Nhận định, soi kèo Jeonbuk vs Bangkok United, 17h00 ngày 13/12

Thế giới 2025-01-18 05:54:04 73736
ậnđịnhsoikèoJeonbukvsBangkokUnitedhngàtinnhanhbongda   Hư Vân - 13/12/2023 04:30  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/03b792221.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo HAGL vs TPHCM, 17h00 ngày 17/1: Niềm tin cửa trên

{keywords} 

Đọc bài viết Vợ quyết ở lại Hà Nội ăn Tết, lý do khiến cả nhà chồng phẫn nộ của anh Trần, thấy anh khó nghĩ chuyện nên về quê ăn Tết với bố mẹ hay ở lại Hà Nội theo ý vợ nên tôi có đôi lời muốn chia sẻ. 

Tôi và vợ cũng kết hôn được 17 năm. Chúng tôi có nhà và sống ở Hà Nội. Tuy nhiên quê tôi thì ở Thái Bình. Quê vợ ở Lào Cai. 

Mười bảy năm qua, cứ 29 Tết là vợ chồng con cái nhà tôi hoàn tất việc cúng lễ, sắm sửa ở Hà Nội để về Thái Bình với bố mẹ. 

Khoảng mùng 4 mùng 5 Tết chúng tôi ngược Lào Cai 1,2 ngày rồi về Thủ đô. 

Có những năm bận việc hoặc mưa rét, chúng tôi cũng không cần đến nhà bố mẹ vợ nữa. Thay vào đó, khoảng Rằm tháng Giêng chúng tôi mới lên quê vợ ăn, chơi 2, 3 ngày, cũng có khi là cả tuần.

Bố mẹ vợ tôi không bao giờ cằn nhằn chuyện chúng tôi có về ăn Tết hay không. Trong quan điểm của ông bà, con gái đã lấy chồng thì phải lo liệu bên nhà chồng. 

Vợ tôi cũng thấm nhuần tư tưởng đó nên suốt 17 năm đều ngoan ngoãn làm theo ý chồng. Năm nay, không biết vì lý do gì, cô ấy nằng nặc đòi về ăn Tết bên ngoại. 

Cô ấy nói, bố mẹ cô ấy đã già, Tết nào cũng lủi thủi không có con cái bên cạnh (nhà cô ấy có hai cô con gái, đều lấy chồng xa). 

Vì vậy, năm nay cô ấy phải về ngoại. Cô ấy còn bảo, bố mẹ tôi đông con, ngày Tết cả nhà tấp nập, còn không đủ giường cho các con cháu ngủ nên thiếu gia đình tôi 1 năm chắc cũng không vấn đề gì. 

Tôi đã rất cáu. Hôm đó, tôi bảo cô ấy, "Không thể có chuyện như thế. Kể cả ngủ dưới đất thì ngày Tết con cái cũng phải về". Sau đó tôi cho cô ấy thời hạn một tuần để suy nghĩ. 

Hiện, cô ấy vẫn chưa trả lời tôi. Nhưng nếu cô ấy vẫn muốn về ngoại, tôi sẽ nói chuyện với bố mẹ vợ và cho cô ấy thỏa mãn. Sau đó chúng tôi sẽ ly hôn. 

Tôi nghĩ, mỗi gia đình đều phải có nguyên tắc riêng. Mọi thành viên đều phải tuân thủ theo thì mới hình thành thói quen để sau này cháu chắt và nhiều đời sau noi theo, không quên nguồn cội.

Do vậy, theo tôi anh Trần - người trong bài viết Vợ quyết ở lại Hà Nội ăn Tết, lý do khiến cả nhà chồng phẫn nộ cũng nên cứng rắn và đưa ra quyết định của mình, đừng phụ thuộc vợ hay bất cứ ai. Vì đàn ông thì phải có chính kiến. Nếu cứ nghe theo người này người khác thì cuộc sống sẽ cứ mãi bị phụ thuộc. 

*Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả

Tết Nguyên đán 2021 đang đến gần. Kế hoạch đón Tết của gia đình bạn năm nay có gì khác biệt? Hãy chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện, kỷ niệm vui buồn xung quanh Tết của gia đình bạn tại khung bình luận bên dưới hoặc gửi bài về địa chỉ mail: [email protected]. Trân trọng cảm ơn.">

17 năm về quê nội, Tết 2021 vợ dở chứng đòi về ngoại

Dean Goodwin-Evans có niềm đam mê với nghệ thuật drag. Ảnh: William Lailey/Caters News.

Một ngày thông thường của chàng nông dân đến từ hạt Herefordshire bao gồm cắt cỏ, dọn dẹp chuồng trại, cho 13 con ngựa và 6 con gà ăn rồi thu hoạch trứng.

Khi có thời gian rảnh, không còn bận bịu việc đồng áng, Goodwin-Evans tổ chức các buổi biểu diễn drag trước ống kính.

“Tôi thích thử nghiệm vẻ ngoài mới mẻ mỗi ngày. Do đó, tôi luôn thay đổi ngoại hình và luyện tập trang điểm”, anh chia sẻ.

Mặc dù là một thợ cắt tóc quảng giao trong vùng, Goodwin-Evans cho biết những con vật ở nông trại mới là “vị cứu tinh” của mình trong đợt phong tỏa toàn quốc đầu tiên ở Vương quốc Anh. Thời điểm đó, anh phải đối mặt với chứng trầm cảm.

“Đại dịch Covid-19 thực sự đã gây chấn động đến cả quốc gia. Trước đây, tôi chưa bao giờ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nhờ những con vật, tôi có một lý do để thức dậy mỗi sáng”, nghệ sĩ drag nói.

chang nong dan hoa than phu nu anh 2
chang nong dan hoa than phu nu anh 3

Goodwin-Evans tự sản xuất trang phục và sáng tạo phong cách trang điểm. Ảnh: FBNV.

Công việc ở nông trại đã đem đến nguồn thu nhập chính cho Goodwin-Evans kể từ tháng 3 năm ngoái, mặc dù chàng trai vốn là một thợ cắt tóc được đào tạo bài bản.

Tự sản xuất váy vóc và phụ kiện từ những miếng vải thừa cũng giúp drag queen 35 tuổi tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

Gần đây, chàng trai đã mạnh dạn đăng ký tham gia cuộc thi hoa hậu Miss Drag UK dành cho các nghệ sĩ drag ở Vương quốc Anh, đồng thời xuất hiện trên chương trình BBC Radio Leicester hôm 27/2.

Mặc dù yêu thích cuộc sống ở nông trại, Goodwin-Evans mong muốn lệnh phong tỏa sớm được gỡ bỏ.

“Tôi nóng lòng được khoác lên các bộ trang phục và quay lại sân khấu”, anh nói.

Theo Zing

Dân mạng háo hức tham gia thách thức đóng giả kiệt tác nghệ thuật của bảo tàng Mỹ

Dân mạng háo hức tham gia thách thức đóng giả kiệt tác nghệ thuật của bảo tàng Mỹ

Ngay cả khi ở nhà, bạn cũng có thể làm cuộc sống của mình trở nên thú vị và sáng tạo bằng cách tham gia thách thức này.

">

Người đàn ông ngày là nông dân, tối hóa thân thành phụ nữ

Đọc bài viết "Tài sản tăng 30 lần sau 11 năm nhận thừa kế sớm của cha mẹ", tôi phải nói một cách rõ ràng tác giả may mắn hơn vô số người khi đã thành công nhờ vốn ban đầu là tài sản thừa kế của cha mẹ. Nhưng may mắn của người này không đồng nghĩa rằng nó sẽ đúng với người khác, nên không thể lấy đó là kim chỉ nam cho những ai đang chờ thừa kế để phát triển.

