Nhận định, soi kèo Persewar Waropen vs Persegres Gresik United, 13h30 ngày 4/2: Trái đắng sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn -
Hà Nội tiếp nhận hồ sơ dự án ở xã hội Trung Văn, giá gần 20 triệu đồng/m2Hiện trạng Dự án nhà ở xã hội Trung Văn nằm trên đường Tố Hữu, phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hồi đầu tháng 3/2023 (Ảnh: Nguyễn Lê) Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố thông tin dự án và thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội đợt 1 tại dự án Nhà ở xã hội tại ô đất HH-02A thuộc dự án Nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu, phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Dự án do Công ty CP Đầu tư xây dựng NHS (đại diện Liên danh chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư xây dựng NHS và Công ty CP Đầu tư và xây dựng số 4) làm chủ đầu tư.
Theo công bố, dự án nhà ở xã hội tại ô đất HH-02A của Công ty CP Đầu tư xây dựng NHS có quy mô sử dụng đất hơn 2.726m2, quy mô dân số 560 người.
Dự án gồm 275 căn hộ, trong đó có 225 căn nhà ở xã hội và 50 căn để kinh doanh thương mại. Dự án là 1 khối nhà chung cư cao 32 tầng nổi và 2 tầng hầm. Tổng mức đầu tư hơn 570 tỷ đồng.
Tại đợt 1 tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê mua, chủ đầu tư nhận hồ sơ cho 157 căn nhà ở xã hội để bán và 68 căn nhà ở xã hội để cho thuê. Diện tích các căn hộ từ 69,9 – 76,8m2.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê mua đợt 1 bắt đầu từ ngày hôm nay (28/3) đến ngày 11/5/2023. Thời gian ký hợp đồng mua, thuê mua căn hộ dự kiến vào quý II và III/2023. Thời điểm dự kiến bàn giao căn hộ vào quý I/2025.
Đáng chú ý, mức giá bán được công bố là trên 19,5 triệu đồng/m2. Mức giá này đã bao gồm thuế VAT, nhưng chưa gồm chi phí bảo trì. Chi phí bảo trì được tính mức 371.869 đồng/m2.
Còn giá cho thuê là 99.081 đồng/tháng/m2, đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì.
Như vậy, với mức giá bán này, để có thể sở hữu căn hộ chung cư có diện tích nhỏ nhất là 69,9m2, người dân phải bỏ ra số tiền khoảng 1,4 tỷ đồng. Với diện tích to nhất 76,8m2, số tiền phải bỏ ra hơn 1,5 tỷ đồng/căn hộ.
Có thể thấy, đây là mức giá nhà ở xã hội được phê duyệt cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn TP Hà Nội.
Trước đây, các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội có mức giá bán dao động quanh mức 13-16 triệu đồng/m2.
Cùng số tiền 1,4-1,5 tỷ đồng bỏ ra, nếu mua căn hộ chung cư tại dự án nhà ở xã hội nằm trên đường Tố Hữu này, người dân phải chờ đến quý I/2025 mới có nhà để ở. Còn nếu mua căn hộ tại một số dự án chung cư thương mại đã sử dụng được vài năm tại quận Hoàng Mai, Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì… người dân có thể vào ở ngay.
Hà Nội duyệt xây hơn 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, loạt căn hộ sẽ bung hàngGiai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở xã hội trong đó sẽ có 1- 2 khu nhà ở xã hội độc lập."> -
Viettel hẫu thuẫn chuyển đổi số cho Tân Cảng Sài Gòn và Nova GroupViettel sẽ thực hiện tư vấn, đánh giá kiến trúc tổng thể và xây dựng lộ trình ứng dụng CNTT cho Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn. Đặc biệt, Viettel sẽ xây dựng các hệ sinh thái toàn diện cho Tổng công ty Tân Cảng, bao gồm: Hệ sinh thái dịch vụ dùng cho đối tác, khách hàng - eSNP (External hay Ecosystem SNP) và Ứng dụng nội bộ kết nối các hệ thống phần mềm, dịch vụ cho cán bộ, nhân viên - iSNP (Internal hay Intelligent SNP); Xây dựng Hệ thống báo cáo điều hành kinh doanh thông minh BI và kho dữ liệu tập trung Data Lake, phân tích dữ liệu lớn BigData và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI... Xây dựng mô hình một cửa quốc gia trong lĩnh vực hàng hóa, cảng biển - Hệ thống cộng đồng cảng (Port Community System).
