Hai nhà sáng lập Instagram Kevin Systrom (phải) và Mike Krieger
Số tiền giúp Systrom xây dựng được một nhóm, trong đó, người đầu tiên gia nhập là Mike Krieger. Cũng là một cựu sinh viên Stanford, Krieger từng làm kỹ sư và nhà thiết kế trải nghiệm người dùng tại mạng xã hội Meebo. Hai người biết nhau khi còn chung trường. Rất nhanh chóng, cả hai đánh giá lại Burbn và nhận ra chỉ nên tập trung vào một thứ, đó là ảnh chụp bằng điện thoại di động. Họ nghiên cứu kỹ lưỡng các ứng dụng hàng đầu về chụp ảnh khi đó. Với Krieger và Systrom, Hipstamatic nổi bật nhất vì nhiều người yêu thích và sở hữu các tính năng hấp dẫn. Systrom và Krieger nhìn thấy tiềm năng của ứng dụng kết hợp giữa Hipstamatic và Facebook.
Họ quyết định tinh giản Burbn, chỉ còn xoay quanh ảnh, bình luận và tính năng “thích”. Burbn đổi tên thành Instagram, nhấn mạnh vào trải nghiệm chia sẻ hình ảnh. Họ muốn ứng dụng tối giản hết mức có thể và chỉ có vài tính năng. Sau 8 tuần hiệu chỉnh, họ đưa cho bạn bè dùng thử và đánh giá. Khắc phục vài lỗi xong xuôi, họ đưa lên chợ App Store.
Instagram chính thức ra mắt ngày 6/10/2010 trên iOS và thu hút 25.000 người ngay trong ngày đầu. Cuối tuần đầu tiên, ứng dụng được 100.000 lượt tải. Đến giữa tháng 12, số người dùng chạm mốc 1 triệu. Thời điểm xuất hiện của Instagram không thể hoàn hảo hơn khi iPhone 4 với máy ảnh tiên tiến vừa được tung ra vài tháng trước đó.
Chứng kiến nền tảng người dùng tăng mạnh, các nhà đầu tư bắt đầu để ý tới Instagram. Tháng 2/2011, Instagram huy động 7 triệu USD trong vòng gọi vốn Serie A. Ngoài ra, startup cũng nhận sự quan tâm của các mạng xã hội lớn như Twitter, Facebook. Twitter được cho là ra giá 500 triệu USD với Instagram nhưng bất thành.
Tháng 3/2012, Instagram đạt xấp xỉ 27 triệu người dùng. Tháng 4/2012, ứng dụng có mặt trên Android và được tải gần 1 triệu lượt chỉ trong một ngày. Khi ấy, công ty chuẩn bị khép lại vòng gọi vốn mới, nâng định giá lên 500 triệu USD. Systrom và CEO Facebook Mark Zuckerberg quen nhau qua các sự kiện tại Stanford và vẫn liên lạc từ buổi đầu thành công của Instagram.
Tháng 4/2012, Facebook đề nghị mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD, kèm điều khoản quan trọng là cho phép họ hoạt động độc lập. Ngay trước khi IPO, công ty của Zuckerberg đã mua Instagram. Tháng 12 năm đó, Instagram gặp rắc rối đầu tiên khi cập nhật điều khoản dịch vụ. Theo đó, Instagram có quyền bán ảnh của người dùng cho bên thứ ba mà không cần thông báo hay bồi thường. Động thái ngay lập tức bị chỉ trích từ người dùng và các nhà vận động quyền riêng tư. Instagram đã phải nhượng bộ khi thu hồi điều khoản gây tranh cãi.
Cỗ máy in tiền
Khi Facebook mua lại Instagram, nhiều nhà đầu tư phải “nhíu mày”. Xét cho cùng, Instagram vẫn chưa làm ra tiền và hoạt động chưa đầy 2 năm. Thế nhưng, Facebook đã chứng tỏ sự cáo già của mình khi 7 năm sau, Instagram đã mang về 20 tỷ USD doanh thu quảng cáo, chiếm hơn 1/4 doanh thu của Facebook. Google tiết lộ YouTube đóng góp 15,1 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong cùng kỳ. Như vậy, Instagram đã lớn hơn cả YouTube, nền tảng ra đời trước 5 năm.
Theo hãng nghiên cứu eMarketer, ứng dụng hiện có khoảng hơn 1 tỷ người dùng. Theo hãng tin tài chính Bloomberg, giá trị của Instagram vào khoảng 100 tỷ USD năm 2018. Nói cách khác, Facebook đã mua được một “món hời”.
Gần chục năm trước, Instagram chỉ là ứng dụng chia sẻ ảnh và video đơn thuần. Song, hiện tại, quảng cáo trên Instagram ngày càng tinh vi. Chẳng hạn, nhà quảng cáo có thể hiển thị các slideshow và liên kết dẫn đến website bên ngoài Instagram. Nhờ có Facebook chống lưng, sức mạnh quảng cáo của Instagram vượt xa nhiều đối thủ khác và chiếm thị phần lớn. Khi xu hướng điện toán chuyển dịch từ máy tính sang điện thoại, đặc biệt giữa lớp người dùng trẻ, Instagram có vô số lợi thế để chiếm lĩnh thị trường.
Đổi lại, Instagram ngày càng phụ thuộc vào Facebook, tới mức hai nhà sáng lập Kevin Systrom và Mike Krieger đã từ chức vào năm 2018 để phản đối. Instagram không còn “giả bộ” họ là một phần thuộc Facebook nữa. Hậu quả là Instagram ngày càng giống với một trang thương mại điện tử như eBay hay Amazon.
Năm 2019, Instagram giới thiệu mua hàng trong ứng dụng, cho phép người dùng mua hàng mà không cần rời khỏi trang. Khi dịch Covid-19 khởi phát, sự “biến tướng” càng trở nên rõ ràng và đẩy nhanh hơn. Đó có thể là điểm cộng cho việc kiếm tiền của Instagram nhưng không phải cho nội dung. Instagram có nguy cơ trở thành trung tâm mua sắm trực tuyến vô tận, nơi khách hàng cũng là người bán. Mặt trái của nó là hình ảnh trên ứng dụng ngày càng giống nhau, khuôn sáo và nhạt nhẽo.
Dù bổ sung nhiều chức năng mới, Instagram không còn đi theo con đường ban đầu mà các nhà sáng lập mong muốn. Từ chỗ chỉ là nơi để chia sẻ hình ảnh riêng tư, Instagram đã trở thành “tiệm tạp hóa”, thành nơi phát động các chiến dịch, sự kiện ngoài đời thực. Cũng như Facebook, họ đối mặt với các vấn đề mới như tin giả, kiểm duyệt, trách nhiệm quản trị. Cùng với đó là cuộc chiến giành người dùng trẻ với những đối thủ như Snapchat, TikTok. Thực tế, Instagram đã “học hỏi” và sao chép các tính năng của kình địch với Instagram Stories, Instagram Reels.
Ra đời với sứ mệnh đơn giản là giúp mọi người lưu giữ khoảnh khắc và thay đổi cách thế giới liên lạc, chia sẻ, Instagram ngày nay không còn là một ứng dụng chia sẻ ảnh nhỏ bé nữa mà đã là một đế chế truyền thông lớn. Dù thế nào, Instagram vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta một thời gian dài nữa.
Du Lam
Sau khi Nga chặn Instagram trên toàn quốc, các nhà phát triển nước này đang gấp rút viết ứng dụng chia sẻ ảnh tương tự để lấp chỗ trống cho người dùng trong nước.
" alt=""/>‘Chuyện cổ tích’ Instagram tại Silicon ValleyGiữa “rừng hoa”
“Lần đầu tiên bước vào lớp, 20 bạn, duy chỉ có mình là nam thấy cũng lo lắng lắm. Mình lo sẽ phải cư xử với các nàng thế nào, lo cả chuyện vào lớp thế nào thấy mình là “mỳ chính cánh” thầy cô cũng sẽ soi rồi hỏi han bài vở đầu tiên,vv” –Nguyễn Đức Trọng, sinh viên năm 2 lớp Chất lượng cao ngành Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ.
Đam mê môn Ngữ văn và nghề giáo nhưng Đức Trọng lại mất một năm học ở Học viện Hành chính quốc gia theo ý muốn của gia đình. Sau khi kiên trì thuyết phục, nêu ý kiến của bản thân Đức Trọng đã được thi vào chuyên ngành mình yêu thích tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Tương tự, lớp CLCk64- Chất lượng cao ngành Ngữ văn (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) của Lương Văn Thịnh cũng trong tình cảnh “âm thịnh dương suy” với 3/22 thành viên là nam.
“Thời gian đầu vì chưa quen mọi người, lớp lại ít con trai nên mình cũng bị hẫng một chút. Nhưng khi làm quen với không khí lớp học và các thành viên thì mọi chuyện thấy rất thuận lợi” – Thịnh cho biết.
