-
Nhận định, soi kèo U17 Triều Tiên vs U17 Tajikistan, 22h00 ngày 8/4: Vượt lên ngôi đầu
-

Từ 30/8, thành phố dần mở rộng phạm vi và khung giờ hoạt động của shipper nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ bằng xét nghiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai xét nghiệm cho đội ngũ này thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập.
Việc chuyển từ xét nghiệm miễn phí tại các cơ sở y tế sang xét nghiệm cho thu phí khiến nhiều shipper gặp khó khăn khi mức phí cao so với thu nhập. Những điểm xét nghiệm lấy phí thấp lại thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, đông người. Không ít shipper phải chạy hàng chục kilomet để được xét nghiệm.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét nghiệm của shipper, tiến tới quản lý bằng công nghệ, trong ngày đầu tiên của chương trình “Thành phố Thủ Đức xanh”, 15 điểm xét nghiệm miễn phí dành cho shipper đã được triển khai tại TP. Thủ Đức. Thời gian xét nghiệm diễn ra từ 6h - 18h hằng ngày.
 |
X |
Đáng chú ý, việc tầm soát được tiến hành thông qua website: http://vietnamkhoemanh.vn hay https://vnkm.yte.gov.vn, phần mềm quản lý xét nghiệm kết hợp phân tích báo cáo của Cục Công nghệ Thông tin (Bộ Y tế).
Theo đó, người giao hàng công nghệ của bất kỳ hãng nào đều có thể tự đăng ký xét nghiệm trên điện thoại di động, tự lựa chọn khung giờ và địa điểm phù hợp, tránh tình trạng tập trung đông cùng một chỗ.
Hoàn tất đăng ký, hệ thống sẽ thông báo chính xác thời gian xét nghiệm, cung cấp mã QR Code, hướng dẫn đăng ký xét nghiệm và khai báo y tế. Shipper chỉ cần căn cứ vào thời gian này để đến test Covid-19 mà không phải chờ đợi lâu.
Đại diện BTC chương trình cho biết, trong buổi sáng đầu tiên, các điểm xét nghiệm đều thông thoáng, không có tình trạng hàng người “rồng rắn” xếp hàng chờ tới lượt, đảm bảo các quy định về mặt giãn cách, giúp công tác tổ chức diễn ra suôn sẻ.
Khi đến xét nghiệm, shipper chỉ cần quét mã QR Code để đối chiếu với nhân viên y tế, rút ngắn thời gian làm thủ tục. Toàn bộ thông tin cũng được tự động cập nhật, hạn chế sai sót và giảm tải công việc nhập liệu, từ đó, giản lược đáng kể quy trình xét nghiệm, tiết kiệm thời gian và nhân lực y tế.
Một lợi thế của việc tầm soát Covid-19 cho shipper thông qua ứng dụng đó chính là sự thuận tiện, nhanh chóng. Shipper là đối tượng xài smartphone thường xuyên cộng với giao diện ứng dụng trực quan, thân thiện nên thao tác dễ dàng.
“Ngày ngày dùng điện thoại để nhận đơn đặt hàng, kiếm thu nhập, cánh tài xế chúng tôi ủng hộ việc ứng dụng công nghệ trong xét nghiệm như này. Toàn bộ quy trình chỉ diễn ra rất ngắn, sau đó chúng tôi có thể đi làm ngay. Tôi rất mong thành phố nhân rộng việc thực hiện xét nghiệm bằng công nghệ ra nhiều địa điểm hơn”, chú Cao Văn Từ - một shipper địa phương chia sẻ.
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, hệ thống sẽ gửi kết quả thông qua số điện thoại, email đăng ký hoặc website hệ thống. Kết thúc đợt xét nghiệm, mỗi shipper sẽ có một “giấy thông hành số” là mã QR Code chứng nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính để có thể đi làm ngay mà không phải chờ đợi lâu.
Shipper là lực lượng được TP.HCM bổ sung vào nhóm đối tượng được ra đường sớm trong thời gian siết chặt giãn cách xã hội. Những người vận chuyển này đóng vai trò quan trọng chuỗi cung ứng, cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm đến tận tay người dân.
Việc triển khai xét nghiệm Covid-19 miễn phí cho shipper, kết hợp với ứng dụng công nghệ được xem là giải pháp tối ưu để đội ngũ này có thể yên tâm hoạt động, đảm bảo lưu thông hàng hoá, đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân.
Hoàn thành ngày xét nghiệm miễn phí đầu tiên trong chương trình “Thành phố Thủ Đức xanh”, đại diện BTC cho biết, có gần 2.000 lượt shipper đã đăng ký xét nghiệm. Trong ngày 25/9, số lượt shipper đăng ký xét nghiệm đã tăng lên gần 3.000 lượt.