Cầm tiền là một chuyện, nhưng phải có thiên thời, địa lợi thì mới thành công được. Tôi cũng có thừa kế là căn nhà từ bố mẹ với giá trị cũng gần cả tỷ đồng, nhưng đó không phải lý do mà là tôi cố gắng suốt nhiều năm để có thêm những tài sản khác giá trị hơn.

Vấn đề tài sản thừa kế thì tất nhiên sớm muộn nó sẽ thuộc về con cái khi cha mẹ ra đi. Tuy nhiên, cái quan trọng nhất là hướng con cái đến ý thức phải tự kiếm tiền để sống, tự phát triển bản thân, chứ không phải ngồi đó mà chờ tài sản thừa kế rồi sống qua ngày với suy nghĩ "mình giàu rồi". Thứ kiếm ra được bằng mồ hôi và nước mắt của mình sẽ sống mãi, còn cái tự nhiên "từ trên trời rơi xuống" cũng có thể bay biến nhanh như cách bạn nhận vậy.

Tôi xác định sẽ không giao tài sản thừa kế cho con đến khi bản thân mình không thể làm gì hơn nữa. Kinh nghiệm này tôi học từ bố mẹ mình khi còn sống. Còn có tiền tức là tôi không phải xin xỏ con cái và chủ động mọi thứ khi mình cần đến tiền, dư thì cũng gửi ngân hàng.

>> Tự làm ra tài sản 15 tỷ dù không được thừa kế đồng nào

Ai cũng biết, tiền hay tài sản cuối cùng cũng sẽ phải để lại cho con cái, nhưng khi mình còn có tiền trong tay, thì sẽ không bị coi là kẻ ăn bám trên chính ngôi nhà mà bản thân đã đổ mồ hôi và nước mắt để làm ra. Bạn nghĩ sao nếu cứ mỗi lần đi đâu hay làm gì cần tiền lại phải ngửa tay xin con? Trong khi đó, bạn đã mất cả thanh xuân để có được số tài sản này, đó sẽ là nước mắt chảy vào trong.

Tôi chẳng biết sang tên sớm tài sản thừa kế cho con có lợi thế nào, nhưng cháu tôi đã được sang tên hai căn nhà từ khi còn nhỏ. Thế nhưng, khi lớn lên, cháu luôn cố giành mọi thứ từ tay chị gái. Đến cái nhà cháu cũng không muốn cho chị ở cùng, dù bố mẹ vẫn đang còn sống sờ sờ ra đó. Vậy điều đó đã là tốt chưa?

Cho con miếng đất không sai, nhưng chúng có tiền mà xây nhà không? Hay rồi con cái lại bán vội miếng đất đó để bù cái nghèo, sau đó còn cái nhà của bố mẹ đang ở cũng cố xin bán nốt để chia tiếp ăn dần. Cái cần lớn nhất của con cái chính là muốn sở hữu hết tài sản của bố mẹ, nhưng thử hỏi chúng có muốn sở hữu cả bố mẹ già không hay lại sợ nuôi tốn cơm?

Gia cảnh mỗi người mỗi khác. Nhiều người sang tên nhà cửa cho con xong lại bị chúng đuổi ra khỏi nhà hay sống trong khổ cực vì con cái mắng chửi suốt ngày. Tôi không muốn mình cũng bị như vậy nên cứ để đó, đến khi già yếu mới giao cho con. Tôi còn nhà, đang sống yên ổn, tự nhiên sang tên cho con xong lại thành đi ở ké, có đáng không?

* Bạn sẽ dành tài sản cho con làm vốn hay để chúng tay trắng vào đời?

Bài viết gửi về địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.

">

Tôi không chia thừa kế sớm cho con rồi thành kẻ ăn bám

Kèo vàng bóng đá Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/1: Khởi đầu suôn sẻ

{keywords}Gần 10 năm qua, ông Kính tình nguyện nhặt rác, khơi thông dòng chảy giúp người dân không bị ngập nước. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Gần 10 năm vớt rác, khơi thông ống cống

Đồng hồ điểm 12h trưa, ông Vương Văn Kính (SN 1947, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) mới nổ máy xe, trở về nhà. Trước hiên nhà, ông cởi vội chiếc áo đẫm mồ hôi, treo lên đầu tủ rồi nói mình mới đi sửa chữa những miệng cống, hố ga hư hỏng trên địa bàn.

