Ngoài ra, Thủ tướng sẽ gặp gỡ lãnh đạo một số nước; tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Nhật Bản; làm việc với một số tổ chức quốc tế...
Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo diễn ra từ ngày 16-18/12. Đây là dịp đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên.
Dự kiến các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản sẽ kiểm điểm lại quá trình hợp tác 50 năm qua, từ đó đề ra tầm nhìn và định hướng phát triển quan hệ trong giai đoạn mới.
Hội nghị sẽ thông qua 2 văn kiện quan trọng gồm: “Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy” và “Kế hoạch triển khai Tuyên bố tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy”. Hai văn kiện này nhằm cụ thể hóa những kết quả trao đổi của các nhà lãnh đạo tại hội nghị.
Cơ hội vàng để trao truyền “tình hữu nghị vàng” giữa Nhật Bản và ASEAN
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho biết, trong nhiều năm qua, Nhật Bản và ASEAN đã đồng hành trên con đường phát triển và hội nhập với tư cách là những đối tác quan trọng.
Hai bên đã chung tay giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn như thời điểm xảy ra thảm họa động đất sóng thần miền Đông Nhật Bản hay đại dịch Covid-19 và cùng hợp tác như những người bạn chân thành trên tinh thần gắn kết “từ trái tim đến trái tim”.
Định hướng lớn cho quan hệ và hợp tác Nhật Bản-ASEAN trong tương lai dự kiến sẽ được đưa ra tại Hội nghị cấp cao đặc biệt Nhật Bản-ASEAN, Đại sứ Yamada Takio kỳ vọng hội nghị mang tính lịch sử lần này sẽ trở thành một cơ hội vàng để trao truyền “tình hữu nghị vàng” giữa Nhật Bản và ASEAN cho thế hệ tiếp theo.
Theo Đại sứ Yamada Takio, thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế (ODA), đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào ASEAN trong nhiều lĩnh vực, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản và ASEAN là đối tác thương mại quan trọng của nhau, Nhật Bản đứng thứ 2 sau Mỹ về đầu tư trực tiếp tại ASEAN. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp trung bình hằng năm của Nhật Bản vào các nước ASEAN đạt khoảng 2,8 nghìn tỷ Yên, và có khoảng 15.000 cơ sở kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đặt tại các nước ASEAN.
Trong thời gian tới, việc giao lưu hai chiều và hoạt động tích cực giữa nhân lực thế hệ mới, đa dạng của ASEAN với nhân lực của Nhật Bản sẽ là nền tảng quan trọng trong việc tạo ra các đổi mới sáng tạo mới trong thời gian tới.
Đại sứ Yamada Takio cho biết, một sự kiện quan trọng trong chuyến công tác lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là Hội đàm cấp Thủ tướng đầu tiên sau khi Việt Nam - Nhật Bản nâng cấp quan hệ song phương lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và phồn vinh tại châu Á và trên thế giới”.
Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ có cuộc trao đổi sôi nổi về các hoạt động quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, dựa trên nền tảng quan hệ đối tác mới.
"Tôi hy vọng chuyến thăm Nhật Bản lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp để Nhật Bản và Việt Nam có thể cùng nhau đóng góp cho sự phát triển của khu vực và thế giới", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói.
“Đây là thủ tục tiêu chuẩn để xem xét một cá nhân là nghi phạm, khi có đơn khiếu nại hay cáo buộc được trình. Ban của chúng tôi sẽ điều tra hai cáo buộc về mưu phản và lạm dụng quyền lực. Về bản chất, vụ việc này liên quan tới việc một viên chức nhà nước lạm dụng quyền hạn để kích động nổi loạn nhằm mục đích phá vỡ trật tự hiến pháp. Những hành động này cấu thành tội phản quốc và lạm dụng quyền lực”, ông Park cho biết.
Theo Thời báo Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đêm 3/12 đã bất ngờ ban lệnh thiết quân luật. Tuy nhiên, hành động này của ông Yoon nhanh chóng bị Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu bãi bỏ. Đến hôm 7/12, ông Yoon đã công khai gửi lời xin lỗi đến người dân Hàn Quốc.