Doãn Phong
" alt="Xét nghiệm Covid"/>
Xét nghiệm Covid
-
Lần đầu "làm mẹ"Mất gần 20 phút, bé trai sơ sinh hơn tuần tuổi mới uống hết vài chục ml sữa. Võ Trần Thanh Phương vỗ vỗ cho cậu bé ợ hơi rồi đặt lại chiếc nôi màu xanh. Liếc nhìn điện thoại đã 3h sáng, cơn buồn ngủ chưa được “dỗ dành” lại ập đến.
Mắt Phương díu lại. Cô ngồi tựa vào tường định chợp mắt dăm phút thì tiếng một bé gái gần đó ọ ẹ rồi khóc ré lên. Phương vội chạy tới thủ thỉ: “Ơi! Sao thế con, vừa ăn được một lúc mà. Thế này thì chắc lại khó chịu ở cái mông xinh rồi!”.
Phương liền mở bỉm kiểm tra, lấy khăn vải khô nhúng vào nước ấm lau sạch sẽ cho bé. Xong xuôi, cô mặc bỉm mới, cuốn lại chăn rồi đưa bé trở lại nôi. Tất cả mọi thao tác được Phương thực hiện một cách thuần thục dù cô chưa một lần sinh nở.
 |
Tình nguyện viên sẽ thức suốt đêm chăm 6-7 bé. |
Thanh Phương (33 tuổi) làm nghề giáo viên ở TP. Hồ Chí Minh cùng chồng kết hôn 7 năm nay nhưng chưa có được cơ hội làm mẹ. Ngay khi hay tin Bệnh viện Hùng Vương thành lập Trung tâm H.O.P.E (số 11 Lý Thường Kiệt, Quận 5) để chăm sóc những trẻ sơ sinh có mẹ mắc Covid-19 chưa thể đón về, Phương đã đăng ký tham gia.
Trải qua vòng kiểm tra sức khỏe, Phương được nhân viên điều dưỡng của bệnh viện tập huấn các kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh trong vòng 2 ngày. Ngoài ra, cô còn được dạy thêm các cách xử lý tình huống khi trẻ sặc sữa, nôn trớ, cách nắm bắt nhu cầu của trẻ qua tiếng khóc…
Ở trung tâm có hai ca trực mỗi ngày. Ca 1 từ 7h sáng đến 5h chiều và ca 2 từ 5h chiều đến 7h sáng hôm sau. Mỗi nhân viên tình nguyện như Phương sẽ phụ trách khoảng 6 bé, cho các bé uống sữa, thay bỉm, ru ngủ… “Lấy nhau một thời gian dài rồi nhưng vợ chồng mình chưa có con. Vậy nên khi vào đây làm công việc của một người mẹ, mình hạnh phúc lắm”, Phương nói.
 |
Phương cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì được làm công việc ý nghĩa này. |
Mấy ngày đầu mới đảm nhận công việc của một bà mẹ bỉm sữa, Phương thấy hơi đuối sức. Bởi chưa khi nào cô thức trắng đêm nhiều như vậy. Để chống chọi với cơn buồn ngủ, cô đành tìm đến cà phê - loại đồ uống mà trước đây cô không hề thích một chút nào. Có lúc Phương lại liên tục vỗ nước vào mặt để tỉnh táo hơn.
“Khi các con qua đây, nhìn bé nào cũng non nớt. Nhưng sau một vài tuần, các con đã cứng cáp hơn. Nét mặt có hồn hơn bởi ngoài được vệ sinh và cho ăn, hàng ngày, các con còn được các mẹ, các cô trò chuyện, vỗ về hát ru”, cô giáo này chia sẻ.
Mẹ “đứng hình” khi con bế trẻ sơ sinh
Đang đi làm tại một công ty ở TP. Hồ Chí Minh nhưng khi biết có hàng trăm em nhỏ phải xa mẹ từ giây phút lọt lòng vì Covid-19, Kim Tiền (SN 1999) đã gọi điện xin tạm gác lại công việc. Tiền bảo, nếu có bị cho nghỉ thì sau này kiếm việc khác cũng được, còn bây giờ có quá nhiều người cần giúp đỡ nên cô không muốn bỏ qua cơ hội chung tay chống dịch này.
 |
Các cô gái trẻ không còn ngại việc vệ sinh, thay tã cho các bé. |
Để gia đình không phiền lòng, ban đầu Tiền giấu nhẹm chuyện đi làm bảo mẫu. Đến ngày thứ 2, mẹ cô gọi điện video, nhìn thấy con gái mặc bộ đồ màu hồng, cầm bình sữa cho trẻ sơ sinh ăn bà đã “đứng hình” trong giây phút. Bà rối rít hỏi: “Con ai đây? Con đang ở đâu đấy?”. Lúc này, Tiền mới nói thật về công việc mình làm và được mẹ hết lòng ủng hộ.
