Phishing là một kiểu gài bẫy tinh vi để đánh cắp thông tin người dùng
Theo Reuters, Phishing là phương thức lừa đảo tinh vi mới, dựa trên sự mạo danh sự tin cậy nhằm đánh cắp các thông tin nhạy cảm như tên truy cập, mật khẩu và các thông tin ngân hàng, tín dụng… của người dùng.
Theo đó, Phishing thường xuất hiện như dưới dạng mạo danh các email, hoặc các website phổ biến như Facebook, Paypal, eBay, Amazon, website ngân hàng…. Thoạt nhiên, nó thường được thực hiện qua emai hoặc tin nhắn chứa các biểu mẫu (form) hoặc đường dẫn của một website mạo danh "y như thật".
Các loại hình tấn công Phishing
Trang tin CNN thống kê, với tỷ lện hơn 80%, các vụ tấn công Phishing giờ đây thường tập trung vào đối tượng các khách hàng thanh toán trực tuyến, bằng việc phát tán mã độc hoặc đường link giả mạo để đánh cắp thông tin người dùng và sau đó thực hiện lệnh chuyển tiền qua nhiều tài khoản trung gian để xóa truy vết.
Mạo danh thông qua e-mail là một trong những phương thức phổ biến nhất trong các cuộc tấn công Phishing. Khi đó, các tin tặc tạo ra các mẫu e-mail với phần địa chỉ có đuôi mạo danh từ các website đáng tin cậy của các cơ quan của chính phủ (abc.gov.vn,…), tập đoàn hoặc các website phổ biến (facebook.com, apple.com…), các ngân hàng. Qua e-mail này, người dùng dễ bị đánh lừa và click vào các đường dẫn tới các website giả mạo có giao diện y hệt website chính thống hoặc chứa các form đăng nhập (gồm tên người dùng và mật khẩu) giả mạo, các thông tin này sẽ được đánh cắp và bí mật gửi tới hacker.
Email giả mạo lừa người dùng cập nhật thông tin cá nhân
Trong đó, các form giả mạo gửi kèm trong e-mail được thiết kế với giao diện giống hệt giao diện thật của các dịch vụ hoặc tổ chức đáng tin cậy. Khi mở e-mail ra, người dùng thấy đuôi e-mail đáng tin cậy kết hợp với một biểu form "y hệt" biểu mẫu thường gặp thì sẽ không nghi ngờ gì, từ đó họ có thể bị dụ dỗ để điền các thông tin nhạy cảm, vô tình khai báo cho hacker để đánh cắp thông tin.
Bên cạnh đó, các đường dẫn mạo danh với tên miền "gần giống" (như apple.com, clound.apple.com…) hoặc với tên miền thật nhưng được chèn liên kết hyperlink giả khiến người dùng dễ bị đánh lừa và nhấp chuột vào. Lúc này có hai khả năng xảy ra, khi nhấp chuột vào sẽ vô tình kích hoạt mã độc được chèn sẵn vào đường dẫn mạo danh hoặc sẽ mở ra một website mạo danh chứa form giả mạo.
Một email giả mạo Facebook để yêu cầu người dùng cung cấp thông tin truy cập
Không dừng lại đó, có những hacker can thiệp sâu hơn và tấn công tinh vi hơn bằng cách sử dụng bộ lọc của các nhà cung cấp dịch vụ e-mail. Theo Reuters, lúc này hacker sẽ sử dụng các hình ảnh đồ họa để thay thế cho các dữ liệu văn bản thông thường, gây khó khăn cho các bộ lọc anti-phishing của các nhà cung cấp dịch vụ e-mail hoặc các chương trình bảo mật, trong việc phát hiện nội dung thường gặp (văn bản) chứa trong các e-mail lừa đảo.
Ngoài ra, còn một hình thức khác là các cửa sổ popup, thường hiện ra với các biểu mẫu thông báo trúng thưởng hoặc đăng ký dịch vụ miễn phí, mạo danh các biểu mẫu từ các dịch vụ đáng tin cậy để đánh lừa người dùng, lúc này cửa sổ popup thường ẩn luôn thanh địa chỉ khiến người dùng khó nhận diện được đường dẫn thực của popup.
