Các công ty fintech (công nghệ tài chính) đang phát triển mạnh tại Việt Nam,ệpfintechvẫnbướcdòdẫmvìsợchạmvạchpháplýbang xep hang serie a thể hiện rõ ràng ở tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng lên từng ngày, cộng với số vốn hàng trăm triệu USD được rót vào những công ty tiêu biểu như MoMo, VNPay hay một số công ty khác trong năm 2021. Tuy vậy, các doanh nghiệp fintech lớn tại Việt Nam thừa nhận đang thiếu một hành lang pháp lý rõ ràng để phát triển mạnh hơn. “ZaloPay làm 4.0 thì không thể đi sau, đi chậm hơn xu thế. Ngược lại cũng không thể chạy trước vì có thể 'chạm vạch' nếu chưa có những quy định cụ thể từ cơ quan điều hành”, bà Trương Cẩm Thanh - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần ZION (đơn vị chủ quản ví điện tử ZaloPay) nói trong hội thảo tổ chức mới đây. Cũng có ý kiến tương tự, ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập kiêm Phó chủ tịch Ví điện tử MoMo cho rằng fintech là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, không thể hoạt động nếu thiếu đi hành lang pháp lý. Song ông cũng tin tưởng trong thời gian tới, các cơ quan quản lý sẽ sớm có điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. | Fintech đang thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) |
Về vấn đề này, ông Ngô Trung Lĩnh - Tổng giám đốc CTCP dịch vụ trực tuyến Cộng Đồng Việt (VietUnion, chủ quản Payoo), nhận định doanh nghiệp fintech chịu áp lực phải chuyển mình rất nhanh do các yêu cầu từ thị trường. Tuy vậy, fintech là lĩnh vực lai ghép giữa công nghệ và tài chính, do đó doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo tính an toàn, chắc chắn cao vì liên quan đến tiền bạc. Ở tầm vĩ mô, ông Lĩnh thừa nhận chính phủ thường có những góc nhìn an toàn, cẩn trọng trong hoạch định các chính sách về tài chính. “Để phá vỡ rào cản cần sự thông hiểu của hai phía, đề xuất đầu tiên là tích cực đối thoại thông qua hội thảo chuyên môn, diễn đàn, quan sát thị trường thế giới, học tập những quốc gia lân cận và các quốc gia phát triển để đưa ra giải pháp phù hợp với thị trường”, đại diện Payoo cho hay. Thời gian gần đây, có thể nhận thấy rõ ràng sự năng động của chính phủ trong việc giao tiếp với doanh nghiệp. Bản thân Payoo đã nhận được nhiều văn bản của chính phủ đề nghị góp ý cho các vấn đề pháp lý, chính sách. Doanh nghiệp kỳ vọng những hoạt động này tiếp tục được tăng cường hơn nữa, có những diễn đàn thực tế, đa dạng và thường xuyên hơn. Fintech là một phần trong sự phát triển kinh tế số, tạo ra dòng chảy về thanh toán điện tử và giúp ngành ngân hàng chuyển dịch thanh toán nhanh hơn. Để ngành fintech phát triển, cần sự đồng bộ của các bên liên quan. Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số HDBank nhận định cả Fintech lẫn ngân hàng đang cần khung pháp lý để có thể kết nối các công ty lại với nhau, tạo ra một cộng đồng tin tưởng để từ đó cùng thảo luận, tập trung vào giải quyết các vấn đề chung, cùng nâng cao khả năng bảo mật, bảo vệ người dùng. Payoo đề xuất chính phủ đóng vai trò cầu nối, tạo các sân chơi để doanh nghiệp fintech cùng mạnh dạn kết hợp và đưa ra những giải pháp tốt hơn, ăn ý hơn để cuối cùng người dân được hưởng các dịch vụ hiện đại, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và hoạt động hiệu quả, thị trường cùng nhau phát triển đồng bộ và toàn diện. Hải Đăng Xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech lĩnh vực ngân hàngChính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì việc xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng. Thời hạn trình Chính phủ là trong quý IV năm nay. |