Bình yên trên đảo Cái Chiên
Đảo Cái Chiến thuộc huyện Hải Hà- Tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm Hà Nội 350km. Phương tiện di chuyển ra đảo gồm: Tàu, xuồng, phà.
Với bờ cát trắng chạy dài cùng hàng phi lao cao vút, đảo Cái Chiên mang đến cảm giác nhẹ nhàng và thanh bình. Đặc biệt, nước biển ở đây rất xanh và đẹp. Dù trời mưa gió cũng không làm mất đi màu xanh ngọc của nước biển nơi đây.
![]() |
Điều đặc biệt ở đảo Cái Chiên chính là sự yên bình từ bình minh cho đến hoàng hôn. Từ sáng sớm, đảo nhẹ nhàng, bình yên trong tiếng sóng biển rì rào, tiếng phi lao xào xạc. Cuộc sống bộn bề lo toan nằm hoàn toàn bên ngoài hòn đảo này.
Cho tới hoàng hôn, du khách vẫn cảm nhận được những giây phút trữ tình như kéo dài vô tận trên hòn đảo này.
Lãng mạn là thế, yên bình là thế, tuy nhiên đảo Cái Chiên lại đầy đủ điện nước, con người và cây cối như ở đất liền. Tuy nhiên, trên đảo chưa phát triển hệ thống nhà hàng cao cấp, nên đến đây, du khách vẫn được ăn hải sản tươi ngon, đánh bắt trực tiếp trên biển với giá cả phải chăng.
Thả mình ở “Sapa của Quảng Ninh”
Bạn yêu thích những chuyến du lịch khám phá, Bình Liêu chính là lựa chọn của bạn. Bạn muốn được “đi trốn”, tìm nơi bình yên, Bình Liêu cũng vẫn là lựa chọn của bạn.
Huyện Bình Liêu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh; phía bắc giáp với huyện Ninh Minh, thành phố Sùng Tả và khu Phòng Thành, thành phố Phòng Thành Cảng (Quảng Tây - Trung Quốc); phía Tây giáp với huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn); phía Đông giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh).
Được ví như Sapa của Quảng Ninh, Bình Liêu mang đến du khách cảnh đẹp núi rừng bạt ngàn hòa quyện cùng hương hồi hương quế, anh thanh rì rào của suối ngàn.
Bình Liêu mang lại nhiều cảm xúc khác nhau. Với những du khách thích “phượt”, Bình Liêu mang đến bạn cảm giác chinh phục, khám phá với cung đường sống lung khủng long ngập tràn cỏ tranh hay Cung đường nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, băng qua núi non trùng điệp, những cánh đồng lau thơ mộng.
Nếu bạn tìm đến khung cảnh bình yên để “sống chậm”, Bình Liêu lại mang đến bạn một xứ sở trong mơ với núi rừng, hoa lá, tiếng chim hót và tiếng suối rì rào...
![]() |
Bình Liêu đẹp 4 mùa nên bạn có thể đến đây vào bất cứ thời gian nào. Nếu như mùa hè là cảnh quan xanh ngắt nơi núi rừng hùng vĩ thì mùa đông chính là lúc Hoa Sở nở rộ trắng cả vùng trời Bình Liêu. Ngoài ra, bạn có thể chiêm ngưỡng những thác nước cao và đầy mát mẻ.
Vào cuối năm khoảng tháng 12 sẽ diễn ra lễ hội Hoa Sở vô cùng đặc sắc. Nếu đến đây vào màu này, bạn sẽ cảm nhận được điều thú vị, hai bên đường trắng ngát màu Hoa Sở khiến bạn cảm tưởng như lạc vào bức tranh núi rừng nơi Tây Bắc lộng gió. Tại lễ hội Hoa Sở, du khách có thể được tham gia các trò chơi truyền thống của người dân nơi đây, thưởng thức các món ăn mang đậm hương sắc núi rừng như: Lợn quay, vịt nướng, cá nướng...
Lựng Xanh, điểm đến mới của Quảng Ninh
Lựng Xanh cách thành phố Uông Bí hơn 2km, nằm giữa một vùng đất thiêng, nối với núi Yên Tử, hồ Trung Yên và chung một mạch nước với chùa Ba Vàng.
![]() |
Lựng Xanh sở hữu được thảm thực vật tự nhiên phong phú, có rất nhiều suối, thác êm ả chảy. Con suối có lưu lượng nước khá lớn, chảy ngày đêm, uốn lượn, rì rào qua 3 tầng thác đổ xuống.
Dân “sành” du lịch thường đến Lựng Xanh vào mùa hè bởi lượng mưa lớn mùa hè sẽ khiến cho cảnh quan thác, suối nơi đây trở nên hùng vĩ. Tuy nhiên, đến Lựng Xanh trong tiết trời mùa thu, cảnh sắc nơi đây cũng sẽ khiến cho tâm hồn du khách “tan chảy”.