Bên cạnh website và email lừa đảo, các hacker còn sử dụng cả tin nhắn (SMS, Viber, Facebook…) hoặc cuộc gọi mạo danh từ các dịch vụ tài chính để dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin chuyển tiền hoặc các thông tin nhạy cảm khác.
Email giả mạo ngân hàng HSBC
Cách xác định một email hoặc tin nhắn lừa đảo
Do chứa biểu mẫu y hệt như biểu mẫu thật nên thoạt nhìn qua người dùng sẽ khó xác định đây là "hàng giả". Do vậy, nếu bạn không chủ động thực hiện các giao dịch hoặc yêu cầu thay đổi thông tin, thì các email gửi tới có nhiều nguy cơ là email giả mạo. Trừ trường hợp khi mới khởi tạo tài khoản, dịch vụ sẽ thường gửi một email yêu cầu thay đổi mật khẩu mặc định ban đầu (do ngân hàng cung cấp) để tăng tính bảo mật.
Cũng có một số trường hợp do bị rò rỉ mật khẩu hàng loạt nên các dịch vụ sẽ gửi mail thông báo và khuyến cáo người dùng thay đổi mật khẩu để tránh thiệt hại. Nhưng lưu ý rằng, lúc đó các mail này sẽ không chứa form đăng nhập hoặc những đường dẫn "nhạy cảm", việc thay đổi sẽ do bạn thực hiện thủ công bằng cách trực tiếp vào website của họ và tự thực hiện thao tác đăng nhập rồi thay đổi mật khẩu.
Đặc biệt, các dịch vụ sẽ không bao giờ có các biểu mẫu email chứa những thông tin ép khách hàng phản hồi hay thay đổi thông tin khẩn cấp kiểu "nếu không phản hồi trong vòng xx giờ thì tài khoản của bạn sẽ bị đóng". Bạn cũng cần cảnh giác với các email không chứa tiền tố thông tin cụ thể (họ tên của bạn), mà chỉ có các thông tin chung chung kiểu "Dear customer",…
Cần cảnh giác với các e-mail hoặc tin nhắn chứa những URL hoặc nội dung như "Hãy click chuột vào liên kết dưới đây để truy cập/đăng nhập tài khoản của bạn", bởi các liên kết này có nguy cơ được chèn URL giả mạo với các biểu mẫu và giao diện y như thật.
Cảnh giác không bao giờ thừa
Mã OTP vẫn có thể bị đánh cắp để lấy tài khoản Facebook của nạn nhân
Do các kiểu tấn công phishing cũng giống như kỹ thuật tấn công phổ biến khác, thường dựa vào sự thiếu hiểu biết hoặc nhẹ dạ của người dùng. Do vậy, ngoài việc chủ động trang bị kiến thức cũng như nâng cao cảnh giác, bạn cần thay đổi suy nghĩ dựa trên các khuyến cáo sau:
- Cài sẵn các chương trình bảo mật và an ninh mạng.
- Đừng bao giờ tin vào một email chỉ dựa trên địa chỉ hoặc đuôi e-mail của người gửi, bởi chúng hoàn toàn có thể bị giả mạo. Một tổ chức ngân hàng, tài chính hoặc giao dịch trực tuyến như Internet Banking không bao giờ yêu cầu người dùng nhập thông tin truy cập ở biểu mẫu ngay trong e-mail gửi cho khách hàng.
- Bạn cũng cần cảnh giác với các đường dẫn đính kèm trong e-mail, hạn chế nhấp chuột vào đường dẫn nếu có nghi ngờ và cần xem kỹ phần địa chỉ khi truy cập. Tuyệt đối không nhập các thông tin nhạy cảm vào các website không sử dụng giao thức bảo mật HTPPS.
- Các e-mail chính thức từ các ngân hàng, tổ chức sẽ không bao giờ chứa các file đính kèm. Họ sẽ yêu cầu người dùng lên trang chủ họ để tải về biểu mẫu, ứng dụng hoặc file mà người dùng cần.
- Theo mặc định, hiện nay các dịch vụ thư điện tử lớn như Gmail hay Yahoo Mail thường ẩn dữ liệu hình ảnh trong các thư dịch vụ gửi tới khách hàng để phân biệt với các e-mail mạo danh.