Tiền kể, hôm đầu tiên, vì công tác bàn giao mất nhiều thời gian hơn dự kiến nên các tình nguyện viên đợi từ sáng đến chiều các bé mới được đưa đến. Ngay khi chiếc xe chở bé xuất hiện, ai nấy ùa ra như đón con của mình vậy.
Nhìn những đứa trẻ nhỏ xíu, na ná nhau nằm một hàng dài trên xe đẩy, đôi mắt long lanh. Tiền thấy trong lòng trào dâng nỗi niềm khó tả. Giây phút ấy, cô gái chợt nghĩ đến việc những người mẹ sinh con ra mà không được gần con thì đau lòng nhường nào. “Vậy nên, mình tự dặn lòng sẽ yêu thương các bé trong giai đoạn khó khăn này để phần nào bù đắp cho các bé”, cô gái trẻ nhớ lại.
 |
Sau một thời gian chăm sóc, “các mẹ” đã nắm được thói quen của từng trẻ. |
Những đêm đầu tiên, Tiền khá sốc vì công việc chăm bé vất vả hơn những gì cô hình dung. Nhiều bé mới được vài ba ngày tuổi “ngủ ngày cày đêm” nên các tình nguyện viên phải bế trên tay một hồi lâu vì cứ đặt xuống thì các bé lại khóc. “Tiếng khóc của bé này lại làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé khác. “Cứ dỗ được bé này thì bé kia lại dậy”, Tiền chia sẻ.
Là một cô gái trẻ, ban đầu, kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh của Tiền hoàn toàn là con số 0. Lần đầu bế các bé trên tay, cô chỉ sợ rớt vì bé nào cũng quá nhỏ. Trước đây, nếu nhìn thấy bãi nôn trớ hay bỉm bẩn, Tiền còn cảm thấy sợ thì khi vào trung tâm, cô đã không thấy ngại bất cứ việc gì nữa.
Giờ đây Tiền có thể hai tay bế hai bé, chân vẫn có thể đẩy chiếc nôi cho một bé khác. Cho trẻ ăn đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên nhẫn, nhất là với những trẻ ăn chậm, dễ nôn trớ. Chính vì vậy Tiền bảo, trước đây, cô là một người khá kiên nhẫn, nhưng giờ thì sự kiên nhẫn đó lại được nâng lên một “tầm cao mới”.
Thấy mẹ đến đón con, ai nấy mừng như trúng số độc đắc
Chị Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Hùng Vương cho hay, các tình nguyện còn rất trẻ, có người là biên tập viên, sinh viên, giáo viên mầm non…
Một số người còn chưa có gia đình, chưa sinh con. “Khi vào đây, các bạn không được về nhà mà ăn nghỉ tại chỗ. Tuy vậy, ai cũng nhiệt tình và chấp nhận điều kiện sinh hoạt khép kín. Khi nào hỏi thăm các bạn ấy cũng “hăng” lắm, cứ kêu còn bé nữa không, cho qua em tiếp”, chị Diệp kể.
Theo chị Diệp, hiện có khoảng 60 bé đang được chăm sóc tại trung tâm. Nhiều bé vì gia đình đều là F0 nên không có ai đến đón. Nhiều bé thậm chí còn không liên lạc được với gia đình, không biết người thân đang ở nơi nào.
Có bé nhờ được người dì lên đón nhưng dì đến nơi test lại bị dương tính Covid-19 nên đành để cháu ở lại. Có bé đã qua đầy tháng rồi mà vẫn chưa được về nhà.
Theo chị Diệp, những đứa trẻ phải tách mẹ từ khi lọt lòng vì Covid-19 rất thiệt thòi. Nhiều ca sinh xong mẹ chưa kịp nhìn và nhớ mặt con. Nhớ về con có khi chỉ có tiếng khóc. Có trường hợp mẹ không qua khỏi vì covid-19, rất xót xa.
“Chính vì vậy khi các bé được gia đình đón về, các mẹ ở đây vô cùng vui mừng. Nếu là đích thân mẹ tới đón nữa thì ai cũng thấy như mình trúng số độc đắc vì biết chắc đứa trẻ này vẫn còn có mẹ. Bé sẽ không bị mồ côi”.
Hồng Anh
Ảnh: Nhân vật và bệnh viện cung cấp

Đãi ngộ, chăm sóc tinh thần cho bác sĩ chống dịch
Nhân viên y tế phải ăn ngủ dài ngày trong bệnh viện, bị coi là F1 khi ra khỏi bệnh viện… liệu có phù hợp với một kịch bản chống dịch dài hơi?