Đối với Tập đoàn Nova, Viettel sẽ đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp công nghệ tập trung vào 2 nhóm giải pháp chính: Giải pháp hỗ trợ quản lý doanh nghiệp, kinh doanh (Giải pháp chăm sóc khách hàng đa kênh - Omni Contact Center, Giải pháp quản lý thương hiệu Reputa, Số hóa) và Giải pháp khu đô thị thông minh như: Trung tâm điều hành tập trung - IOC; WiFi Marketing; AMR cho đồng hồ nước; Hệ thống giám sát mức độ ô nhiễm môi trường; Giải pháp thanh toán trực tuyến; Hệ thống giám sát an ninh và cảnh báo; Giải pháp đỗ xe thông minh; Hệ thống quản lý điện năng và chiếu sáng thông minh; Phần mềm tương tác cư dân và ban quản lý.
Viettel sẽ thúc đẩy chuyển đổi số Nova Group Ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Với vai trò là đơn vị tiên phong, kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, tôi hoàn toàn tin tưởng với năng lực, kinh nghiệm, nguồn lực và hệ sinh thái giải pháp số tổng thể của Viettel sẽ giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, tạo ra những đột phá khác biệt và lợi thế cạnh tranh so với những đơn vị cùng ngành. Chúng tôi cam kết luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, cộng hưởng sức mạnh chuyển đổi số vì một nền kinh tế phát triển bền vững”.
Các giải pháp chuyển đổi số sẽ được Viettel nghiên cứu, tư vấn và “may đo” theo nhu cầu thực tế và đặc thù của từng doanh nghiệp. Tận dụng những lợi thế sẵn có của từng đơn vị và khắc phục hạn chế còn tồn tại để thay đổi cách thức làm việc cũ, tạo ra giá trị mới vượt trội. Trong thời gian tới, Viettel sẽ đẩy mạnh ứng dụng một số công nghệ mới và hiện đại nhất như giải pháp tự động hóa quy trình dựa trên robot phần mềm (RPA - Robotic Process Automation), điện toán đám mây Cloud và Phân tích dữ liệu Data Analytics…
Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là một doanh nghiệp lớn, hoạt động trên các lĩnh vực chính như Khai thác cảng, Dịch vụ Logistics, Vận tải và Dịch vụ biển. Tân Cảng chiếm trên 63% thị phần toàn quốc, luôn là nhà khai thác Cảng hàng đầu tại Việt Nam và xếp thứ 19 trên thế giới.
Nova Group là Tập đoàn kinh tế đa ngành hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản, Thương mại – dịch vụ và Nông nghiệp – Hàng tiêu dùng, với 3 trụ cột chính là Novaland Group, Nova Service Group và Nova Consumer Group. Nova Group đang sở hữu khoảng 50 dự án nhà ở và bất động sản du lịch cùng hàng trăm tiện ích du lịch, giải trí. Nova Group 10 năm liên tiếp đạt giải thưởng danh hiệu thương hiệu hàng đầu Việt Nam, đứng top 10 nhà đầu tư lớn châu Á.
PV
VinGroup ra mắt bộ giải pháp chuyển đổi số quản lý khách sạn toàn diện CiHMS
Ngày 12/4/2021, công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh phần mềm VinHMS (Tập đoàn Vingroup) công bố ra mắt giải pháp chuyển đổi số quản lý và vận hành khách sạn toàn diện CiHMS.
"> -
Cửa sống của ứng dụng gọi xe Make in VietnamGrab chủ trương “đốt tiền” để chiếm lĩnh thị trường ngay khi vào Việt Nam.
Với tiềm lực công nghệ và nguồn vốn đầu tư dồi dào, các kỳ lân công nghệ như Grab hay Gojek đang chiếm ưu thế ở lĩnh vực gọi xe.
Ngay khi vào Việt Nam năm 2014, Grab đã chủ trương “đốt tiền” nhằm giành miếng bánh đang nằm tay trong các hãng taxi truyền thống nhờ sự tiện lợi và các cuốc xe giá rẻ. Chiến dịch đốt tiền trong thời gian dài đã mang đến thành công khi Grab có hàng trăm nghìn tài xế sẵn sàng đón khách ở mọi ngóc ngách, đồng thời mở rộng ra các mảng kinh doanh mới khi đã chắc chân ở thị trường gọi xe.