- Tránh bấm vào các liên kết chứa trong tin nhắn. Ngân hàng cũng không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp/khai báo thông tin cá nhân thông qua tin nhắn hoặc cuộc gọi.
- Theo dõi cẩn thận các SMS thông báo biến động số dư cũng như các mã OTP phát sinh bất thường. Nếu thấy có nguy cơ lừa đảo hãy báo ngay cho ngân hàng và yêu cầu khóa tài khoản tạm thời để bảo vệ tài khoản, ngăn chặn các giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp.
- Chú ý các tin nhắn chứa mã yêu cầu truy cập tài khoản Facebook, Gmail,..., nếu thấy bất thường hãy tăng cường bảo mật.
- Mã OTP không hoàn toàn bất khả xâm phạm, bạn vẫn có thể bị đánh cắp thông tin OTP này.
- Hạn chế truy cập các website khiêu dâm, đánh bài online... vốn chứa nhiều rủi ro về bảo mật và các mã độc. Bạn cũng cần hạn chế lưu lại thông tin nhạy cảm (mật khẩu, tên truy cập...) vào các ứng dụng dễ bị xem lén, không có mã bảo vệ hoặc mã bảo vệ quá yếu.
" alt=""/>Các loại Phishing phổ biến nhưng nhiều người vẫn mắc bẫyĐội hình của Siêu Sao GPL có tới ba tuyển thủ đã từng có mặt tại CKTG là Archie (thời còn thi đấu cho SAJ) và G4 với Moss của BKT cùng với đó là hai tài năng sáng giá của nền LMHTViệt Nam là Sofm và Optimus. Đây được coi là một đội hình cân bằng về cả kinh nghiệm thi đấu cũng như kỹ năng cực cao của những người chơi được đánh giá là tốt nhất của khu vực ĐNÁ hiện tại.
Siêu Sao GPL chỉ thắng 3/6 trận và có được vị trí thứ tư chung cuộc. Thế nhưng, đây vẫn là một kết quả khó chấp nhận được với những người hâm mộ đã bầu chọn cho Siêu Sao GPL có mặt tại IWCA 2015.
Vậy đâu là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới màn trình diễn không thành công của Siêu Sao GPL ở IWCA 2015?
Đây chắc chắn là vấn đề nhức nhối mà bất cứ ai cũng có thể nhìn nhận thấy khi đội hình Siêu Sao GPL được công bố. 2 người Thái Lan, 3 người Việt Nam dẫn tới vấn đề giao tiếp trong trận đấu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi bất đồng ngôn ngữ.
Chính người đi đường trên Archie cũng đã khẳng định điều này làm khó cho anh và những người đồng đội khi thi đấu tại IWCA 2015: “Bọn nó cùng 1 tiếng nó làm cái gì mà chả nhanh hơn, em đánh con gì chả vậy? Giao tiếp không được thì đánh bằng niềm tin à mà đòi win với mấy thằng chung ngôn ngữ? Giải chỉ có team SEA là không giao tiếp được còn tụi kia toàn 1 ngôn ngữ.”
Do vậy, Siêu Sao GPL hoàn toàn thi đấu dựa trên những cú ping, cảm tính và cảm quan vị trí của mỗi cá nhân mà thôi. Khi mà metagame của LMHTđang có chiều hướng đẩy nhanh tốc độ hơn, thời gian trận đấu được thu ngắn hơn trước, việc không thể giao tiếp trơn tru khiến cho Siêu Sao GPL như “gà mắc tóc” trong những tình huống đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ cao.
Các khán giả theo dõi đầy đủ cả 6 trận đấu của Siêu Sao GPL ở IWCA 2015 nếu để ý kĩ sẽ thấy rằng, họ rất ít khi tập trung hướng tới các mục tiêu lớn và quá “say máu” đi tìm kiếm các điểm hạ gục. Đó là lí do mà các lợi thế ban đầu khi có tỉ số về mạng tốt hơn của Siêu Sao GPL cứ dần dần mất đi và dễ dàng để đối phương thắng ngược dễ dàng nếu đã có được nhiều mục tiêu lớn hơn…
Nếu cầu một bằng chứng cụ thể nhất, thì phải đến trận đấu cuối cùng của Siêu Sao GPL thắng dễ Siêu Sao Mỹ La-tinh thì các tuyển thủ đại diện cho khu vực ĐNÁ mới có được bùa lợi Sứ Giả Khe Nứt đầu tiên. Đây là một cách chơi rõ ràng là không ổn khi mà đấu trường chuyên nghiệp rất đề cao các mục tiêu lớn để lấy đó làm bàn đạp cho chiến thắng chung cuộc.