Diệu An
" alt=""/>Ngoài Hạ Long, Quảng Ninh còn có 3 điểm đến ‘đẹp không ngờ’Sau khi khu tập thể Văn Chương (phường Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) hoàn thiện vào năm 1967, bà Bẩy được chia căn hộ rộng 18 m2.
![]() |
Bà Trương Thị Bẩy |
"Trong căn hộ ấy, 7 mẹ con tôi cùng ở (chồng bà Bẩy đi làm xa)", người phụ nữ sinh năm 1938 nói.
Sống trong thời kỳ bao cấp với một đàn con nhỏ, bà Bẩy phải gồng gánh trên vai không ít khó khăn.
Bà kể, giai đoạn cùng cực nhất, một bữa cơm độn ngô, khoai đôi khi cũng không có đủ để lấp đầy những cái bụng trống rỗng của các con. Vì thế người mẹ này luôn phải nỗ lực hết mình.
![]() |
Khu tập thể Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội), nơi mẹ con bà Bẩy sinh sống. |
"Tôi đi làm từ 4h sáng, bốc vác vật tư cho các công trình xây dựng, chỉ mong mang về cho con những bữa no.
Tết đến, cứ có được 5kg gạo nếp, vài lạng thịt, vài lạng đỗ để nấu nồi bánh chưng. Như thế đã là hạnh phúc lắm rồi", bà Bẩy nhớ lại, giọng rưng rưng.
Theo bà Bẩy, vào khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, cuộc sống gia đình bà vô cùng cơ cực.
Mâm cơm ngày Tết của mấy mẹ con cũng chỉ hơn ngày thường 1 món bánh chưng nhưng các con của bà rất háo hức. Thấy hàng xóm láng giềng chuẩn bị Tết, chúng cũng đếm từng ngày.
"Tôi làm công ty xây dựng. Tháng Tết phải chờ đến ngày 30 mới có lương. Lãnh đạo công ty sợ phát lương sớm, công nhân nhận tiền xong sẽ bỏ về quê.
Vì thế, chiều 30 Tết năm nào, ruột gan tôi cũng như lửa đốt. Chỉ mong giây phút nhận lương để chạy vội đi sắm Tết, mua cho con tấm áo, manh quần".
Tết năm đó, vì tiền lương ít ỏi, bà Bẩy không lo được cho các con manh áo mới. Đêm Giao thừa, bà bảo các con đi ngủ sớm rồi lặng lẽ cắt chiếc áo tươm tất nhất của mình. Bà khâu thành áo mới cho con.
"Hai chiếc tay áo, tôi cũng cắt để khâu thành quần cho đứa con 2 tuổi. Chúng thích lắm. Nhưng lúc đi chúc Tết, ai nhìn thấy cũng bật cười", bà Bẩy nhớ lại.
![]() |
Những ngày cuối năm, niềm vui của bà Bẩy là gặp gỡ hàng xóm, láng giềng, chia sẻ về công tác chuẩn bị Tết. |
Trong trí nhớ của bà Bẩy, giai đoạn bao cấp, mỗi công nhân như bà được phân phối 1 suất vải lụa may quần và một suất vải may áo. Tuy nhiên, vì cuộc sống thiếu thốn, bà thường bán đi để lấy tiền đong gạo.
"Cũng may, các con ý thức được hoàn cảnh nên không bao giờ khóc lóc hay ăn vạ. Ngày Tết, chúng chỉ ao ước có miếng bánh chưng", bà Bẩy nhắc lại, giọng tự hào.
Ít năm sau, nhờ chịu thương chịu khó và chi tiêu tiết kiệm, bà Bẩy có thêm chút tiền lo Tết nên muốn cải thiện cho các con.
"Mâm cơm sáng mùng 1 dọn lên, ngoài bánh chưng, năm đó nhà tôi có thêm đĩa thịt gà. Cứ tưởng các con sẽ hò reo hạnh phúc rồi tranh giành món ăn xa xỉ này nhưng chúng lại nhường nhau đến bất ngờ. Đứa nào cũng bảo không thích ăn…", bà Bẩy nghẹn ngào.
Sau này, khi các con khôn lớn trưởng thành, kinh tế nhà bà Bẩy cũng đã khá hơn, 2 trong số 6 đứa con của bà lại qua đời.
Ngày Tết, nhớ về các con và nhớ về những ngày đói kém, thèm bánh chưng như thèm món ăn xa xỉ, bà Bẩy thường gói 100 chiếc. Sau đó, bà chia đều cho các con.
"Tuy nhiên, có thể vì cuộc sống đã quá đủ đầy nên món ăn này cũng không còn được chờ mong như nhiều năm về trước nữa...", người đàn bà này nói.
