Nicotine tác động lên não, làm giảm trí nhớ, giảm tập trung, giảm khả năng học, tăng sớm thoái hóa thần kinh thị giác. Ngoài ra, nó còn gây tổn thương cầu thận, hẹp mạch thận, suy thận, khiến nam giới bị giảm hoặc mất hoặc rối loạn cương dương, giảm tiết testosteron, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Trong khi đó, nữ giới dễ rối loạn kỳ kinh, giảm tiết estrogen, progesteron, ảnh hưởng buồng trứng, ảnh hưởng trưởng thành của noãn, giảm dòng máu đến buồng trứng nếu sử dụng nicotine. Đặc biệt, với thai nhi, nicotine gây chậm phát triển, thai lưu, chửa ngoài tử cung, chậm phát triển trí tuệ ở thai, tăng nguy cơ hen ở con sinh ra.
"Hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử thậm chí cao gấp rất nhiều lần so với thuốc lá truyền thống, đây là nicotine dạng hóa chất tổng hợp, ở dạng bột nicotine hàm lượng gần như nguyên chất, được bào chế dưới dạng làm cho êm dịu khi hít, nên người dùng sẽ dễ dàng hít với lượng lớn, nhanh chóng bị ngộ độc và sớm nghiện", bác sĩ Nguyên cho biết.
Ít nhất 20.000 hóa chất hương liệu, chất phụ gia trong thuốc lá điện tử
Trong thuốc lá điện tử có hàng nghìn hương liệu, cho tới nay có ít nhất khoảng 20.000 hóa chất hương liệu và chất phụ gia khác. Đây là các chất nguyên bản, đồng thời khi được nung nóng ở các nhiệt độ khác nhau, mỗi chất sẽ tạo ra các sản phẩm cháy là các hóa chất khác nhau mà chúng ta không thể biết trước được.
Các bác sĩ cho biết rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây ra các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch… Các hóa chất này gây nên các bệnh còn phức tạp hơn nhiều so với thuốc lá thông thường và hầu hết là các căn bệnh mới.
Đơn cử, theo bác sĩ Nguyên, năm 2019 tại Mỹ, một loạt trường hợp tổn thương phổi nghiêm trọng ở những người sử dụng thuốc lá điện tử không có tiền sử bệnh phổi đã được ghi nhận. Số ca bệnh tiếp tục tăng, đến năm 2020 đã ghi nhận 68 ca tử vong. Nguyên nhân xác định là trong thuốc lá điện tử có vitamin E. Khi nung nóng vitamin E chuyển thành một hóa chất khác gây tổn thương phổi. Vitamin E bình thường có thể uống, bôi trên da.
"Điều này cho thấy, thậm chí ngay cả các chất bình thường ăn uống được, nhưng cũng chưa chắc đã có thể nung nóng lên và hít an toàn", bác sĩ cho biết. Ngay từ năm 2020, Mỹ đã cấm tất cả hương liệu trong thuốc lá điện tử (trừ hương vị bạc hà và hương thuốc lá) đồng thời đang nghiên cứu sẽ cấm cả hai hương liệu này.
Một điều nữa khiến các bác sĩ lo lắng là hiện nay thuốc lá điện tử là môi trường thuận lợi để ma túy, cần sa thế hệ mới trà trộn vào rất khó phát hiện… Theo bác sĩ Nguyên, Trung tâm Chống độc thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử được điều trị tại đơn vị, trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy trộn thuốc lá điện tử. Các ca ngộ độc thuốc lá điện tử đều vào viện với biểu hiện co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, loạn thần, hôn mê, tổn thương não và nhiều cơ quan khác, để lại di chứng nặng nề với sức khỏe.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Campaign for Tobacco-Free Kids (Mỹ), ít nhất 39 quốc gia và vùng lãnh thổ quy định cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử. Ít nhất 3 quốc gia và vùng lãnh thổ chuyển từ quy định kiểm soát như dược phẩm sang quy định cấm (Hong Kong, Đài Loan, Venezuela). Trong khu vực ASEAN, 5 quốc gia quy định cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei và Campuchia.
" alt=""/>3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe có trong thuốc lá điện tửTheo Express, Amy đã trải qua ba cuộc phẫu thuật tim hở khi còn nhỏ và sự mạo hiểm của gia đình cô đã được đền đáp. Lần mổ đầu tiên diễn ra khi Amy mới 5 ngày tuổi. Các bác sĩ đặt ống dẫn lưu vào tĩnh mạch chính để giữ lại mạng sống cho cô.