Gần 10 năm nay, ông Kính liên tục vớt rác, thông cống ở một số kênh trên địa bàn phường Hiệp Bình Chánh. Ông kể, trước đây, người dân phường Hiệp Bình Chánh sống trong cảnh ngập nước nặng nề.

“Cách đây nhiều năm, độ tháng 9 âm lịch là khu vực này ngập nước nghiêm trọng. Những tháng này, bà con phải đi lại bằng ghe rất cực khổ. Mỗi lần đưa con đi học, tôi cũng phải chèo ghe sát vào bậc thềm, cho xe máy lên ghe rồi đẩy ra đường lớn”, ông Kính kể.

“Mùa nước nổi” ở giữa phố kéo dài đến Rằm tháng Giêng âm lịch. Năm nào, người dân nơi đây cũng ăn Tết trong cảnh nước ngập đến đầu gối, vật dụng, nhà cửa đều hư hỏng.

Khi chính quyền làm đê, đắp cống ngăn triều cường, ông xung phong tham gia đội quản lý đê nhân dân.

{keywords}
Ông Kính tự hào “khoe” mình thuộc tổ Quản lý đê nhân dân. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Tham gia lực lượng này, dù đã cao tuổi, ông Kính vẫn xung phong nhận nhiệm vụ đi kiểm tra cống, đê ngăn triều cường.

Ông chia sẻ: “Mỗi đợt triều cường, tôi đều có lịch đóng cửa cống ngăn triều cường. Nhiệm vụ của tôi là đi kiểm tra, chỗ nào dòng chảy bị kẹt thì xử lý, chỗ nào ngập phải bơm nước ra cho người dân”.

Trực tiếp quản lý đê điều, ông Kính phát hiện khu dân cư bị ngập nước do rác thải làm nghẹt cống, khiến nước không thể thoát đi. Thấy vậy, ông lại tình nguyện trầm mình dưới dòng nước đen vớt rác, khơi dòng để chống ngập.

Ông nói: “Tôi nhận ra, hiện nay, tình trạng ngập là do nước rút không kịp bởi các miệng cống bị rác thải bịt chặt. Dòng chảy bị bóp nghẹt khiến nước không thể rút đi. Để giải quyết tình trạng này, một mặt tôi cùng chính quyền địa phương vận động người dân không xả rác bừa bãi. Mặt khác, tôi tình nguyện đi nhặt, vớt rác”.

Nhiều năm quản lý đê, cống, ông Kính luôn đoán biết thời điểm, vị trí ống cống bị nghẹt trong những trận mưa lớn, triều cường dâng cao. Những lúc như thế, dù mưa lớn, đêm khuya, ông cũng một mình chạy xe đến các vị trí mà ông đoán biết sẽ ngập, nghẹt để vớt rác, khơi dòng.

{keywords}
Nhiều năm qua, ông Kính trầm mình dưới nước để nhặt rác, khơi thông dòng chảy. (Ảnh nhân vật cung cấp).

“Nghe đơn giản vậy thôi nhưng công việc này rất nguy hiểm. Nếu không có kinh nghiệm có thể gặp nguy bất cứ lúc nào. Nước lớn mà cống bị nghẽn thì thế nào cũng ngập. Lúc nước đang lớn, lội xuống miệng cống vớt rác, khơi dòng thì vô cùng nguy hiểm”, ông chia sẻ thêm.

Đánh cược với “tử thần”

Ông Kính nói, hệ thống cống thoát nước tại địa phương có đường kính rất lớn. Mỗi khi mưa to, dòng nước chảy qua cống rất nhiều tạo ra lực hút cực lớn. Nếu không bị nghẽn, sau cơn mưa lớn hoặc triều cường, các điểm ngập nước tại địa bàn sẽ rút hết nước sau 10-15 phút.

Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi khi mưa lớn, các ống cống tại đây đều không thể “hoàn thành nhiệm vụ” của mình. Các miệng cống bị rác thải sinh hoạt chặn cứng, dòng nước ứ đọng, tắc nghẽn. Những thời điểm này, ông Kính luôn có mặt kịp thời, tìm hướng xử lý, bất chấp nguy hiểm.

{keywords}
 Sau lần gặp nạn do bất cẩn, bây giờ, ông Kính luôn sử dụng cây để vớt rác tại các miệng cống thoát nước. (Ảnh nhân vật cung cấp).

Ông Kính kể: “Để nước rút nhanh, tôi phải dọn sạch rác, khơi thông dòng chảy. Tôi thường dùng xà beng nạy nắp cống lên rồi trèo xuống dưới làm sạch. Việc này nguy hiểm lắm. Lỡ không may, nắp cống đóng lại hoặc dọn rác không biết cách làm dòng nước bất ngờ được khơi thông, tạo lực hút mạnh, hút mình vào trong là chết chắc”.

Ngay cả bản thân ông, dù có gần 10 năm kinh nghiệm, ông cũng suýt mất mạng trong một lần khơi dòng trước miệng cống thoát nước. Lần ấy, thấy miệng cống bị rác, bãi cỏ làm tắc nghẽn, miệng cống chìm dưới dòng nước đục nên ông chủ quan.

Ông kể: “Do nước đục tôi không nhìn rõ miệng cống và nghĩ rằng rác không nhiều, chỉ cần dùng chân đạp bãi cỏ vào miệng cống là nó sẽ bị nước cuốn đi, dòng chảy được khơi thông. Nào ngờ, tôi mới dùng chân đạp nhẹ, miệng cống hút mạnh bãi cỏ, cuốn luôn tôi vào trong”.

“Trong lúc nguy ngập, tôi quờ quạng, nắm được cây tràm người ta đóng cừ rồi cố níu người lại. Nước cuốn mạnh đến nỗi, quần áo tôi bị trôi tuột đi hết. Nếu không vớ được cái cây, tôi bị cuốn vào trong ống cống, va đập với thành ống thì chỉ có chết”, ông kể thêm.

{keywords}
Ông Kính được chính quyền TP.HCM tặng nhiều bằng khen. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Sau tai nạn ấy, ông đùa rằng mình đã rút ra được bài học “xương máu”. Bây giờ, chỗ nào nước triều cường thổi ra, ông mới dám xuống gỡ rác. Việc khơi dòng trước miệng cống, ông cũng sử dụng cây sào dài để vớt chứ không dùng chân, tay như trước.

Ngoài ra, để giảm thiểu các trường hợp buộc phải xuống cống khơi dòng cực kỳ nguy hiểm, ông Kính chọn việc đi nhặt rác mỗi ngày. Ông nói rằng, việc này sẽ ngăn được rác chặn dòng chảy, góp phần chống ngập.

Mỗi ngày, ông đều đi dọc theo các con kênh, cống thoát nước… nhặt rác. Việc liên tục trầm mình dưới cống, kênh nước ô nhiễm khiến cơ thể, tay chân ông lở loét, mưng mủ…

Ghi nhận hành động nhân văn nói trên, UBND TP.HCM đã tặng ông Kính nhiều giấy khen, bằng khen.

Người cựu binh 6 năm vớt rác, nhặt kim tiêm trên kênh Sài Gòn

Người cựu binh 6 năm vớt rác, nhặt kim tiêm trên kênh Sài Gòn

Mưa lớn, nước kênh dâng đen ngòm, rác thải theo dòng nước kéo vào nhà dân. Thấy vậy, người cựu chiến binh tình nguyện vớt rác, nhặt kim tiêm, khơi dòng kênh đen.

">

Ông lão 10 năm đi chống ngập, từng suýt chết vì nước cuốn

友情链接