“Càng về già, những người như chúng tôi lại càng sống bằng hoài niệm”- ông Phạm Ngọc Giao bắt đầu câu chuyện về cái Tết của gia đình mình trong những năm 40, 50……
" alt=""/>Chuyện nghẹn ngào phía sau tấm áo mới mẹ nghèo tặng con ngày TếtÔng bà ta nói, "chồng như cái đó, vợ như cái hom", việc của chồng là kiếm tiền, việc của vợ là cất giữ. Về việc chi tiêu tiết kiệm, chồng tôi tin tưởng tôi tuyệt đối. Cái gì cần tiêu thì tôi tiêu, riêng việc chi tiêu cho bản thân thì tôi hạn chế tối đa.
Bởi vậy, tuy kinh tế nhà tôi khá nhưng tôi ăn mặc rất giản dị. Xe chỉ cần chạy tốt, điện thoại chỉ cần có để dùng, quần áo tôi cũng thường chỉ mua đồ ở chợ theo xu hướng từng năm. Người tế nhị thì nói tôi giản dị, người không tế nhị thì nói tôi quê mùa, nhưng tôi chẳng bận tâm. Hạnh phúc của tôi là được chăm chút cho chồng con, chỉ cần nhìn họ tươm tất đẹp đẽ là tôi vui rồi.
Chồng tôi vốn cũng rất thích đức tính này của tôi. Anh nói tôi như hương đồng gió nội, giản dị dễ gần. Anh nói anh chán ngấy những bà vợ chồng con rồi mà ăn diện lòe loẹt phấn son, đi đâu cũng trau chuốt như gái chưa chồng chẳng khác gì gọi mời ong bướm vào tán tỉnh.
Nhưng đó là chuyện của trước đây. Dạo gần đây chồng tôi bỗng trở nên đổi khác. Anh hay tỏ ra khó chịu với tôi, đi đám cưới hay ăn tiệc mời ở đâu không muốn đưa tôi đi cùng. Đáng ghét hơn, anh còn khen vợ anh này, vợ chú nọ trước mặt tôi, nói các cô các chị ấy có tuổi rồi mà nhìn cứ phơi phới như gái đôi mươi. Kể cả chuyện gối chăn chồng tôi cũng thưa thớt dần, có thì cũng như trả bài chiếu lệ.
Tôi mơ hồ lo lắng, không biết có phải chồng tôi đang có mối quan tâm khác bên ngoài hay không. Chỉ khi có bồ, người ta mới trở nên khó chịu với vợ mình như thế. Một lần, khi nghe chồng chê bai tôi nói: "Cơm nguội nhà mình đôi khi lại là món khoái khẩu của người ta đấy, đừng có mà coi thường chê bai, đến khi mất rồi lại hối không kịp". Chồng tôi nghe xong, cười nắc nẻ ra vẻ điều tôi nói là hài hước: "Em nhìn lại bản thân mình đi rồi hãy nói. Cỡ như em mà có bồ thì một là đàn bà thiên hạ hết, hai là thằng đó có vấn đề…". Nói xong anh ấy lại cười nắc nẻ như thể câu nói ấy là vui lắm.
Tôi biết, chồng tôi nói không phải đùa cho vui. Tôi đã hi sinh bao nhiều thứ để chăm lo cho chồng con, cho gia đình, thứ nhận lại cuối cùng từ chồng chính là thái độ này đây. Nói về nhan sắc, tôi tự tin mình không phải không dễ nhìn. Nói về cách đối nhân xử thế tôi tự tin mình là người tế nhị khéo léo. Từ ngày lấy chồng, không phải không có gã đàn ông nào có cảm tình với tôi, nhưng tính tôi thẳng thắn rạch ròi, ai có dấu hiệu "cảm cúm" tôi đều tìm cách loại trừ khi nó còn là "mầm bệnh". Nhưng nay nhìn cái thái độ của chồng tôi, tôi chỉ muốn ngoại tình ngay và luôn cho rồi.
Tại sao chồng tôi lại có thái độ với tôi như thế. Là vì tôi đã chỉ lo cho chồng cho con mà không lo cho bản thân mình. Chồng tôi khen vợ người ta rồi về nhà chê vợ mình nhạt nhẽo đơn điệu. Là cách nhìn, cách suy nghĩ của anh ấy đã thay đổi hay là vì anh ấy có người khác bên ngoài rồi chán vợ?
Tôi chưa bao giờ có tư tưởng ngoại tình, và chắc chắn sẽ không làm vậy. Nhưng tôi có ý định kiếm một người đàn ông "hợp tác" cùng mình diễn một vở kịch để dẹp bỏ cái tính bỉ bai vợ của chồng tôi. Tôi muốn chứng tỏ cho anh ấy biết rằng tôi không phải là người phụ nữ không ai thèm yêu, không ai thèm để ý để chồng tôi biết giá trị của vợ mình.
Theo mọi người, tôi có nên làm như thế để chồng tôi bỏ thói khinh thường vợ đi không?
Về ngoại ở cữ 3 tháng, ngày quay lại, tôi khóc ngất khi bắt gặp người phụ nữ khác đang trong phòng ngủ hai vợ chồng.
" alt=""/>Chồng dè bỉu tôi: 'Cỡ em ngoại tình thì đàn bà thiên hạ đã hết cả'