Soi kèo phạt góc Qingdao FC vs Tianjin Tigers,èophạtgócQingdaoFCvsTianjinTigershngàlịch thi đấu của ronaldo hôm nay 14h30 ngày 31/12 giải VĐQG Trung Quốc. Phân tích tỷ lệ tài xỉu phạt góc trận Qingdao FC vs Tianjin Tigers hôm nay chính xác nhất.
Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs Macarthur, 15h05 ngày 31/12 顶: 671踩: 17555
Đã có 2 trong 4 doanh nghiệp trúng đấu giá 4 lô "đất vàng" tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm đề nghị huỷ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá
Sau chỉ đạo trên, Bộ đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tập trung rà soát, kiểm tra công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.
Cùng với đó, Bộ yêu cầu các địa phương khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất.
Trên cơ sở đó, các địa phương gửi báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn trước ngày 28/2/2022 để Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều lô đất khu X4 (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bỏ cọc sau đấu giá
Tuy nhiên đến nay đã quá hạn 10 ngày nhưng chỉ mới 7/63 tỉnh, thành phố báo cáo. Đáng chú ý, trong những địa phương chưa gửi báo cáo có Hà Nội và TP.HCM nơi có nhiều trường hợp bỏ cọc sau đấu giá.
Theo Tổng cục Quản lý đất đai, đơn vị này sẽ tiếp tục tham mưu lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường đôn đốc các địa phương báo cáo công tác rà soát đấu giá đất, từ đó mới có tổng hợp, đánh giá báo cáo Thủ tướng.
Liên quan đến việc 4 doanh nghiệp trúng đấu giá 4 lô “đất vàng” tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm vào ngày 10/12/2021, đến nay đã có 2 doanh nghiệp bỏ tiền cọc, đó là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và Công ty TNHH Đầu tư phát triển và thương mại Bình Minh.
Hai doanh nghiệp trên lần lượt trúng đấu giá quyền sử dụng lô đất 3-12 và lô đất 3-9, đã nộp tiền đặt cọc tương ứng 600 tỷ đồng và 140 tỷ đồng. Tuy vậy, hai nhà đầu tư này đã chấp nhận bỏ tiền đặt cọc.
Với 2 doanh nghiệp trúng đấu giá còn lại, là Công ty Cổ phần Dream Republic (trúng đấu giá lô đất 3-5) và Công ty Cổ phần Sheen Mega (trúng đấu giá lô đất 3-8), Cục thuế TP.HCM đã có văn bản đôn đốc nộp tiền đợt 1 vì đã trễ hạn.
Còn tại Hà Nội, mới đây, cũng ghi nhận 4/25 lô đất khu X4 (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) bỏ cọc, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính dù đã quá 90 ngày. Đây là những lô đất đã được đấu giá vào cuối tháng 10/2021.
Trước đó, ngày 21/12/2021, Thủ tướng đã ban hành công điện 1767 chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong đấu giá đất, ngăn chặn lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.
Theo đó, vừa qua, nhiều địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả, góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, một số trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm (có trường hợp cao bất thường) đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội, có thể tạo ra hiệu ứng đối với phát triển kinh tế - xã hội và thị trường nhà ở, bất động sản.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường.
Thuận Phong
Cấm doanh nghiệp đầu tư dự án trong 2 năm nếu trúng đấu giá đất mà ‘bỏ cọc’
Đây là một trong những chế tài được Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp trúng đấu giá đất nhưng sau đó “bỏ cọc” như các vụ đấu giá đất ở Thủ Thiêm.
Các nhà khoa học trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn ở Giải thưởng Tạ Quang Bửu?
GS Nguyễn Hữu Đức, Chủ tịch hội đồng ngành Vật lý, cho biết dù năm nay HĐKH ngành này cũng nhận được một số hồ sơ, trong đó có công trình xuất bản ở tạp chí có hệ số IF nhưng không đề cử công trình nào lên Hội đồng Giải thưởng.
Giải thích cho việc này, GS Đức cho biết lý do là hầu hết các công trình này mới được xuất bản chừng nửa năm trở lại đây trong khi hội đồng ngành Vật lý cho rằng cần đánh giá công trình ở bình diện quốc tế, thông qua số lượng trích dẫn.