![]() |
Lớp CLCk64 của Lương Văn Thịnh (Ảnh: NVCC). |
Là dân khối D (chuyên tiếng Anh), năm 2014 Thịnh chọn thi vào khối A1 của Trường ĐH Điện Lực và khối C của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Điểm đỗ vào khối A1 của Thịnh là 23, cao hơn khối C nhưng bạn vẫn quyết định theo nghề giáo sau khi nhận được sự ủng hộ của bố mẹ, gia đình.
Trong khi đó, Thế Anh-sinh viên năm 3 ngành Kĩ thuật công nghệ (Trường CĐ Sư phạm TƯ) lại thực tế hơn khi chọn ngành học phù hợp với khả năng học tập và năng khiếu của mình. Lớp bạn đang học hiện cũng chỉ có 4/28 thành viên là nam.
“Cũng không ít ý kiến nói mình theo ngành nghề này sau ra trường khó xin việc, lại nghèo nhưng gia đình luôn động viên và bản thân mình thấy gắn bó với ngành học nên không có gì phải nuối tiếc cả” – Thế Anh chia sẻ.
Không chỉ học tập tốt, điểm chung của cả ba chàng sinh viên này còn là sự năng động, nhiệt tình với công việc chung của trường của lớp
Đức Trọng hiện đang là bí thư của lớp. Ngày trước bạn còn được tin tưởng giao đảm nhiệm cùng lúc vai trò lớp trưởng, nay vì nhiều việc nên công việc này được san sẻ cho các bạn. Văn Thịnh hiện cũng được các thành viên trong lớp tín nhiệm bầu làm lớp trưởng của lớp. Còn Thế Anh là thành viên không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động tình nguyện của lớp, khoa và của trường
Các chàng chuẩn bị gì cho ngày của chị em?
Luôn được các nàng tôn trọng và động viên trong công việc chung của lớp nên mỗi dịp 20/10, 20/11 hay 8/3 Đức Trọng luôn tự mình thiết kế chương trình, chuẩn bị quà chu đáo cho các thành viên nữ.
Như dịp 20/10 năm ngoái, cậu đặt cửa hàng hoa chuẩn bị cho mỗi người một đóa hoa hồng để tranh thủ giữa giờ tặng cho mọi người kèm thêm bài hát. 20/11 Đức Trọng lên kế hoạch đi chơi, chụp ảnh cho các thành viên hay 8/3 là một lọ hoa xinh xắn kèm 19 cây kẹo mút cho các nàng. Tết đến, chàng lại chuẩn bị những bao lì xì nho nhỏ tặng mọi người.
![]() |
Đức Trọng chụp chung với các bạn cùng lớp. (Ảnh: NVCC). |
Mùng 8/3 năm nay rơi vào cuối tuần nên Đức Trọng chia sẻ: “Mình đang chuẩn bị những tấm thiệp xinh xắn cho các bạn ấy cũng như luyện giọng cho thật hay để gửi tặng mọi người.”
Còn Văn Thịnh chia sẻ: “Mình dự định sang tuần sẽ tập hợp lớp đến nhà cô chủ nhiệm để tổ chức liên hoan và sinh hoạt văn nghệ. Đây là dịp để mọi người gần gũi và chia sẻ cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó”.
Trong khi đó, Thế Anh lại đang tất bật cho đêm văn nghệ với chủ đề “Gửi lời yêu thương” sẽ diễn ra vào tối 7/3 dành cho các bạn trong một số câu lạc bộ tình nguyện của trường. Từ đêm qua, Thế Anh đã ra chợ hoa Quảng Bá để chọn những bông hoa đẹp nhất dành tặng các nàng. Một kế hoạch với những bài hát trao gửi yêu thương cũng đã được chàng lên kế hoạch cho đêm 7/3 đầy ý nghĩa này.
“Nếu các bạn nữ chỉ có những ngày như 8/3, 20/10 là những ngày đặc biệt thì với mình mỗi ngày đến lớp đều là những ngày đặc biệt. Mình muốn nói rằng mình rất hạnh phúc khi ở giữa 19 bông hoa xinh đẹp, học giỏi lại cực kỳ quý mến mình” – Đức Trọng bộc bạch.
Bị nhốt bên trong cửa hàng, tên cướp hoảng hốt phá cửa nhưng bất thành. Hắn đã quỳ gối van xin mọi người mở cửa.
" alt=""/>Du khách trượt chân rơi xuống vách đá, người chứng kiến hoảng loạn