Giá nhà đất đắt đỏ là một trong những lý do khiến nhiều người Nhật ngại kết hôn. Ảnh: Mainichi Shimbun.
Thiết kế nhà kiểu mới
Vào năm 2017, cuộc thi thiết kế nhà tí hon được phát động tại làng Kosuge (tỉnh Yamanashi) đã thu hút nhiều người tham dự.
Mục đích của cuộc thi là khuyến khích sử dụng tài nguyên hiện có trong khu vực và quảng bá các căn nhà có diện tích nhỏ tới nhóm đối tượng là người trẻ thành thị.
Ngoài xây dựng nhà thực tế, ban tổ chức còn cho phép thí sinh gửi bản phác thảo ý tưởng kèm hướng dẫn sử dụng để ngay cả những người không xuất thân từ ngành kiến trúc cũng có thể tham gia.
Từ 49 bài dự thi vào năm 2017, số thí sinh đã tăng lên 265 người sau 2 năm. Năm 2020, tỉnh Yamanashi nhận được 336 bài thi từ khắp Nhật Bản. Trong đó, 55% người nộp đơn là sinh viên đại học hoặc thạc sĩ đang theo học chuyên ngành kiến trúc, 35% là kiến trúc sư và các chuyên gia nhà đất khác.
Nhà tí hon là lựa chọn của nhiều cặp vợ chồng trẻ. |
Người chiến thắng sẽ nhận được số tiền 300.000 yen (khoảng 2.900 USD). Điểm nhấn của các thiết kế năm nay là "studio tự cung tự cấp" - tác phẩm đã giành được giải thưởng đặc biệt của thị trưởng.
Trong bản thiết kế, tác giả mô tả đây là ngôi nhà nhỏ được bao quanh bởi cây cối, cho phép mọi người có thể tự đáp ứng nhu cầu về điện nước thông qua sự kết hợp của các tấm pin năng lượng mặt trời và nước mưa được chiết lọc. Sáng kiến này được xem như bước đột phá trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.
“Do tỷ lệ sinh giảm, dân số già hóa nhanh chóng, người dân không còn cần những ngôi nhà lớn. Cả khu vực thành thị và nông thôn đều đang chứng kiến những ngôi nhà bị bỏ trống. Thay vì dành cả cuộc đời để trả các khoản vay mua nhà đắt đỏ, tôi đoán nhiều người đang tìm kiếm những lựa chọn khác - thứ không khiến họ bị ràng buộc về tài chính”, Takao Wada (73 tuổi), trưởng ban thư ký cuộc thi, nói với Mainichi Shimbum.
Nỗi sợ trả nợ cả đời
Takeshi Hosaka - kiến trúc sư - quyết định cùng vợ rời Yokohama đến Tokyo để tìm không gian sống thích hợp. Là người mê xu hướng nhà diện tích nhỏ, Hosaka tự xây dựng cho mình căn hộ theo sở thích. Nơi ở mới của đôi vợ chồng chỉ rộng 19 m2, với mái nhà được làm theo hình cánh buồm.
Phần mái được thiết kế thông minh giúp khuếch tán ánh sáng vào nơi không nhận được ánh nắng trực tiếp từ hai cửa sổ chính.
“Vào mùa đông, hai giếng trời sẽ mang ánh sáng dịu nhẹ vào nhà. Còn tới mùa hè, cả nơi đây sẽ tràn ngập trong không khí phấn khởi như ở một đất nước nhiệt đới”, Hosaka nói với Dezeen.
Ngoài ra, ngôi nhà còn được lấy cảm hứng từ kiến trúc của những biệt thự châu Âu thời cổ đại. Tuy bị hạn chế về diện tích, các nội thất trong nhà vẫn đầy đủ, tiện nghi, có không gian vừa đủ cho việc đọc sách, nghe nhạc và thư giãn.
Hosaka chú trọng phân định bố cục rõ ràng giữa phòng khách, nhà bếp, phòng tắm và phòng ngủ.
