nghị làm rõ thông tin Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã thiết kế, phê duyệt thiết kế ga ngầm S9 thuộc tuyến đường sắt đô thị số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội gây tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của các hộ dân sinh sống tại đây.

{keywords}
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.

Nêu tại văn bản trả lời, cơ quan này cho biết, Điều 5.8.7 của QCVN 08:2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị, phần 1: Tàu điện ngầm”, khoảng cách từ các trạm thiết bị thông gió trên mặt đất của thông gió đường hầm đến các phố và đường chính, các bến xe ô tô kín hoặc hở, các khu vực thương mại và các cửa sổ của nhà và công trình không được nhỏ hơn 25m…

Trong điều kiện xây dựng đô thị chật hẹp, các trạm thiết bị thông gió làm việc thường xuyên ở chế độ xả được phép đặt cách phần lưu thông của đường nhỏ hơn 25m.

“Hiện tại, chủ đầu tư công trình tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội chưa trình hồ sơ, bản vẽ thiết kế gửi Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy theo quy định” – văn bản nêu rõ.

Đồng thời, Cục Cảnh sát PCCC&CN khẳng định, trong quá trình thẩm duyệt, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị thiết kế phải tuân thủ theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành để đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy cho công trình ga ngầm S9 và các công trình xung quanh.

Được biết, tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội dài 12,5km, gồm 8,5km trên cao và 4km đi ngầm, đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Dự án được khởi động từ năm 2006 nhưng đến năm 2010 mới chính thức khởi công, công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017 nhưng liên tục bị chậm tiến độ, đến nay dự án mới thi công được khoảng 41% khối lượng công việc.

Tuy nhiên, đầu năm 2017 thành phố báo cáo lùi tiến độ đến sau năm 2021. Tổng mức đầu tư dự án sau hai lần tăng giá, đến nay đã lên đến gần 36.000 tỷ đồng.

Trong quá trình thực hiện, một số hộ dân thuộc quận Ba Đình đã liên tục có đơn thư khiếu nại cho rằng việc thiết kế các ga ngầm của dự án không hợp lý, dẫn đến phải thu hồi nhà ở của nhiều hộ dân.

Hồng Khanh

Quy hoạch khu vực ga Hà Nội phải phù hợp quy hoạch chung Thủ đô

Quy hoạch khu vực ga Hà Nội phải phù hợp quy hoạch chung Thủ đô

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội thực hiện việc quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận phù hợp với Quy hoạch chung Thủ đô

">

Chưa thẩm duyệt thiết kế PCCC đường sắt đô thị Nhổn

友情链接