Sau đó, Amy tiếp tục những cuộc phẫu thuật phức tạp hơn khi 2 và 7 tuổi. Mặc dù ghét môn thể dục ở trường nhưng Amy vẫn áp dụng chế độ tập luyện vừa phải giúp ích cho trái tim.
Ở tuổi 22, Amy đã trở thành người sống lâu nhất ở Anh chỉ với nửa trái tim. Kể từ khi cô tham gia tập gym cách đây 4 năm, chức năng tim đã được cải thiện rất nhiều. Các chuyên gia nhận định sau này, Amy có thể sẽ không cần cấy ghép tim.
Amy, đến từ Worsley, Greater Manchester (Anh), cho biết: "Trước đây, các bác sĩ nói rằng nếu tôi sống sót, tôi sẽ cần cấy ghép tim khi 20 tuổi. Nhưng trong lần khám cuối cùng, họ nói với tôi rằng chức năng tim của tôi đã tốt hơn và khỏe hơn nhiều. Có thể tôi sẽ không cần ghép tim cho đến khi sang tuổi 40, đó là một tin tuyệt vời”.
Cô nói thêm: "Tôi bắt đầu tập luyện khi 18 tuổi, vì lúc đó tôi rất ốm yếu. Lúc đầu, tôi không thể nâng được một chiếc tạ nào, nhưng tôi bắt đầu từ từ và dần dần nâng cao bản thân. Tôi tập luyện 5 lần/tuần và tôi cũng là huấn luyện viên cá nhân. Tôi rất vui vì đã rèn luyện được sức mạnh của mình như thế này, giúp tôi có một sức sống mới. Bây giờ, tôi cảm thấy rất tuyệt”.
Người phát ngôn của Tiny Tickers, tổ chức từ thiện dành cho trẻ sơ sinh mắc bệnh tim, cho biết: "Amy đang tiến triển rất tốt dù từng bị tiên lượng không có khả năng sống sót cao. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này đều không thể qua được tuổi thiếu niên”.
Tài khoản này giới thiệu mình là cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương, chia sẻ thực sự vô cùng bế tắc và tuyệt vọng cả một thời gian dài nhưng vì bị đe doạ quá mức nên quyết nói hết về “bộ mặt thật” của một thầy giáo.
Thầy giáo mà nữ sinh này tố cáo là Tiến sĩ N.N.Đ - giảng viên dạy Marketing của Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, từng là Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế và hiện là Phó khoa Đào tạo Quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương.
Tài khoản này cho hay, cách đây mấy năm, mình và một số bạn được thầy Đ. hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, em lại tiếp tục học thạc sĩ tại trường và gặp lại thầy Đ.
“Ít nhiều thầy trò biết nhau rồi nên thầy hay rủ uống cafe ở ngoài trường. Chuyện chẳng có gì nếu chỉ có vậy, nhưng không ít lần, không biết thầy vô tình hay cố ý nhưng thường xuyên đụng chạm vào tay, đùi em. Em đã phản ứng lại thì thầy nói thầy chỉ vô tình thôi. Thầy rất hay nhắn tin cợt nhả và những hình ảnh khá nhạy cảm. Em còn lưu những tin nhắn của thầy Đ. Việc quấy rối này còn diễn ra nhiều lần nữa cả bằng lời nói, hành động và tin nhắn”, tài khoản này viết.
Chưa hết, theo người viết, thời gian làm luận văn có liên quan đến việc chạy khảo sát, thống kê, thầy Đ. có nói với em không cần phải lo hay phải làm gì vì thầy sẽ xử lý giúp việc này.
“Em cũng rất ngại nhưng thầy bảo mất chút tiền thôi. Thấy em do dự nên thầy kể tên một số thầy cô ở trong trường và trường khác mà thầy đã giúp “làm luận án” và “viết hộ bài báo” để em yên tâm. Em cũng sợ chuyện lộ ra ngoài thì không hay nhưng thầy bảo việc này yên tâm vì thầy làm việc này nhiều rồi, không phải lo. Thầy cũng cho em xem một số bài báo đăng trên tạp chí quốc tế mà thầy đứng tên chung với mọi người.