“Vì vậy, các thành viên hội đồng Vật lý thống nhất để thêm một năm nữa để có đánh giá chuẩn xác hơn về chất lượng công bố với các công trình này”.
Ở HĐKH ngành Toán cũng có hai hồ sơ đề cử mà theo GS Ngô Việt Trung là đủ chất lượng. Tuy nhiên, đến lúc bỏ phiếu thì cả hai hồ sơ này đều không đạt được 2/3 số phiếu để đề cử lên Hội đồng Giải thưởng.
Điều này có thể đã gây ra dư âm không thật sự tốt lắm nếu như mọi người chưa hiểu rõ tình hình của năm nay” – GS Trung chia sẻ.
“Tuy nhiên, tôi khẳng định việc không có công trình nào được trao giải không phản ánh hết thực tế phát triển của khoa học công nghệ nước nhà”.
Theo GS Ngô Việt Trung, nhìn vào chất lượng công bố quốc tế của khoa học cơ bản hiện nay thì số lượng các bài báo trong các tạp chí hàng đầu đã tăng lên rõ rệt và chất lượng tốt hơn rất nhiều so với thời điểm có giải thưởng Tạ Quang Bửu.
“Thế nhưng, mỗi năm số lượng và chất lượng của hồ sơ đề nghị trao tặng Giải thưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như việc tự ứng cử của các nhà khoa học hay sự đề cử của các tổ chức nghiên cứu và đào tạo. Các nhà khoa học rất ngại tự ứng cử cho giải thưởng, trong lúc nhiều cơ quan không quan tâm đến việc đề cử các công trình xuất sắc. Ngoài ra, việc chỉ trao giải cho một cá nhân hay cho một công trình cũng hạn chế các đề cử vì các thành tựu khoa học thường được khẳng định qua một cụm công trình và thông qua sự hợp tác của nhiều nhà khoa học”.
GS Ngô Việt Trung cũng cho rằng điều quan trọng là chất lượng của giải thưởng phải được đảm bảo. “Một giải thưởng không tìm được người để trao cũng là chuyện bình thường. HĐGT đã làm việc rất nghiêm túc, không vì việc phải có giải mà tìm cách trao bằng được, sẽ ảnh hưởng tới uy tín của giải thưởng”.
Ông Trung nêu ví dụ, giải thưởng quốc gia cao nhất về khoa học và công nghệ của Trung Quốc (có giá trị khoảng 750.000 USD) đã hai lần không có giải thưởng. Đặc biệt năm 2015 không trao giải nhưng Trung Quốc có người được giải Nobel về Y học ngay trước khi xét giải quốc gia.
Cần quan tâm tới các nhà khoa học trẻ
Mùa giải năm 2021 đã qua, nhưng theo GS Ngô Việt Trung, có những nội dung mà Quỹ cần thảo luận để rút kinh nghiệm cho những năm sau, để giải thưởng đạt được mục đích thúc đẩy các nghiên cứu trong khoa học cơ bản và khuyến khích được nhà nghiên cứu trẻ.
Ông cũng bày tỏ quan điểm “cần quan tâm hơn đến các nhà khoa học trẻ”.
“Tôi và các thành viên khác đang cố gắng đề nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ để mỗi ngành có một giải thưởng trẻ và người nhận được giải thưởng trẻ sẽ là nhà khoa học tiêu biểu cho chuyên ngành của mình”.
GS Nguyễn Hữu Đức cũng bày tỏ sự ủng hộ năm sau quy chế nên thay đổi một chút như tăng số lượng giải trẻ lên, một số tiêu chí giải thưởng chi tiết hóa hơn.
“Hiện nay, các tiêu chí của giải đang nặng về chỉ số cứng như ảnh hưởng của tạp chí, còn khả năng phân tích sâu giá trị của từng công trình vẫn còn một số bất cập. Vì vậy, theo tôi cần cân đối tiêu chí cứng với giá trị cụ thể và những điểm độc đáo của công trình, cộng với ý kiến chuyên gia, ý kiến cộng đồng bởi có những công trình đăng ở tạp chí bình thường nhưng lại rất xuất sắc”.
