Phim "Em và Trịnh" đã làm điều chưa từng có trong lịch sử điện ảnh Việt khi ra mắt cùng lúc 2 bản chiếu rạp: Trịnh Công Sơn(95 phút) và Em và Trịnh (136 phút).
Trịnh Công Sơntập trung vào thời trẻ của tác giả Tuổi đá buồn, khi ông đắm chìm trong tình yêu với các "nàng thơ". Tinh thần lãng mạn của người nhạc sĩ tài hoa bị thử thách trong bối cảnh đất nước chiến tranh, loạn lạc.
Em và Trịnhđẩy tuyến nhân vật Trịnh Công Sơn về già (Trần Lực) làm trung tâm, khi ông "lưu lạc" giữa hiện tại và những miền ký ức thời trẻ. Kịch tính của phim được đẩy lên khi nam nhạc sĩ muốn tính chuyện lâu dài với cô gái Nhật Michiko Yoshii (Nakatani Akari), đúng lúc Dao Ánh (Hoàng Hà) trở về.
"Em và Trịnh" là phim Việt đầu tiên có 2 phim bản chiếu rạp cùng thời điểm (Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp).
Nửa đầu bản phim Trịnh Công Sơncó kết cấu giống "phim thanh xuân", khi nam chính phải lòng nữ chính, được hội bạn thân hậu thuẫn. Tuy nhiên, vì ôm đồm nhiều tuyến nội dung nên câu chuyện về Ngô Kha (Samuel An) và Bửu Ý (Hà Quốc Hoàng) - hai người bạn thân của Trịnh Công Sơn - được xây dựng lưng chừng rồi rơi vào quên lãng.
Bản phim 95 phút cũng bị cho là có cái kết dang dở, dễ gây khó hiểu cho những khán giả chưa tìm hiểu về sự nghiệp của ông. Phân cảnh Dao Ánh lưỡng lự đứng trước con tàu từ Huế vào Sài Gòn để lại nhiều cảm xúc, nhưng chưa xứng trở thành cao trào khép lại phim.
Cái kết của bản phim ngắn được cho là chưa trọn vẹn (Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp).
Công bằng mà nói, ở Em và Trịnh (136 phút), việc dàn trải cuộc đời Trịnh Công Sơn từ lúc đỉnh cao đến tuổi xế chiều, giúp nội dung phim trọn vẹn hơn và giúp khán giả cảm nhận được những cống hiến của nhạc sĩ với nền âm nhạc Việt Nam.
Ngoài ra, bản phim cũng trở nên lãng mạn hơn với những rung động không biết gọi tên của Trịnh Công Sơn, đặc biệt là tình yêu đẹp giữa ông và cô sinh viên người Nhật Michiko Yoshii - mối tình cách biệt tuổi tác từng là tâm điểm của làng văn nghệ lúc bấy giờ.
Avin Lu vào vai Trịnh Công Sơn thời trẻ (Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp).
Tuy nhiên, Avin Lu và Trần Lực dù đã có nhiều cố gắng để làm tròn vai vị nhạc sĩ họ Trịnh lúc trẻ và khi về già nhưng nhiều khán giả vẫn nhận xét hai diễn viên chưa khắc họa được sự khắc khổ, sương gió của người nghệ sĩ tài hoa.
Không bất ngờ khi trên mạng xã hội, đa phần các ý kiến tập trung vào việc so sánh diễn viên trên phim với nhân vật ngoài đời bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ là một nhân vật có thật mà còn là tượng đài trong lòng người hâm mộ.
Âm nhạc dẫn lối nhưng... chưa tinh tế
Trịnh Công Sơncũng như Em và Trịnhđều có lối kể tuyến tính, dùng âm nhạc để điều hướng kịch bản. Cách làm này giống với hai phim tiểu sử - âm nhạc gần đây của Hollywood là Bohemian Rhapsody(về Freddie Mercury) và Rocketman(về Elton John).
Tín đồ nhạc Trịnh đã có dịp thả hồn theo những ca khúc kinh điển nhưDiễm Xưa, Tuổi đá buồn, Xin trả nợ người... Mỗi khi điểm qua một ca khúc "đinh", người xem lại có dịp theo chân Trịnh Công Sơn qua những mốc thời gian quan trọng của lịch sử và chính bản thân ông.
Phim tái dựng nhiều bối cảnh quan trọng như cà phê Tùng, Quán Văn... để khắc họa các cột mốc sự nghiệp của Trịnh Công Sơn (Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp).
Tuy nhiên, có khán giả nhận định phim dùng nhạc Trịnh để đẩy cảm xúc là hợp lý, song lại thiếu tinh tế và chưa sáng tạo. Cả hai phiên bản đều sử dụng "nhạc sao, cảnh vậy".
Ví dụ, khi ca từ "Trời còn làm mưa" cất lên thì trên màn ảnh, mưa đổ xuống. Hay với lời hát "Tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi… (bài Ngẫu nhiên), nhân vật trong phim cũng... đi tìm một chiếc ghế để ngồi xuống.
Còn nhớ trong Bohemian Rhapsody, bài hát Under Pressurekhông thật sự liên quan đến tâm trạng bị phản bội của Freddie Mercury, song từ đó, khán giả có thể cảm nhận được nỗi buồn của trưởng nhóm Queen khi nước mắt bị giấu đi bởi những giọt mưa.
Những "nàng thơ" có đủ sức hút?
Chuyện tình yêu của Trịnh Công Sơn có thể tóm tắt bằng câu nói của ông: "Được yêu hay bị từ chối cũng là số phận của đời. Mà đời thì rộng quá, không yêu được chốn này thì yêu nơi khác".
Nhạc sĩ đa tài, đa tình, nói tiếng yêu, ca lời ngưỡng mộ với nhiều thiếu nữ đẹp trong cuộc đời ông. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đã có sự lựa chọn khá kỹ lưỡng cho những vai "nàng thơ" của Trịnh.
Bùi Lan Hương để lại nhiều cảm xúc trong lần đầu đóng phim điện ảnh (Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp).
Lan Thy (vai Bích Diễm) nổi bật với nét đẹp sắc sảo. Nhật Linh gây chú ý nhờ tạo hình danh ca Thanh Thúy, song thời lượng ít, góc quay chủ yếu từ phía sau khiến nữ diễn viên không có nhiều dịp thể hiện.
Hoàng Hà (vai Dao Ánh) có nhiều đất diễn trong cả hai phiên bản, vì là mối tình "dài hơi" và để lại nhiều tiếc nuối nhất. Cô gây ấn tượng với đôi mắt đen to tròn, nụ cười lém lỉnh, diễn xuất thì dừng ở mức tinh tế, chưa thực sự nổi bật.
Gây bất ngờ nhất là "nàng thơ" Bùi Lan Hương trong vai Lệ Mai (tên thật danh ca Khánh Ly). Giọng ca Ngày chưa giông bão khắc họa một Khánh Ly hết mình vì âm nhạc, bên ngoài lạnh lùng, nhưng bên trong vẫn ấm nóng ngọn lửa tình yêu.
Trong buổi công chiếu phim tại Hà Nội và TPHCM, khách mời được xem ngẫu nhiên một trong hai phiên bản. Người trong ngành nhận định việc ra mắt cùng lúc có thể là "chiến thuật" giúp tăng doanh thu, vì 2 phiên bản suy cho cùng cũng là "gà cùng một mẹ". Song, khán giả ra rạp chắc chắn có sự chọn lọc và khó tránh được việc so sánh.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Em và Trịnh: Phần nhìn hút mắt, kịch bản chưa thỏa mãnSau 8 năm, dự án xe tự lái (Project Titan) chưa mang về kết quả tích cực cho Apple. Ảnh: The Information.
Sau 8 năm, Apple vẫn loay hoay với dự án xe tự lái (Project Titan), một trong những áp lực lớn nhất là thuyết phục ban lãnh đạo rằng mọi thứ vẫn đi đúng hướng. Dù vậy, thời điểm chính xác để đưa chiếc xe ra thị trường vẫn là dấu chấm hỏi lớn.
Suýt đâm vào người chạy bộ
Bài phân tích của The Information tập hợp những chia sẻ từ 20 người từng làm việc trong dự án. Họ cho rằng Apple Car đi vào ngõ cụt do "thay đổi mục tiêu liên tục" sau những thất bại, trong khi dàn lãnh đạo được thay như "thay áo".
Hồi tháng 3, xuất hiện tin đồn cho biết đội ngũ Apple Car bị giải thể. Đến tháng 5, một số nhân vật có tiếng rời đi như Ian Goodfellow, Giám đốc Công nghệ Máy học và kỹ sư xe hơi CJ Moore. Hiện tại, giám sát Project Titan là Phó chủ tịch Công nghệ Kevin Lynch.
Theo bài viết, đó là minh chứng cho thấy các kỹ sư đã lãng phí thời gian để "biên đạo các buổi trình diễn" giúp xe hơi chạy trên tuyến đường được lập trình sẵn. Trong khi đó, chúng hoàn toàn "mất khả năng vận hành" khi mang sang nơi khác, liên tục yêu cầu tài xế kiểm soát.
![]() |
Ảnh dựng một trong những thiết kế xe tự lái của Apple. Ảnh: Vanorama. |
Bài viết đã tiết lộ sự cố nghiêm trọng của chiếc xe vào đầu năm khi gặp người chạy bộ qua đường. Thay vì dừng lại để người chạy bộ băng qua, chiếc xe "chỉ điều chỉnh một chút đường đi", yêu cầu tài xế nhấn phanh để tránh va chạm. Apple kết luận chiếc xe có thể đâm vào người chạy bộ nếu không có tài xế can thiệp.
"Nếu chi đủ tiền, bạn có thể làm việc với một tuyến đường gần như cố định. Tuy nhiên, bạn sẽ không biết liệu mình có thể mở rộng phần mềm tự lái để hoạt động trong phạm vi rộng hơn hay không", Arun Venkatadri, cựu kỹ sư bộ phận xe tự lái của Apple cho biết.
Bị Tim Cook "ghẻ lạnh"
Một số thành viên ban lãnh đạo Apple, kể cả Phó chủ tịch Kỹ thuật Phần mềm Craig Federighi được cho đã "đặc biệt nghi ngờ" về dự án, vốn tiêu tốn hơn 1 tỷ USD/năm để nghiên cứu và phát triển.
Bài viết ghi rằng Tim Cook tránh đến văn phòng của Project Titan. Việc CEO Apple không cam kết sản xuất hàng loạt sản phẩm khiến ban lãnh đạo dự án thất vọng.
Dự án thậm chí bị những bộ phận khác chế giễu. Một số quản lý tại Apple được cho đã yêu cầu nhân viên tránh xa Project Titan.
Sau khi nhiều nhân vật chủ chốt rời đi, Apple được cho đã tuyển dụng cựu Giám đốc Kỹ thuật An toàn Xe hơi của Ford, Desi Ujkashevic. Trước đây, bà Ujkashevic giám sát nhóm kỹ thuật xe toàn cầu, kỹ thuật an toàn cho Ford châu Âu và bộ phận kỹ thuật thiết kế toàn cầu của hãng.
![]() |
Theo thiết kế, 4 ghế trong xe có thể quay mặt vào nhau để hành khách trò chuyện. Ảnh: Vanorama. |
Theo The Information, Apple muốn tạo ra chiếc xe hơi không có vô lăng hoặc bàn đạp phanh. Dựa trên thiết kế mới nhất, chiếc xe có 4 chỗ ngồi quay vào nhau để hành khách trò chuyện, mui xe bo cong hình con bọ giống Volkswagen Beetle.
Các kỹ sư của Táo khuyết còn muốn thiết kế màn hình lớn phía sau ghế, tự nâng lên hoặc hạ xuống nếu không sử dụng. Màn hình sẽ sử dụng hệ thống CarPlay tương tự phiên bản được giới thiệu tại WWDC 2022.
Theo kế hoạch, Apple đặt mục tiêu ra mắt xe tự lái vào năm 2025. Trước đó, hãng sẽ sản xuất nguyên mẫu gần hoàn thiện để chạy trên đường công cộng vào năm 2023.
(Theo Zing)
Kể từ khi lên nắm vị trí CEO của Apple cho đến nay Tim Cook đã “tại vị” được gần 11 năm, mặc cho những thành công ông mang về cho Táo Khuyết thì vẫn không ít người dùng không hài lòng với cách vận hành công ty của ông.
" alt=""/>Dự án 8 năm chưa thành hình của AppleTrong danh sách Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lấy ý kiến nhân dân lần này có 3 tập thể và 10 cá nhân. Ngoài nhạc trưởng Honna Tetsuji (đề nghị xét tặng Huân chương Hữu nghị) trong danh sách còn có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác như NSND Nguyễn Ánh Dương – nghệ danh Ánh Dương, diễn viên Đoàn Nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam (đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng Ba); NSND Nguyễn Thị Bích Ngoan – nghệ danh Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam (đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng Ba); NSND Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam (đề nghị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc)…
Nhắc đến nghệ thuật Chèo, không thể không nhắc đến NSND Thanh Ngoan. Sinh ra tại Thái Bình, nghệ thuật Chèo đã cho chị mọi thứ, được khán giả yêu thương, được đồng nghiệp quý mến, được Nhà nước ghi nhận, được Tổ nghiệp ưu ái để từ đó lan tỏa tâm huyết tới thế hệ trẻ, gìn giữ mãi di sản của cha ông. Trong sự nghiệp của một người nghệ sĩ Chèo, tên tuổi nghệ sĩ Thanh Ngoan gắn liền với vai diễn đầu tiên trong Quan Âm Thị Kínhtới vai diễn vàng son trong Nỗi đau tình mẹ, Vợ chồng Cả Dọc.
Nhạc trưởng Honna Tetsuji đến Việt Nam vào năm 2000, khi thực hiện chuyến lưu diễn chương trình hoà nhạc Toyota Classic. Sau đó, ông nhận lời làm cố vấn âm nhạc và chỉ huy Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Hiện nay, ông là chỉ huy chính của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Nhạc trưởng Honna Tetsuji cũng được nhận định là người có nhiều đóng góp về kỹ thuật và thẩm mỹ cho Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam, trực tiếp đem tới Việt Nam nhiều dự án đào tạo và cộng tác với nghệ sĩ quốc tế…
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ lấy ý kiến nhân dân về các hồ sơ được đề nghị xét tặng đến ngày 1/6.
Tình Lê
" alt=""/>NSND Thanh Ngoan được đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng Ba