Ở một diễn biến khác, Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc Lee Sang-min, người được cho là “nắm vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ban bố thiết quân luật”, hôm nay đã từ chức.
“Tôi thừa nhận trách nhiệm của bản thân vì đã không làm việc hiệu quả vì người dân, và không chỉ dẫn cho Tổng thống một cách đầy đủ. Tôi cảm thấy hối tiếc vô cùng trước người dân… Khi trở lại cuộc sống như một công dân bình thường, tôi sẽ cống hiến hết mình cho đất nước chúng ta”, thông cáo từ chức của ông Lee Sang-min viết.
Đây là hệ thống hạ tầng quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Trên cơ sở đó, Tập đoàn CRCC nghiên cứu, khảo sát hỗ trợ tư vấn, có các đề xuất để có thể tham gia đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vực này.
Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) Vương Đồng Trụ cho biết, từ năm 1996 đến nay, CCCC đã thực hiện hơn 20 dự án tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng như: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (một phần); xây dựng cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, đang thực hiện Nhà máy điện gió tại Sóc Trăng…
Đánh giá cao kết quả hoạt động của CCCC thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh tập đoàn tiếp tục quan tâm đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam xác định phát triển cơ sở hạ tầng là một trong 3 đột phá chiến lược. Từ đầu nhiệm kỳ khóa 15 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã quyết định chủ trương đầu tư nhiều dự án trọng điểm trong lĩnh vực giao thông nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện đột phá chiến lược về phát triển cơ sở hạ tầng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, chủ trương của Việt Nam là đẩy mạnh hợp tác công – tư trong lĩnh vực này. Quốc hội cũng đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư, tạo hành lang pháp lý để thu hút các nhà đầu tư trong khu vực tư nhân cùng tham gia đầu tư các dự án phát triển hạ tầng.
Tại cuộc tiếp lãnh đạo Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc - Energy China, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hoan nghênh sự chủ động của tập đoàn khi đưa ra các đề xuất hợp tác hỗ trợ Việt Nam xây dựng các chính sách, quy hoạch phát triển mạng lưới điện Việt Nam, cũng như kế hoạch mở rộng đầu tư lĩnh vực mới của tập đoàn.
Ông cho biết, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đang tích cực xây dựng, sửa đổi các chính sách, pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thực tiễn. Trong lĩnh vực năng lượng, đầu tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; mục tiêu chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường...
Ghi nhận các đề xuất của tập đoàn về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, thủy điện tích năng…), phát triển điện LNG, các giải pháp phát triển xanh, phát triển ít carbon tại Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây cũng là những lĩnh vực Việt Nam đang khuyến khích thu hút đầu tư.
Ông đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Energy China trao đổi với các bộ, ngành, địa phương về các tiềm năng, cơ hội hợp tác mới cũng như mở rộng đầu tư các dự án năng lượng, giao thông tại Việt Nam.
Sẵn sàng hợp tác với Việt Nam xây dựng mạng 5G
Thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Huawei, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ ấn tượng khi tham quan phòng triển lãm ảnh về quá trình hình thành, phát triển của Tập đoàn Huawei.
Hơn 25 năm có mặt tại Việt Nam, Huawei đã có đóng góp tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam và bắt đầu tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số, công dân số, xã hội số. Là một trong những quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP và đến năm 2030 đạt 30%.
Để thực hiện mục tiêu này, ngoài phát triển mạnh doanh nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ cao trong nước, Việt Nam thu hút các tập đoàn lớn, trong đó có Huawei, tham gia đóng góp vào quá trình chuyển đổi số.
Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, Việt Nam định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng điểm, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Do đó, Huawei có thể tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong các ngành công nghiệp như: Nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao; sản xuất linh kiện điện tử, viễn thông các thế hệ 5G và cao hơn; công nghiệp phụ trợ; bán dẫn…; hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển các sản phẩm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người dân hai nước.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Huawei Lương Hoa khẳng định sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực hợp tác với Việt Nam như xây dựng mạng 5G, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin…