游客发表

Cho học tiếng Anh từ 3 tháng tuổi, cha mẹ tá hỏa khi con rối loạn ngôn ngữ

发帖时间:2025-01-21 12:00:45

 - Cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ cần thiết để trẻ tiếp cận với thế giới,ọctiếngAnhtừthángtuổichamẹtáhỏakhiconrốiloạnngônngữxem đá bóng hôm nay ngay từ khi con gái 3 tháng tuổi, chị Thúy Hằng (Tây Hồ, Hà Nội) đã nuôi ý định cho con tập làm quen với ngôn ngữ thứ hai này.

Tưởng con có năng khiếu, cha mẹ liên tục “nhồi”

Mới đầu, việc học tiếng Anh của con chị Hằng diễn ra khá suôn sẻ bởi những bài học đơn giản kiểu học mà chơi.

Con tỏ ra là đứa trẻ có năng khiếu và ghi nhớ rất nhanh.

Ở tuổi lên 3, bé đã biết đọc hết những từ chỉ con vật, màu sắc hay chữ số. Ví dụ khi thấy mẹ chỉ quả táo con có thể đọc ngay “apple”, thấy con chó, con biết đọc “dog”.

{ keywords}
Chị Cù Thị Lý đang điều trị cho trẻ. Ảnh: Thúy Nga.

Nghĩ con có năng khiếu học ngôn ngữ, chị Hằng tích cực đầu tư cho con. Tới khi lên 4 tuổi, bé chỉ dừng lại ở việc nói những câu tiếng Anh ngắn khoảng 2-3 từ như “mẹ bế”, “ăn cơm” và không thể nói được câu dài hơn. Tiếng Việt của con cũng chỉ ở mức bập bẹ. Con tỏ ra ngại ngần khi giao tiếp ngay cả với bố mẹ, ông bà bằng tiếng Việt.

Ban đầu, chị Hằng chỉ nghĩ rằng, “bố nó cũng chậm nói, chắc theo gen chứ thằng bé nhanh nhẹn lắm”.

Mãi đến gần đây, cô giáo góp ý rằng ở lớp bé không chịu chơi với bất kỳ bạn nào. Con thường tỏ ra không lắng nghe khi ai đó nói chuyện với mình. Cũng vì không chịu giao tiếp nên chẳng bạn nào muốn chơi với con. Nếu muốn bày tỏ điều gì, con thường ú ớ, chỉ trỏ, thậm chí tức giận gào khóc nếu cô giáo không hiểu ý.

Đến lúc này chị mới bắt đầu hoang mang và đưa con đến gặp chuyên gia. Qua đánh giá thăm khám, ngoài nói ngọng con chị còn bị rối loạn ngôn ngữ. Tình trạng này theo chị Cù Thị Lý (Cán bộ trị liệu tâm lý tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dung Khoa học Tâm lý – Giáo dục) không phải hiếm gặp ở trẻ.

Một tháng, trung tâm tiếp nhận khoảng 50 ca liên quan đến vấn đề rối loạn ngôn ngữ. Nhiều trẻ được gia đình đưa đến chữa trị rất muộn, khi đã 4 – 5 tuổi.

Chị Lý cho biết, rối loạn ngôn ngữ thường do hai nhóm nguyên nhân là nguyên nhân về thực thể (do trẻ có vấn đề về cơ quan phát âm như tai, mũi, họng; cơ quan chỉ huy như não bị dị tật, viêm màng não,...) và nguyên nhân tâm lý (do gia đình quá cưng chiều, luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khi trẻ chưa kịp nói ra nguyện vọng hay việc giao tiếp bị giới hạn trong thiết bị điện tử khiến khả năng tiếp thu ngôn ngữ chậm).

Do vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện nói các từ rời rạc kiểu chụp hình, chỉ biết nói những gì nghe thấy mà không biết tạo câu cũng như duy trì và phát triển cuộc hội thoại thì cha mẹ cần lưu ý.

Chị Lý cho rằng, thực tế ở độ tuổi lên 4, khi các bạn cùng tuổi đã phát triển gần hoàn thiện về mặt ngôn ngữ và có thể kể chuyện, nếu thấy con hầu như chưa làm được những điều đó và hay chơi một mình, cha mẹ cần phải biết đặt dấu hỏi.

“Cha mẹ có thể so sánh với sự phát triển ngôn ngữ của con với bạn bè cùng trang lứa. Ví dụ, khi được 2-3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát âm họng líu lo; khoảng 7-9 tháng tuổi thì biết bập bẹ tập nói “măm măm”, “bà bà”. Từ 1 tuổi trở lên có thể nói được vài từ đơn giản. Trên 2 tuổi, trẻ có thể nói câu ngắn ít từ đơn giản. 3 tuổi trở đi, trẻ nói được câu dài. Nếu thấy băn khoăn, tốt nhất cần can thiệp sớm.

Như trường hợp của con chị Hằng, ban đầu mọi người nghĩ rằng hay đứa trẻ bị tự kỷ. Nhưng thực ra không phải. Con đang gặp vấn đề về rối loạn ngôn ngữ”.

Nói lèo lèo với ipad nhưng không hiểu gì

Có mẹ thường xuyên đi công tác nước ngoài, bố làm lĩnh vực nghệ thuật bận rộn, Bảo Trâm thường xuyên phải chơi với Ipad.

Mặc dù không nói chuyện với bố mẹ nhiều nhưng Trâm tỏ ra thích thú hát theo những bài hát tiếng Anh hay nhại lại lời nhân vật trong những bộ phim hoạt hình tiếng Anh.

Hơn 3 tuổi, Trâm có thiên hướng thích nói tiếng Anh hơn tiếng Việt.

Quá lo lắng, chị Mai phải đưa con đến một lớp chậm nói.

Sau hơn 6 tháng theo học, con vẫn chỉ có thể gọi tên được con vật, màu sắc, xin, cho, chào.

Hoặc khi thầy giáo hỏi, thay vì nói không, có con sẽ nói "No" hay "Yes".

Thỉnh thoảng, con có thể vừa ngồi nghịch, vừa lẩm bẩm “Fish is swimming”.

Vợ chồng anh chị bàn nhau đành phải chuyển con sang trường quốc tế và chấp nhận coi tiếng Anh là ngôn ngữ chính của con.

Khi đến môi trường chỉ nói ngoại ngữ, con vẫn không thể bắt nhịp được với các bạn. Suốt một năm theo học, con chỉ chơi một mình và nói một vài từ ngữ đơn lẻ.

Khi các bạn trong lớp có thể nói những câu dài, thậm chí bi bô kể chuyện, Trâm vẫn dừng lại ở việc gọi tên đồ vật, hình khối chứ không giao tiếp được với các bạn trong lớp.

Lúc này gia đình nghĩ chắc do thiếu môi trường kích thích nên tiếp tục chuyển con về học trường làng để có người nói chuyện.

Dù không phải đứa trẻ phát triển chậm nhưng khi nói với mẹ bằng tiếng Việt con tỏ ra không hiểu hoặc rất chậm hiểu.

Theo chị Nguyễn Thị Phương (Cán bộ trị liệu tâm lý tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dung Khoa học Tâm lý – Giáo dục), người trực tiếp điều trị cho Bảo Trâm cho rằng, việc bé có thể đọc làu làu là do cơ chế bắt chước một chiều.

Không có sự tương tác hai chiều, trẻ sẽ không hiểu được người khác nói gì nên không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ được.

Với một số đứa trẻ gặp tiềm ẩn, khi xem quá nhiều vốn từ không phát triển được, đứa trẻ chủ yếu chơi một mình, cách thể hiện tình cảm cũng không bình thường, thậm chí hay nói linh tinh, nói những từ vô nghĩa.

Theo chị Phương, với những năm tháng đầu đời của trẻ, cha mẹ nên ưu tiên số một vẫn là việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ.

Trẻ từ 3 - 5 tuổi, các bậc phụ huynh có thể nghĩ tới việc dạy ngoại ngữ cho con nhưng không nên quá gò ép mà để trẻ học một cách thoải mái. Ngoài ra, nếu không phân biệt rạch ròi giữa các ngôn ngữ sẽ dẫn đến tình trạng lẫn lộn ngôn ngữ, thậm chí “loạn ngôn” ở trẻ.

Thúy Nga

    热门排行

    友情链接