Được đưa vào khai thác từ cuối năm 2016, tuyến cáp quang biển quốc tế APG có chiều dài khoảng 10.400 km, được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương và có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
Tuyến cáp biển APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Viettel, VNPT, CMC Telecom, FPT Telecom và được nhận định là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Liên tiếp vào cuối tháng 12/2022 và tháng 1/2023, tuyến cáp APG gặp sự cố trên các nhánh S6 hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) và S9 với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ SEA khoảng 151 km. Hai sự cố này khi đó đã gây mất toàn bộ dung lượng trên tuyến cáp APG.
Vào cuối tháng 3 và giữa tháng 4/2023, các sự cố trên nhánh S9 và S6 của tuyến cáp biển này đã lần lượt được sửa xong. Tuy nhiên, lưu lượng trên toàn tuyến chưa được khôi phục do phát hiện lỗi mới trên nhánh S7. Đây là phân đoạn cáp APG rẽ nhánh vào Việt Nam, với điểm cập bờ tại Đà Nẵng.
Cũng trong thời gian cuối năm 2022 và đầu năm 2023, ngoài APG, còn có 4 tuyến cáp biển khác là AAG, AAE-1, IA (còn gọi là Liên Á) và SMW3 gặp sự cố, gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cung cấp cho người dùng Việt Nam. Trong hai tháng 4 và 5 vừa qua, sự cố trên 4 tuyến cáp biển AAG, AAE-1, SMW3 và IA đã được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn dung lượng.
Để tăng tính chủ động của Việt Nam, Bộ TT&TT dự kiến từ nay đến năm 2025 sẽ nâng tổng số tuyến cáp quang biển mà các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lên khoảng 10 tuyến, gấp đôi hiện nay. Bộ cũng dự kiến chỉ đạo các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng khoảng 2 tuyến cáp biển quốc tế do nhóm các doanh nghiệp trong nước liên minh với nhau đầu tư, làm chủ.
Dự kiến, vào cuối năm nay và đầu năm 2024, 2 nhà mạng Việt Nam là VNPT và Viettel sẽ cùng các liên minh cáp đưa thêm 2 tuyến cáp biển SJC2 và ADC vào hoạt động, nâng tổng số tuyến cáp kết nối Internet Việt Nam với quốc tế lên 7. Cả 2 tuyến ADC, SJC2 đều có trạm cập bờ được đặt tại Bình Định.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam nhận định, thời gian tới sẽ có thêm các tuyến cáp biển với hướng kết nối đa dạng hơn, giúp giảm thiểu tình trạng đồng thời đa số các tuyến cáp biển không sử dụng được. Điều này không chỉ liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của các nhà mạng, mà còn liên quan đến tính an toàn của Internet Việt Nam nói chung.
“Tôi cho rằng, để tăng thêm độ ổn định và an toàn cho Internet Việt Nam, có lẽ cần hướng tới vài nhóm giải pháp. Ngoài việc dễ thấy là đầu tư thêm các tuyến cáp quang biển với hướng kết nối đa dạng, việc thúc đẩy sự "vào Việt Nam" của các nền tảng toàn cầu nhằm đưa dữ liệu về gần người dùng Việt Nam cũng như thúc đẩy nội dung nội địa, là những lựa chọn đáng quan tâm”, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam nêu quan điểm.
“Chúng tôi sẽ tuyển sinh nhưng chờ quyết định cho phép chính thức từ Bộ GD- ĐT”, ông Hóa nói.
VietNamNet đặt câu hỏi về rủi ro với những thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường và đang chuẩn bị nhập học theo thông báo của trường vào cuối tháng 8 tới.
Về điều này, ông Hóa cho hay: “Chúng tôi vẫn giữ hồ sơ thí sinh. Chúng tôi đã đủ các yêu cầu và Bộ GD-ĐT sẽ cho phép thôi. Có điều thí sinh chờ thêm một ít thời gian nữa là được”.
![]() |
Cơ sở đào tạo ngành y đa khoa và dược học của trường đặt tại Từ Sơn, Bắc Ninh đã được chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị để đón sinh viên. Mô hình giáo cụ trực quan, thực hành giải phẫu vẫn đang được đưa từ kho ra lắp đặt. Ảnh chụp tháng 12/2015. Văn Chung |
Về mức điểm chuẩn nhận thí sinh vào ngành Y đa khoa và Dược học chỉ là 18 khiến dư luận xôn xao, ông Hóa nói: “Ngay từ khi có dự án đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học, trường đã dự kiến lấy từ 20 điểm. Nhưng khi thấy Trường ĐH Y Hà Nội đăng thông tin là nhận hồ sơ từ 18 điểm trở lên, phân viện Thanh Hóa thì nhận mức điểm 15 nên trường mới điều chỉnh.Trường ĐH Y Hà Nội lấy từ 18 mà chúng tôi lấy từ 20 thì hơi quá và quyết định hạ điểm nhận hồ sơ xét tuyển xuống là từ 18".
Ông Hóa giải thích trường đã mua bổ sung thiết bị mấy chục tỉ theo biên bản yêu cầu của liên Bộ GD-ĐT và Y tế. Cùng với đó là bổ sung thêm số cán bộ giảng viên và cũng đã ký hợp đồng với các bệnh viện để cho sinh viên thực tập.
"Bộ GD - ĐT đã có công văn gửi Bộ Y tế xác minh và hiện trường đang chờ ý kiến của Bộ Y tế xác nhận về việc trường đạt yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất và giảng viên, báo cáo với Bộ GD - ĐT cho phép được tuyển sinh hai ngành Y đa khoa và Dược học" -ông Hóa cho hay.
Theo thông báo trong các ngày 13 và 14/8, các trường tuyển sinh đào tạo ngành Y đa khoa trong hầu hết có mức điểm trúng tuyển từ 23,5 - 27.
Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) - một trường ngoài công lập - tuyển sinh ngành Bác sĩ Đa khoa với mức điểm là 20; ngành Dược sĩ của trường có mức trúng tuyển là 16.5.
100 chỉ tiêu đào tạo bác sĩ đa khoa ở Thanh Hóa của Trường ĐH Y Hà Nội có mức điểm chuẩn là 24,5.
![]() |
Thông báo mới nhất về điểm chuẩn của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã không còn có ngành Y đa khoa và Dược học |