" alt="Chuyện ở nơi những bé sơ sinh phải xa mẹ vì Covid"/>
Chuyện ở nơi những bé sơ sinh phải xa mẹ vì Covid
-

Có một thằng con trai để nối dõi tông đường, việc tưởng như đơn giản ấy nhưng vợ chồng tôi lại không thể nào thực hiện được. Ảnh minh họa. Tôi là con trưởng nên theo luật lệ nhất thiết tôi phải có một thằng con trai để nối dõi tông đường. Việc tưởng như đơn giản ấy nhưng hai vợ chồng tôi lại không thể nào thực hiện được. Cũng bởi cả hai đều là công nhân viên chức nhà nước, nếu chúng tôi “sản xuất” ra đứa thứ 3 thì xem như mọi thứ có thể chấm dứt. Bọn bạn cơ quan vẫn hay chọc ngoáy tôi: “Được thứ này thì phải mất thứ kia thôi, muốn có thằng cu thì phải đền bù thứ khác chứ”. Tôi nghe chúng nó trêu chọc mà thấy não nề hết cả người.
Công việc của tôi thường xuyên phải đi xa khắp đây đó. Nỗi buồn ấy cứ dai dẳng bám lấy tôi như một mối ràng buộc không thể nào cắt đứt. Những lời cay nghiệt của họ hàng nội tộc, của bố mẹ và cả những người bạn cứ luôn ám ảnh trong những giấc mơ, trên cả những đoạn đường tôi đi qua. Vợ tôi là người phụ nữ hiền lành, đảm đang. Chúng tôi yêu nhau gần chục năm mới làm đám cưới. Hai cô công chúa xinh đẹp là kết tinh tình yêu mà chúng tôi tạo nên. Mọi thứ tưởng như hạnh phúc ấy bỗng chốc trở nên ngột ngạt khi vợ chồng tôi không thể sinh thêm đứa thứ 3.
Những ngày đi công tác xa nhà là khoảng thời gian tôi dằn vặt bản thân rất nhiều về chuyện có con trai. Và tôi đã gặp một cô gái trong một lần công tác dài ngày ở một tỉnh bên cạnh. Tôi chỉ xem cô ấy là bạn, nhưng ngược lại, người con gái ấy lại yêu tôi, mê mẩn tôi một cách đắm đuối, khó hiểu. Tiếp xúc nhiều nên tôi cũng phần nào có cảm tình và chia sẻ về nỗi khổ trong lòng mình với nàng. Không những được nàng cảm thông, san sẻ nỗi đau ấy mà nàng còn “ngỏ” với tôi một ý tưởng mà tôi chưa bao giờ dám nghĩ chứ đừng nói là thực hiện nó. Nàng muốn sinh cho tôi một bé trai.
Lúc đầu tôi rất bất ngờ và phản đối kịch liệt ý tưởng điên rồ và mất nhân cách này. Nó sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình nhỏ bé của tôi. Và tôi cũng không muốn cướp đi tương lai của một cô gái chưa một mảnh tình vắt vai ấy. Nhưng sau một thời gian ở chốn ấy, xa gia đình, thiếu vắng vợ con, chẳng hiểu nỗi cô đơn hay nỗi đau trong lòng bấy lâu nay đã đẩy tôi đến với nàng trong một đêm mưa gió rả rích.
Về nhà một thời gian, tôi luôn bị ám ảnh bởi những gì mình đã gây ra. Tôi vừa hối hận, lo lắng nhưng đồng thời cũng hy vọng rằng tôi sẽ có một đứa con trai. Hai suy nghĩ đối lập ấy cứ nhảy múa trong đầu tôi suốt một thời gian dài. Và nàng báo với tôi rằng, nàng đã có thai, và thai nhi là một bé gái. Tin trời đánh ấy thêm một lần nữa giáng xuống tôi như muốn trừng phạt tôi hơn bao giờ hết.
Tôi lẩn trốn nàng, lẩn trốn cả khúc ruột mà chính tôi đã sinh ra. Trong đầu thằng đàn ông của tôi kể từ đêm hôm ấy chỉ mong rằng, cái thai ấy sẽ là một đứa con trai kháu khỉnh, bụ bẫm. Sự thật làm tôi trở nên điêu đứng. Tôi thay số điện thoại để hòng cắt đứt với mẹ con nàng mà không thèm đếm xỉa hỏi thăm nàng lấy dù chỉ một lần. Và bẵng đi chừng 4 năm sau. Tôi dường như chẳng còn nhớ về người phụ nữ trong đêm mưa ấy và cái thai…
 |
Tôi thay số điện thoại để hòng cắt đứt với mẹ con nàng mà không thèm đếm xỉa hỏi thăm nàng lấy dù chỉ một lần. Ảnh minh họa |
Trong một lần đi công tác về, mọi thứ trước mắt tôi bỗng trở nên một mớ hỗn độn mà tôi không biết nguyên nhân là gì. Vợ tôi trở nên khác lạ: không ăn, không nói, không hỏi han, không làm bất cứ việc gì trong nhà, mặc kệ hai đứa con gái ngây thơ của chúng tôi, mặc cho tôi muốn làm bất cứ điều gì. Vợ tôi xin nghỉ phép ở cơ quan, suốt ngày nằm trên giường trong một tháng ròng. Cô ấy gầy rộc đi, tôi trông vợ mình chẳng khác nào một người không hồn đang tồn tại chứ không phải sống bên cạnh mình. Tôi không rõ lý do cho đến một hôm trong nhà chỉ có 2 vợ chồng.
Hóa ra vợ tôi đã gặp người đàn bà ấy, người đàn bà đã sinh con cho tôi và tưởng chừng tôi đã quên béng đi từ lúc nào. Theo lời vợ tôi kể, cô ấy mang theo đứa con gái đến gặp gia đình tôi trong lúc tôi đi công tác. Đứa bé giống đứa con gái thứ 2 của tôi như hai giọt nước. Nó tầm 4 tuổi và rất ngoan. Người đàn bà ấy đã kể hết cho vợ tôi, bố mẹ tôi cũng như một số người hàng xóm “rình mò” nghe được câu chuyện thực mà như hư ấy. Người ấy bảo rằng, chỉ muốn đem con đến nhận mặt cha, nhận mặt ông bà cũng như tổ tiên người đã sinh ra đứa bé. Mẹ tôi đã nhận đứa bé là cháu và đưa đứa bé vào thắp hương cho tổ tiên nhà tôi. Sau đó hai mẹ con cô ấy ra đi mà không hẹn ngày gặp lại.
Tôi đã hết sức bàng hoàng khi nghe vợ kể lại tất cả mọi chuyện. Trong mắt mọi người giờ đây tôi là một thằng đàn ông chẳng ra gì. Đến máu mủ ruột rà của mình mà tôi cũng lạnh lùng bỏ rơi.
Vài năm sau, vợ chồng tôi cũng nguôi dần chuyện tôi có con ngoài giá thú và quyết định sinh thêm một đứa con trai. Vợ tôi đã phải đi soi trứng, cả hai vợ chồng đã phải làm hết cách để mong sao mong muốn của chúng tôi sẽ thành hiện thực. Vợ tôi cũng phải xin nghỉ phép gần 2 năm công việc của mình để trốn đến một nơi khác sinh con. Thật may mắn biết bao khi chúng tôi đã được toại nguyện với thằng cu con kháu khỉnh hơn 3,5kg.
Giờ đây, tôi không còn lo lắng hay đau khổ về việc nối dõi tông đường như trước kia. Vợ tôi cũng đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng lại bị phạt khi cơ quan phát hiện ra việc sinh con thứ 3. Người đàn bà trong đêm mưa năm ấy và khúc ruột do tôi sinh ra đã bặt vô âm tín không một lời để lại. Và chính tôi cũng chưa bao giờ có ý định sẽ đi tìm. Đôi khi tôi cũng cảm thấy ghê tởm chính bản thân mình những khi ngồi một mình…
Quỳnh Dao
" alt="Tôi là một thằng đàn ông đáng nguyền rủa"/>
Tôi là một thằng đàn ông đáng nguyền rủa
-
Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Leeds, 2h00 ngày 9/4: Căng như dây đàn
-
Không chỉ giúp cho cậu con riêng tật nguyền bằng tuổi mình của người vợ hờ biết đi, Long còn chạy ngược, chạy xuôi lo cho Ngân được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước.Câu chuyện tình của "chồng 30- vợ 60"gây xúc động bởi những minh chứng tình yêu khó tin
Hết lòng lăn lộn vì “con”
Cậu con trai tật nguyền Triệu Tiến Ngân chứng kiến từ đầu câu chuyện của chúng tôi và bà Năm. Nó chỉ cười và thi thoảng nói những câu không ai nghe rõ. Tôi hỏi: “Long có thương em không?”. Nó hồn nhiên trả lời bập bẹ: “Long thương ít thôi, không nhiều đâu”. Bà Năm ngồi ngoài nghe con trai trả lời như thế liền bênh vực Long. Bà hỏi con trai: “Mày muốn người ta thương mày như thế nào nữa? Mày xem anh trai mày, chị gái mày đã bao giờ giúp mày được việc gì chưa? Người ta là người dưng nước lã, người ta bế mày đi tắm, mang cơm cho mày ăn, ăn xong người ra lại dọn cho mày. Mày còn muốn như thế nào nữa?”. Cậu con trai chỉ ngồi cười khi nghe mẹ nói.
 |
Long (ngồi ghế) và con trai bà Năm |
|
Bà Năm bảo: “Thằng Ngân này lì lắm, nó đã từng lấy cục đá rất to ném Long đến chảy cả máu. Nếu là người khác có mà nó chẳng chết với người ta rồi, may mà Long thương tôi nên cũng thương nó, không chấp đâu”. Rồi bà bắt đầu kể lại những ngày đầu tiên Long chính thức về ở với bà, cùng nhau chăm sóc Ngân. Hồi đầu Ngân không đi lại được. Ngân thì nặng, bà thì gầy lại thêm công việc vất vả, đầu tắt mặt tối suốt ngày nên không thể giúp Ngân tập đi. “Từ ngày Long về ở cùng, đi làm thì thôi chứ về nhà, cứ lúc nào rỗi là Long lại dìu nó (Ngân - PV) tập đi. Ban đầu thì đi quanh nhà thôi, nhưng vì hồi ấy chưa làm nhà nên cái sân gồ ghề lắm. Ngân bị ngã triền miên, đau đến mức chán không muốn tập đi nữa. Thương Ngân, Long cõng nó qua con suối cho tập đi trên đường bằng phẳng hơn để nó bớt ngã hoặc có ngã thì cũng không đau như khi tập trên sườn núi”, bà Năm chia sẻ. Nghe mẹ kể chuyện, Ngân chỉ ngồi lắng nghe, thi thoảng lại cúi đầu xuống, cười rất hiền như thể biết lỗi của mình vậy.
Bà Năm bảo, Long cho Ngân tập đi được hơn một năm thì nó tự chống gậy đi được. Bây giờ Ngân có thể dùng gậy tự đi qua suối được rồi.
Từ ngày biết đi, Ngân la cà khắp thôn xóm. Nhiều hôm đến tối muộn chưa thấy Ngân về nhà, Long lại phải đi tìm. Mà tìm thấy thì Ngân cũng có chịu về ngay đâu, lại phải mắng mỏ, quát tháo một hồi nó mới chịu đứng dậy. Mà Ngân thì cục tính, rất nhiều lần đánh Long chỉ vì bị Long gọi về.
Kể đến đây, bà Năm quay sang nhắc Ngân: “Đến nhà ai chơi phải biết giờ về cho họ đi ngủ. Long đi làm tối ngày mệt mỏi, đến khi muốn ngủ thì lại phải đi khắp thôn tìm mày. Thế mà mày còn đánh người ta. Mày xem đã ai tốt với mày như Long chưa?” – bà Năm nhắc lại câu nói lúc trước. Ngân chỉ mỉm cười, lái đề tài sang chuyện khác: “Nhưng Long cũng thương mẹ ít thôi, có thương nhiều đâu”.
Tôi ngạc nhiên: “Thương ít là thế nào?”. Ngân trả lời: “Thi thoảng vẫn mắng mẹ em. Mà mẹ em thì thương Long nhiều lắm”. Tôi càng ngạc nhiên hơn. Một người tật nguyền như Ngân sao lại để ý được nhiều chuyện thế, trong khi Long và bà Năm sống ở ngôi nhà bên kia suối. Ngân kể: “Mẹ thương Long lắm! Mỗi lần Long đi rừng về đau chân hay ghẻ lở là mẹ lại tự lên rừng tìm lá về tắm cho Long. Có ngày chiều muộn Long về, chân bị sưng tấy, mẹ bỏ cả bữa cơm, vội vàng vào rừng tìm cây thuốc về bó cho Long”. Ban đầu, nghe con trai kể chuyện thì bà Năm im lặng, sau rồi bà mới thanh minh: “Thế tao không lo cho Long thì ai lo cho Long nữa. Người ta thương mày thế, tao cũng phải thương người ta chứ”.
Hết chuyện tập đi cho Ngân lại đến chuyện Long trèo đèo, vượt suối vào xã, lên huyện để lo chính sách cho con trai của vợ. Bà Năm kể, có ngày không biết Long đi bao nhiêu cây số để đi làm chế độ cho đứa con của bà. Hết đưa Ngân đi khám sức khỏe lại đi tìm hiểu chế độ. Mà đâu chỉ đi một lần, nguyên khám sức khỏe cũng phải đi lại vài lần, lúc thì thiếu chỉ số này, khi thì thiếu kết luận kia. Mà đường đi thì khó khăn lắm. Lo xong mọi thủ tục, Long lại là người trực tiếp đi lấy 300.000 đồng/tháng tiền chế độ cho Ngân. Bà Năm bảo: “Nhiều khi 2 đứa đánh nhau, Long giận không đi lấy nữa đấy. Khi nào Long hết giận lại sẽ đi. Mà cán bộ xã cũng chỉ cho Long nhận tiền hộ Ngân thôi, anh chị ruột của nó đến nhận cũng không được mà”.
Kỳ công làm nhà cho “vợ”
Ông Bàn Văn Đường cho biết: “Trước đây con đường đất chính dẫn vào thôn gập ghềnh, khúc khuỷu, một bên là vực, một bên là rừng, qua 2 con suối mà không có cây cầu nào. Nếu trời nắng thì còn có thể đi lại được, nếu vào ngày mưa thì thôn gần như bị cô lập hoàn toàn”. Rồi ông chia sẻ: “Công nhận chú Long tốt thật đấy, không những lo cho con trai riêng của vợ mà còn góp công, góp của xây được ngôi nhà khang trang cho người vợ không hôn thú của mình. Hiếm có chàng trai nào làm được như vậy lắm”.
 |
Bà Năm |
Chỉ vào ngôi nhà khang trang mọc sừng sững bên núi, bà Năm bảo: “Để làm được ngôi nhà này, Long là người vất vả nhất. Chúng tôi lấy tiền dành dụm được sau 8 năm cùng nhau làm ăn và bán bớt một phần diện tích keo mới đủ tiền làm đấy. Nhưng nếu Long không nhận công việc trực tiếp đi rừng lấy bạch đàn về dựng nhà thì chắc tôi không đủ dũng cảm để quyết định xây nhà đâu vì con cái không góp được với tôi một đồng nào. Đã thế khi xây nhà xong, có đứa còn bảo tôi có nhiều tiền thì chia cho con cái đi, để đấy chết có mang theo được đâu. Tôi buồn nhiều lắm, may mà có Long chia sẻ cùng”.
Ông Bàn Văn Đường cũng đồng tình: “Thôn xóm vẫn nói, nếu không có chú Long đến ở cùng thì gia đình bà Năm sao được như ngày hôm nay”. Đang nói đến chuyện Long lo lắng cùng bà Năm gánh vác việc nhà, ông Đường đột ngột quay qua bảo với bà Năm (2 người là anh em con chú, con bác): “Cô làm thế nào thì làm, đừng để chú Long thiệt thòi quá, nhỡ sau này cô có xảy ra chuyện gì thì chú ấy tính sao. Hay là sinh cho chú ấy một đứa con đi” – ông Đường dè dặt hỏi. Bà Năm chỉ im lặng, tay mân mê vạt áo như đang suy nghĩ điều gì đó.
Tôi ngồi nghe và hiểu ý của ông Đường. Hai người không phải là vợ chồng hợp pháp, nhà xây thì bà Năm đứng tên. Nếu xảy ra chuyện gì thì Long trắng tay. Hỏi bà Năm về ý định của Long khi quyết tâm xây nhà cho bà, bà Năm cho biết: “Thì chúng tôi cũng bàn bạc nhiều chứ. Tôi xác định ở lại đây, sống tuổi già ở đây. Nếu không làm nhà, sau này nhỡ xảy ra chuyện gì thì tôi biết ở đâu? Long ở lại đây thì cứ ở, có ai đuổi Long đi đâu”. Có lẽ bà Năm không hiểu ý của tôi. Tôi diễn giải lại suy nghĩ của mình lần nữa. Như đã hiểu, bà Năm bảo: “Sao tôi để Long thiệt được. Long đã làm cho mẹ con tôi không biết bao nhiêu việc, đã cưu mang, giúp đỡ gia đình tôi suốt 10 năm qua. Tôi cảm ơn Long nhiều lắm. Tôi đang nhờ người vào đo để làm sổ đỏ cái quán trước nhà cho Long. Đất ấy, nhà ấy sẽ toàn quyền Long quyết định. Nếu sau này Long lấy vợ thì ở đấy, hoặc đi đâu là do Long tự quyết”. Tôi trố mắt ngạc nhiên: “Cô cho Long đi lấy vợ ư”. Đến lượt bà Năm tròn mắt: “Sao không? Tôi giục suốt ấy chứ nhưng Long chưa ưng đám nào”.
Theo Giadinh.net
" alt="Minh chứng tình yêu kỳ lạ của 'chồng 30"/>
Minh chứng tình yêu kỳ lạ của 'chồng 30
-
Các tin liên quan Lái xe "tiếp tay" chủ quán lừa khách ăn phở lợn sề
Dịch vụ "ôm người đẹp-ngủ trong sáng" xôn xao Facebook
Thiếu sex, giận vợ, chồng nhẫn tâm sát hại con ruột
Những chuyện khoái cảm lạ lùng ở phái nữ
Hà Nội: Thót tim cháu bé ngủ gật, ngã lăn sát gầm ô tô
Vợ luôn than hết tiền. Vậy mà, khi có những việc cần chi, vợ bỗng "chìa tiền…ngọt xớt". Tôi hỏi thì vợ bảo tiền mượn, mà chẳng khi nào thấy vợ lo toan về cáikhoản mượn này.
Tôi không nghĩ là vợ tự trả số tiền mượn kia, vì thu nhập hàng tháng của vợcũng chỉ đủ đóng tiền học cho con, nếu trả nợ thì sẽ âm. Vậy chỉ có thể là vợ“thủ”.
 |
Hình minh họa |
Mà lấy đâu ra tiền để “thủ”, khi mỗi tháng vợ nhận từ chồng những đồng tiềnđắp đổi qua ngày. Hay vợ là con út, được gia đình nhà ngoại ưu ái, thỉnh thoảngcho chút tiền xài thêm? Tôi cũng nhiều lần suy nghĩ và âm thầm quan sát, xem vợ“thủ” bằng cách nào, dù cách “thủ” của vợ từng cứu gia đình tôi những khi cấpthiết.
Nhớ có lần, đang làm việc ở cơ quan, nhận tin cha bệnh nặng, tôi bối rối vìđồng tiền ngặt nghèo cuối tháng. Chưa biết xoay xở cách nào, thì vợ đã trao sốtiền tuy không nhiều nhưng cũng đủ cho cuộc hành trình và những ngày nuôi chagià bệnh nặng. Tôi thầm phục cách “thủ” của vợ, hay nói chính xác là cách vénkhéo, tính lo xa của cô ấy.
Tôi biết nhiều phụ nữ có điều kiện để “thủ”, và “thủ” không phải cho riêngbản thân mình, mà phòng hờ những khi gia đình gặp sự cố. Tôi hoan nghênh nhữngbà vợ biết “thủ” khi gặp phải những ông chồng “tứ đổ tường”.
“Thủ” trong những trường hợp này có thể nói là thượng sách, vì đó là cách bảovệ lợi ích gia đình mà không phải người phụ nữ nào cũng biết cách vận dụng. Từkhi biết vợ “thủ”, hễ dư chút tiền, tôi liền mang về cho vợ, vì tôi tin đây làcái ví sâu nhất, an toàn nhất của gia đình mình, để đến khi gặp rắc rối về tiềnbạc, sẽ có vợ ứng cứu kịp thời.
Trong một gia đình, chồng lập "quỹ đen", vợ tìm cách “thủ”, ai cũng muốn tưlợi cho riêng mình, chẳng nghĩ đến việc đóng góp vào quỹ chung cho gia đình, sựkhông minh bạch đó sớm muộn gì cũng gây hiểu lầm, nghi ngờ lẫn nhau.
Tôi không lập "quỹ đen", không phải vì tôi ít tiền, mà vì tôi có một người vợrộng lượng, biết thông cảm và hiểu chồng, sẵn sàng “ứng cứu” những khi tôi cóviệc. Dĩ nhiên, tôi biết mình là người đàn ông không đến nỗi tệ trong mắt vợ,nên mới được vợ ưu ái như thế.
Tôi cũng tin rằng, cách chi xài của vợ mang lại những niềm vui bất ngờ khigia đình từng rơi vào tình huống túng quẫn. Lúc đó, những đồng tiền “thủ” của vợphát huy tác dụng một cách tích cực.
(Theo Phụ nữ)
" alt="Quỹ đen của vợ 'cứu' chồng"/>
Quỹ đen của vợ 'cứu' chồng
-
Ba mươi sáu tuổi, nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng ngó xuống thì tôi cũng chẳng đến nỗi nào. Tôi có một căn nhà phố tuy hơi xa trung tâm nhưng rộng rãi, có một công việc tốt, có chồng và hai con đủ trai gái. Nhà thuê người giúp việc theo giờ nên buổi tối thi thoảng tôi có thể đi cà phê, chơi một môn thể thao nào đó, hoặc đơn giản là đọc một cuốn sách, dành thời gian cho con... Cuộc sống như thế còn gì để phải phàn nàn?Chồng công khai sống với bồ, thách thức vợ ly hôn" alt="Hôn nhân tẻ nhạt của đàn bà U30"/>
Hôn nhân tẻ nhạt của đàn bà U30