Sau đó mấy ngày, thầy Đ. nhắn tin rủ em uống cafe ở quán dưới chân công ty em. Thầy khoe vừa giúp một anh làm luận án thành công mà không mất nhiều công sức và gợi ý xem em có muốn về làm giảng viên ở Trường ĐH Ngoại thương không? Em nói là rất thích nhưng sợ không được vì trình độ còn yếu và không quen biết ai cả. Thầy bảo chỉ cần em muốn, việc ở trường thì đơn giản do thầy quen hết lãnh đạo trường. Cửa nào thầy cũng lo được. Tuy nhiên phải mất tiền. Em có hỏi mất tầm bao nhiêu thì thầy bảo mất mấy trăm triệu”.
“Thầy bảo những người khác còn mất nhiều hơn, nhưng do em là học sinh cũ nên thầy giúp,… Trong mấy hôm đó, thầy liên tục gọi điện và nhắn tin giục và bảo nếu không nhanh thì mất thời cơ. Sau 1 tuần, em đưa đủ số tiền theo lời thầy bảo. Thầy nhận tiền và hứa chắc sẽ xử lý nhanh.
Tuy nhiên, sau khi đưa tiền, em đợi mãi cả mấy tuần mà không thấy thầy liên hệ lại. Em suốt ruột nên gọi điện để hỏi thì thầy bảo nhà trường thay đổi chính sách không tuyển thạc sỹ trong nước nữa, chỉ ưu tiên thạc sỹ nước ngoài, tiến sỹ hoặc ít là nghiên cứu sinh.
Thầy bảo cứ yên tâm và phân tích cho em lợi ích của việc làm tiến sĩ và giảng viên của Trường ĐH Ngoại thương”.
Theo thông tin trên Facebook, người này liên tục nhắn tin đòi tiền nhưng nhiều lần không được, thậm chí bị chặn điện thoại, tin nhắn... Cuối cùng, người này đành đến trường gặp trực tiếp để đòi tiền.
“Thầy bảo luôn là giờ thầy không có tiền, lúc nào thầy có thì thầy trả, còn không thì em muốn làm gì thì làm. Thầy cũng doạ là việc này em có làm um lên thì chỉ có em thiệt chứ vị trí và uy tín của thầy ở trường là vững lắm rồi, các lãnh đạo đều là chỗ thân tình”.
Trường Ngoại thương nói gì?
Trao đổi với VietNamNettrưa 13/12, đại diện truyền thông của Trường ĐH Ngoại thương cho hay, nhà trường không nhận được bất cứ đơn thư, tố cáo nào theo hình thức trực tiếp, song đã nắm bắt được thông tin sự việc thông qua các trang mạng xã hội.
“Từ sáng, nội dung tố cáo được đăng tải trên các trang mạng, diễn đàn bằng tài khoản phụ. Nhà trường muốn nghe cụ thể từ 2 phía. Qua rà soát cũng đã liên hệ tới cựu sinh viên này nhưng chưa nhận được hồi âm, do đó chưa liên hệ trực tiếp được để tìm hiểu và xác minh các vấn đề liên quan”.
Theo vị này, Trường ĐH Ngoại thương dành sự ưu tiên cao nhất cho 5 đảm bảo về: môi trường sư phạm; kỷ cương học đường và nói không với tiêu cực; chất lượng giảng dạy; tính chính trực; quyền lợi của người học.
Do đó, quan điểm của nhà trường sẽ vào cuộc quyết liệt vụ việc này. Nếu vụ việc có thật, thì dù nữ sinh không có đơn tố cáo thì nhà trường vẫn sẽ xử lý. Còn nếu sự việc không có thật thì nhà trường cũng sẽ phải có biện pháp để các trang mạng, diễn đàn không lợi dụng để đưa những thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín của trường và danh dự của giảng viên.
Sáng nay, Trường ĐH Ngoại thương cũng đã yêu cầu thầy giáo có liên quan đến nội dung tố cáo làm giải trình.
Nhà trường đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc xác minh, làm rõ.
“Nếu sự việc có thật, quyền lợi của sinh viên bị ảnh hưởng thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm. Còn nếu không có thật, chúng tôi cũng đề nghị cơ quan điều tra xác minh động cơ, mục đích của người phát thông tin”, vị này cho hay.
Thanh Hùng
Liên quan đến vụ việc một giảng viên bị tố quấy rồi, lừa tiền nữ sinh, đại diện Trường ĐH Ngoại thương cho biết đã mời công an vào cuộc để xác minh, làm rõ thực hư.
" alt=""/>Giảng viên Đại học Ngoại thương bị nữ sinh tố quấy rối, lừa tiền