Nhận định, soi kèo Persela Lamongan vs Persijap Jepara, 15h30 ngày 18/2: 3 điểm nhọc nhằn
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Velez Sarsfield vs Godoy Cruz, 07h30 ngày 18/2: Chủ nhà chưa thể đứng dậy -
Cặp đôi chụp ảnh cưới trên cao tốc
Clip: Cặp đôi chụp ảnh cưới trên cao tốcVụ việc này xảy ra trên một đoạn đường cao tốc ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, vào hôm 25/8.
Đoạn video cho thấy, một cặp đôi chụp ảnh trên đường cao tốc. Cô gái mặc váy cưới màu trắng hết đứng lại ngồi trên nóc chiếc xe ô tô màu trắng để tạo những kiểu dáng đẹp. Còn chàng trai thì liều lĩnh đứng ra giữa đường để chụp ảnh, trong khi các xe cộ vẫn qua lại.Theo báo cáo của cơ quan chức năng, cặp đôi đã chụp ảnh trên đường cao tốc trong khoảng 10 phút.
Cơ quan cảnh sát đã phạt tiền cặp đôi này và trừ điểm trên bằng lái của chàng trai.
Phương Linh (Theo Newsflare)
Bạn có góc nhìn nào về tình huống va chạm trên? Hãy gửi bình luận dưới bài viết này, gửi tin bài cộng tác và video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tài xế hút thuốc, ô tô nổ tung
Tài xế bật lửa hút thuốc khiến chiếc xe van bất ngờ nổ tung khi đang dừng chờ đèn đỏ.
"> -
Bác sĩ lục hồ sơ, nhớ lại ánh mắt quyết giữ con của ba mẹ song NhiBác sĩ Nguyễn Thị Anh Phương (trái) và bác sĩ Nguyễn Đình Vũ
Các con sinh ra là nhờ sự can đảm của ba mẹ
Bác sĩ Vũ và bác sĩ Phương là những người trực tiếp siêu âm, theo dõi, tư vấn, chứng kiến quá trình mang song thai dính nhau, tham gia mổ bắt con cho chị Thúy. Đến hôm nay, hai vị bác sĩ vẫn nhớ mãi ánh mắt kiên định, quyết giữ con của cặp vợ chồng trẻ.
Bác sĩ Vũ kể, lúc đang mang thai được 14 tuần 6 ngày, chị Thúy đến bệnh viện khám lần đầu. Bác sĩ Vũ là người trực tiếp siêu âm và phát hiện chị Thúy mang song thai dính vùng bụng chậu.
“Lúc mới nghe tin, thai phụ hơi sốc, nhưng chị ấy nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, nói muốn tiếp tục theo dõi tình trạng thai kỳ”, bác sĩ Vũ nhớ lại.
Chị Thúy mang thai đến tuần 22, bác sị Vũ khuyên, vợ chồng chị nên cân nhắc. Lúc này, thai đang có dấu hiệu suy dinh dưỡng, một bé bị suy tim nặng, nếu sinh ra sẽ khó chăm sóc và có thể, cả hai bé sẽ không thể đi cùng mẹ đến hết thai kỳ. Dù vậy, vợ chồng chị Thúy vẫn kiên quyết giữ con.
Những hình ảnh siêu âm của Trúc Nhi - Diệu Nhi được bác sĩ Vũ lưu trong điện thoại Bác sĩ Phương kể, thai càng lớn, những nguy hiểm càng tăng thì vợ chồng chị Thúy càng thể hiện sự quyết tâm. Họ tâm sự với bác sĩ: “Các con là món quà mà họ được ban tặng, vì vậy, hai vợ chồng sẽ bảo vệ con bằng mọi giá”.
Bác sĩ Vũ cho biết, khi làm việc ở Khoa Chẩn đoán hình ảnh, anh từng gặp nhiều cặp vợ chồng, siêu âm thấy con dính nhau, dị tật đã quyết định bỏ con trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Khi nhìn thấy sự khát khao được giữ con của vợ chồng chị Thúy, anh rất xúc động. Anh quyết định đưa hình ảnh siêu âm hai bé gái dính liền lên trang cá nhân, kèm chú thích: “Chúng ta được sinh ra là nhờ sự can đảm của ba mẹ” làm kỷ niệm, một phần như để tiếp thêm sức mạnh cho vợ chồng chị Thúy.
Đường mổ đặc biệt trên cơ thể mẹ để song sinh dính liền chào đời
Ở tuần thai thứ 30, chị Thúy nhập viện để được hỗ trợ phổi cho em bé và chuẩn bị tinh thần có thể thực hiện ca mổ bắt con bất cứ lúc nào. Bác sĩ Phương cho biết, ở tuần thai này, Trúc Nhi và Diệu Nhi bị suy dinh dưỡng, nguy cơ tử vong tăng dần theo mức độ suy dinh dưỡng, nhưng vợ chồng chị Thúy vẫn lạc quan. Họ khát khao được nhìn thấy con, được ôm con vào lòng và được đau bệnh thay con.
Bước qua tuần thứ 34, các bác sĩ quyết định đưa hai bé ra ngoài, vì lượng máu đi qua vùng rốn, đến các mạch máu thai nhi đã giảm. Để ca mổ suôn sẻ, bệnh viện đã mời các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cùng hội chẩn và tham gia mổ. Tuy nhiên, làm sao đưa cả hai bé ra ngoài nhẹ nhàng, không làm em bé bị sang chấn là rất khó.
Bác sĩ Phương và bác sĩ Vũ cùng xem lại phiếu đo nhịp tim của hai bé gái song sinh. “Hai bé bị dính nhau thành một khối nên kích thước lớn hơn bình thường. Nếu một bé mất thì cả hai bé sẽ cùng mất”, bác sĩ Phương lo lắng.
Ngoài ra, chị Thúy mới sinh con lần đầu, nên làm sao chọn đường mổ vừa không làm em bé bị tổn thương và lần sau người mẹ có thể mang thai lần nữa rất khó. “Mổ đường dọc thì dễ mở rộng bán kính để đưa hai bé ra ngoài, nhưng nếu người mẹ mang thai lần hai sẽ có nguy cơ vỡ tử cung cao. Mổ đường ngang sẽ giúp người mẹ lần sau mang thai dễ hơn, nhưng bắt con ra lại khó”, bác sĩ Phương nhớ lại.
Cuối cùng, bác sĩ Phương cùng ê-kíp mổ quyết định lựa chọn đường mổ ngang nhưng đường mổ cong lên để vừa đủ không gian cho hai bé ra ngoài, vừa ít ảnh hưởng đến tương lai sinh con của người mẹ.
Sáng ngày 7/6/2019, chị Thúy được đưa vào phòng mổ bắt con. Trong lúc các bác sĩ của Bệnh viện Hùng Vương tiến hành mổ bắt em bé, bên ngoài, một chiếc xe cấp cứu, bên trong có lồng kính, máy thở, các thiết bị y tế, các y bác sĩ chuẩn bị sẵn bên ngoài. Khi chào đời, hai bé sẽ được đưa sang Bệnh viện Nhi đồng Thành phố ngay lập tức.
“Ca mổ rất suôn sẻ. Giây phút hai bé gái cất tiếng khóc, cả ê-kíp chúng tôi như vỡ òa”, bác sĩ Phương nhớ lại.
Vị bác sĩ Phó khoa Sản bệnh cũng cho biết, được các bác sĩ chăm sóc, chị Thúy nhanh chóng hồi phục sức khỏe để đi thăm con. Các mổ đã diễn ra cách đây hơn một năm, nhưng đến hôm nay, bác sĩ Vũ, bác sĩ Phương vẫn thấy câu chuyện mang thai, sinh con của chị Thúy như một phép màu.
Bác sĩ Phương cho biết, những năm qua, có rất nhiều ca mang song thai dính nhau, nhưng số cặp vợ chồng giữ thai, sinh con ra như vợ chồng chị Thúy là rất hiếm. “Trúc Nhi - Diệu Nhi được sinh ra là nhờ sự dũng cảm của ba mẹ”, cả bác sĩ Vũ và bác sĩ Phương khẳng định.