Cái tôi và cá tính là rất cần thiết cho những tuyển thủ thi đấu eSports chuyên nghiệp. Nhưng khi nó được bộc lộ một cách thái quá, chèn ép hoàn toàn mục tiêu chung của cả đội thì rõ ràng những tuyển thủ đó cần phải xem xét lại phong cách thi đấu của mình.
Cả 5 tuyển thủ của Siêu Sao GPL đều là những người chơi LMHThàng đầu của khu vực ĐNÁ, họ có kỹ năng cá nhân điêu luyện, kinh nghiệm thi đấu đã được trau dồi…nhưng có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ kết hợp nhuần nhuyễn được như những đội tuyển bị đánh giá là thấp hơn bởi “bệnh ngôi sao” trong mỗi người đang quá lớn.
G4 được coi là người đi đường giữa hay nhất ĐNÁ, nhưng những gì mà anh thể hiện ở IWCA 2015 là một nỗi thất vọng tràn trề không gì có thể bào chữa được. Ở 2 trận đấu đầu tiên, G4 chơi đúng với sở trường là sử dụng các vị tướng mang chiều hướng tấn công mạnh mẽ (Gangplank & Yasuo) nhưng lại quá thiếu hiệu quả vì những bước di chuyển sai lầm và thường xuyên đặt đồng đội vào thế khó. 4 trận còn lại, G4 lựa chọn các vị tướng thiên về cuối trận nhưng lại thi đấu quá cầu toàn khi mà các đường còn lại đang cần đến sự hỗ trợ của anh?!
Trong lần đầu tiên được “bơi ra biển lớn”, Sofm với độ tuổi 17 vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ trước đông đảo khán giả khi sử dụng Lee Sin. Nhưng ngoài trận đấu bùng nổ trước Siêu Sao TNK, Sofm hoàn toàn biến mất khi đã bị đối phương hoàn toàn “bắt bài” lối đi rừng vốn rất quen thuộc của mình. Phong cách đi rừng quá quen bài từ thời còn thi đấu ở GPL cho đến IWCA 2015 vẫn không thay đổi chút nào khiến cho đối phương dễ dàng khắc chế và biến Sofm trở thành người thừa.
Không chịu thay đổi, không thức thời khiến cho cả G4 và Sofm cùng với Archie thực sự đã biến đội hình của Siêu Sao GPL trở nên rời rạc, bạc nhược hơn bao giờ hết. Chỉ còn duy nhất Optimus biết cách dung hòa cái tôi và tập thể là vẫn luôn biết cách tỏa sáng nhưng đó là chưa đủ để giúp cho Siêu Sao GPL tiến xa ở IWCA 2015 lần này.
June_6th
" alt=""/>[IWCA 2015] 03 lí do cơ bản khiến Siêu Sao GPL thi đấu không thành côngTam Giới Đại Chiến là câu chuyện giải cứu thế giới trong cuộc tranh đoạt quyền lực giữa tam giới Tiên – Ma – Nhân. Người chơi sẽ cùng Thiên Tướng – Đại Vũ lên đường truy tìm cửu linh thú, tiêu diệt Tiên – Ma và giành lại yên bình cho Phàm giới. Game được thiết kế trên nền đồ họa 3D tạo cảm giác mới lạ và thu hút người chơi.
Tam Giới Đại Chiến đã Alpha Test từ 10h00 ngày 3/12, dự kiến chính thức mở cửa vào trung tuần tháng 12 này.
Chơi ngay webgame Thống lĩnh tam giới tại http://tg.360game.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/tg.360game.vn
Bảo Việt
" alt=""/>[Infographic] Tam Giới Đại Chiến tái hiện những bộ cánh huyền thoại Tiên giới