Ngôi nhà của Hosaka vẫn đáp ứng những nhu cầu cần thiết. Ảnh: Dezeen. |
Không chỉ ở Nhật Bản, một số quốc gia châu Á khác cũng đang thay đổi sở thích về nhà ở, điển hình là Hàn Quốc. Thay vì tiết kiệm khoản tiền quá lớn để sở hữu một căn hộ ở thủ đô Seoul, những người 20-30 tuổi có xu hướng chọn nhà siêu mỏng.
Với họ, đây là giải pháp khả thi và có thể trút bỏ gánh nặng mang tên “không có tiền mua nhà, không nên lập gia đình”.
Vợ chồng kiến trúc sư Choi Min-wook nằm trong số những người tiên phong xây nhà nhỏ. Cơ ngơi của họ chỉ bằng 1/3 các ngôi nhà bình thường khác ở xứ sở kim chi. Song cả hai vẫn hài lòng với quyết định của mình.
Căn nhà có 5 tầng, mỗi tầng được sử dụng với mục đích riêng biệt. Khi xây dựng xong, ngôi nhà nhỏ bé của cặp vợ chồng vô tình được nhiều người biết đến. Họ được nhiều đài truyền hình và các tờ báo uy tín trong nước tìm đến phỏng vấn.
Trong khi giá nhà đất tăng lên chóng mặt, nhờ các mô hình nhà ở kiểu mới như nhà siêu mỏng, nhà tí hon, giấc mơ sở hữu một cơ ngơi cho riêng mình với thế hệ trẻ không còn xa vời.
Cô bé Thảo My ví mình như chú bướm, được cái kén gia đình bảo vệ quá nghiêm ngặt nên không thể phát triển theo cách của mình được.
" alt=""/>Sợ giá đất đắt đỏ, giới trẻ Nhật đổ xô mua nhà tí hon"Cô từng để học sinh tự giác nhưng nhiều bạn vẫn lén dùng trong lớp do thói quen. Giờ chúng em không được động đến điện thoại, ngay cả ra chơi", Ngân nói.
Minh Thư, học sinh lớp 11 ở quận Long Biên, thì đã quen với việc này cả năm nay, theo yêu cầu của trường.
Nữ sinh cho hay ngày học cấp hai, em vẫn mang theo điện thoại đến trường để liên lạc với bố mẹ và gọi xe. Trong giờ học, mỗi lần nghe tiếng rung, Thư lại tò mò, không biết ai nhắn. Mỗi khi gặp bài khó, em cũng nghĩ ngay đến "lấy điện thoại ra tra". Thư thừa nhận vì thế em không ít lần xao nhãng trong tiết học.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh được dùng điện thoại trong giờ học nếu cần thiết và được giáo viên cho phép. Điều này đồng nghĩa các em vẫn được dùng vào giờ ra chơi hay nghỉ giữa các tiết.
Tuy nhiên, gần đây, ngày càng nhiều trường siết chặt việc này. Cuối tuần trước, Hà Nội khuyến cáo trường học toàn thành phố quản lý điện thoại của học sinh trước tiết học đầu tiên, chỉ trả lại sau giờ tan học.
Các giáo viên nói nhận thấy sự tích cực, học sinh tập trung hơn vào học tập, xuống sân chơi và giao lưu nhiều hơn, trong khi trước đây hầu hết "dán mắt" vào màn hình điện thoại.
Đại diện hãng cho biết đã xem xét khả năng phát triển kinh doanh ôtô con tại Hàn Quốc trong vài tháng qua. Theo đó, các bước chuẩn bị cho việc ra mắt chính thức đang được tiến hành, bao gồm thiết lập mạng lưới khu vực cho hoạt động bán hàng và dịch vụ ban đầu, tuyển dụng nhân sự, chứng nhận phương tiện, lập kế hoạch tiếp thị và đào tạo nhân viên.
Chưa công bố cụ thể mẫu xe và ngày ra mắt tại Hàn Quốc, nhưng việc gia nhập của tập đoàn Trung Quốc vào thị trường này dự kiến làm tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực xe điện địa phương vốn chủ yếu do Hyundai và Kia chiếm lĩnh.