Tú Anh
Hai bé song sinh có dấu hiệu ổn định, tỉnh sau mổ tách dính
Sau khi trở thành hai cá thể độc lập, Trúc Nhi - Diệu Nhi có những dấu hiệu ổn định, chỉ bị sốt nhẹ.
"> -
Robot giúp bác sĩ điều trị CovidBác sĩ Bắc điều khiển robot
Các bác sĩ điều khiển robot qua điện thoại hoặc máy tính cá nhân. Sau khoảng 5-6 tiếng, khi hết pin, robot tự động tìm tới nguồn sạc trong phòng bệnh để nạp năng lượng.
Bác sĩ Bắc cho biết, chú robot rất có ích cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, giúp giảm số lượng chuyên gia y tế trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, hạn chế tối thiểu việc lây nhiễm. Bởi lẽ dù đã được trang bị đồ bảo hộ cá nhân, nhân viên y tế vẫn đối diện với nguy cơ nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với ca dương tính.
Bên cạnh đó, với các ca cần hội chẩn, ngoài đội ngũ y bác sĩ trực tiếp làm việc trong phòng cách ly, chuyên gia bên ngoài cũng có thể quan sát diễn biến, trao đổi trực tiếp với người bệnh nhờ robot, từ đó đưa ra các yêu cầu can thiệp cần thiết. Điều này giúp việc xử trí, điều trị các ca bệnh được toàn diện hơn.
Robot hiện được Khoa Cấp cứu sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình. Với các trường hợp phải đặt ống thở máy, bệnh nhân khó giao tiếp, robot vẫn có thể hỗ trợ giám sát, theo dõi tình trạng người bệnh.
“Trợ thủ” này được đánh giá giúp giảm tải công việc cho nhân viên y tế khi một chuyên gia có thể chăm sóc được nhiều bệnh nhân thay vì số ít như trước kia.
Cận cảnh các "trợ thủ đắc lực" giúp bác sĩ điều trị Covid-19 giảm nguy cơ lây nhiễm Bác sĩ Bắc kể, một chuyện khá vui liên quan đến sự hữu ích của robot Ohmni chính là robot này có thể theo bệnh nhân vào tận cửa… nhà vệ sinh, nơi camera tổng không thể quan sát.
“Chúng tôi có thể nhờ robot đứng trước cửa để gọi bệnh nhân. Nếu họ trả lời tức là bệnh nhân vẫn ổn”, bác sĩ Bắc chia sẻ.
Robot này hiện chưa thể cảnh báo được tình trạng nguy cấp của người bệnh. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ nhờ cậy hệ thống monitor theo dõi bệnh nhân kết nối với chuông cảnh báo bên ngoài. Khi người bệnh rơi vào tình huống xấu, bác sĩ sẽ được báo động để ứng cứu kịp thời.
Bác sĩ Bắc cho rằng, trong tương lai, những robot tương tự có thể tham gia nhiều hơn vào điều trị, như đặt ống nghe lên người bệnh nhân để thăm khám, hoặc trang bị AI (trí tuệ nhân tạo) để đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
“Những sự hỗ trợ của công nghệ giúp bác sĩ đưa ra quyết định đúng đắn nhất, giảm sai số trong y học. Tất nhiên, bác sĩ vẫn cần không ngừng học hỏi để nâng cao khả năng chuyên môn”, bác sĩ Bắc chia sẻ.
Robot hỗ trợ theo dõi, điều trị bệnh nhân Covid-19 được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc trao tặng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương hôm 26/6, giúp bảo vệ các bác sĩ và điều dưỡng tuyến đầu chống dịch.
Video: Bác sĩ Trần Văn Bắc chia sẻ về sự hữu ích của robot
Nguyễn Liên
Bệnh nhân 368: 'Về Việt Nam, tôi như được sống trở lại'
Sáng 16/7, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh thêm 3 trường hợp Covid-19, nâng tổng số ca được chữa khỏi trong cả nước lên 356 trường hợp.
">