Giải thưởng Tạ Quang Bửu là Giải thưởng thường niên của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có vai trò chính trong các công trình khoa học xuất sắc, được thực hiện tại Việt Nam, công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Giải thưởng được triển khai từ năm 2013, trong 7 năm vừa qua đã tiếp nhận hơn 360 hồ sơ đăng ký tham dự, trao tặng 16 Giải thưởng chính và 4 Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ.
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết Huy chương Vàng thuộc về em Nguyễn Mạnh Quân và em Trần Quang Vinh, cùng là học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Em Bùi Thanh Tân, Học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An giành Huy chương Bạc.
3 Huy chương Đồng thuộc về các em: Nguyễn Trọng Thuận, học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Lê Minh Hoàng, Học sinh lớp 11, THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Hoàng Nam, Học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, thành phố Hà Nội.
Em Trang Đào Công Minh, Học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội và em Nguyễn Đắc Tiến, Học sinh lớp 12, THPT Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh được nhận Bằng khen.
Đặc biệt, em Nguyễn Mạnh Quân, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, thành phố Hà Nội đạt điểm cao nhất của kỳ thi và được Chủ tịch APhO năm 2021 tặng Bằng khen. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam đạt được thành tích này khi tham gia APhO.
Nguyễn Mạnh Quân từng 2 năm liên tiếp giành giải Nhất quốc gia môn Vật Lý (năm lớp 11 và lớp 12). Năm 2019, Quân được lựa chọn tham gia kỳ thi Olympic Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế và giành huy chương Vàng với số điểm tuyệt đối. Cậu học trò chuyên Lý của trường Ams còn có thành tích “cực khủng” khi đạt điểm SAT tuyệt đối với 1600/1600 và 8.0 IELTS.
Nguyễn Mạnh Quân đã trúng tuyển vào MIT - Học viện công nghệ số 1 thế giới
Kỳ thi Olympic Vật lí Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 do Đài Loan (Trung Quốc) đăng cai tổ chức. Theo kế hoạch kỳ APhO này được tổ chức năm 2020, nhưng do đại dịch Covid-19, nên đã được chuyển sang năm nay. Để bảo đảm an toàn cho những người tham dự, kỳ thi được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Tham dự APhO năm nay có 23 đoàn từ các nước và vùng lãnh thổ với 181 thí sinh. Trong đó, có 5 đoàn khách, với 37 thí sinh.
Theo Bộ GD-ĐT, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác tổ chức thi trực tuyến APhO 2021 được tổ chức chu đáo, nghiêm túc tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ ngày 16-24/5. Kỳ thi được giám sát trực tiếp của 2 giám sát viên của Đài Loan và của Camera dưới chế độ thời gian thực. Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai theo quy định của ngành Y tế.
Việc tổ chức kỳ thi trực tuyến được thực hiện theo quy chế của AphO 2021, cũng giống như thi trực tiếp, gồm cả bài thi lí thuyết và thực hành; mỗi bài thi trong 300 phút (5 tiếng).
Do tính chất kỳ thi là trực tuyến, nên tất cả các công việc đều được tiến hành trên mạng internet. Đặc biệt bài thi thực hành, là một phần quan trọng của kỳ thi, được xây dựng dưới dạng thí nghiệm mô phỏng, hai bài thi thực hành mô phỏng những thí nghiệm với những tham số được lấy từ thí nghiệm thực. Phần mềm mô phỏng được lập trình công phu, giao diện thân thiện. Nhìn chung, các bài thi năm nay được các đoàn đánh giá là hay về nội dung khoa học, nhưng dài và khó đối với các thí sinh.
Ban Tổ chức APhO 2021 sẽ tổ chức bế mạc theo hình thức trực tuyến bắt đầu từ 12h00 ngày 24/5. Đoàn Việt Nam sẽ tham dự lễ bế mạc theo hình thức trực tuyến tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Phương Chi
'Siêu nhân trường Ams' trúng tuyển trường công nghệ số 1 thế giới
Là thủ khoa đầu vào khối chuyên Toán, Hóa của các trường THPT chuyên tại Hà Nội, liên tục giành giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế, đạt 1600/1600 SAT và 8.0 IELTS, Nguyễn Mạnh Quân được nhiều người gọi bằng cái tên “Siêu nhân trường Ams”.
评论专区