Gojek cũng có những bước đi tương tự. Vào Việt Nam dưới màu áo đỏ GoViet, kỳ lân Indonesia gây "sốc" khi tung chiêu khuyến mãi với các chuyến đi “rẻ như cho” trong khi vẫn thưởng thêm cho các tài xế để đảm bảo thu nhập. Chiêu đốt tiền này đã thu hút lượng lớn khách hàng, tài xế đến, và đưa ứng dụng này thuận lợi mở rộng thị trường.
Nghiên cứu của ABI Research cho thấy vị thế dẫn đầu của Grab ngày càng được củng cố khi khi chiếm tới 74,6% thị phần vào năm 2020. Các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM phủ kín màu áo xanh Grab dù giá các cuốc xe không còn rẻ.
Gojek đang giành giật vị trí ngay sau Grab bởi tiềm lực mạnh.
Be, ứng dụng Việt Nam duy nhất còn dẻo dai trong cuộc chạy đua này đứng thứ 2 nhưng đang bị Gojek bám đuổi quyết liệt và rút ngắn khoảng cách đáng kể với 12,4% thị phần, còn 12,3% thuộc về Gojek. Bà Nguyễn Hoàng Phương, CEO Be Group cho rằng không chỉ khó thu hút vốn đầu tư, các ứng dụng Việt Nam còn vấp phải thách thức lớn bởi tâm lý “sính ngoại” của khách hàng. Điều này khiến thị trường dễ bị chi phối bởi doanh nghiệp ngoại.
Để đổi lấy 75% thị phần như hiện tại và mở rộng lĩnh vực hoạt động, cái “giá” phải trả là những khoản lỗ khổng lồ. Từ 2014 – 2017, Grab lỗ 1.726 tỷ đồng, CEO Grab khi đó cho biết khoản lỗ trên phần lớn đến từ việc thưởng cho đối tác, tài xế và nghiên cứu phát triển công nghệ. Năm 2019, khoản lỗ của Grab vào khoảng 1.700 tỷ đồng.
Để duy trì thị phần của mình, Be và Gojek cũng ở tình cảnh chịu lỗ tương tự trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không thể trụ vững vì thiếu tiềm lực.
Nhưng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn khu vực, Grab vẫn chưa có lãi ở ngay thời điểm sắp IPO tại Mỹ. Năm 2020, kỳ lân này lỗ 800 triệu USD dựa trên chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) và dự kiến lỗ 600 triệu USD năm nay.
Tìm cửa vươn lên
Suốt từ năm 2018, khi Uber rút lui và tạo ra khoảng trống cho thị trường, gần 20 ứng dụng gọi xe lần lượt công bố ra mắt như Vato, Xế lô, Aber, FastGo, GV Taxi, ViApp … nhưng lại dần “mất dấu” ở trên chính sân nhà dù ra đời khá rầm rộ.
Be đang tìm cách liên kết với nhiều doanh nghiệp trong nước để cạnh tranh.
Khi FastGo dần khép lại các hoạt động của mình ở lĩnh vực gọi xe, các tân binh không lách được qua “khe cửa hẹp”, thị trường gọi xe chỉ còn Be đơn thương độc mã cạnh tranh với các đối thủ ngoại giàu tiềm lực tài chính và công nghệ.
Năm 2020, Nghị định 10 về điều kiện kinh doanh vận tải đã định danh lại các loại hình vận tải ô tô, cân bằng giữa taxi truyền thống và công nghệ sau một thời gian dài tranh cãi. Các doanh nghiệp như Grab cũng buộc phải lựa chọn loại hình để tuân thủ quy định.
Mới đây, Nghị định 126 hướng dẫn Luật Quản lý thuế cũng yêu cầu các nền tảng như Grab, Gojek phải kê khai và nộp thuế ngang bằng với các doanh nghiệp vận tải khác. Điều này khiến họ phải tăng giá cước với hành khách, chiết khấu với tài xế và gây ra nhiều phản ứng mạnh.
Trong khi đó, Be đã đăng ký hoạt động vận tải không bị ảnh hưởng nhiều bởi quy định mới. Nhưng chiến dịch đốt tiền cho các cuốc xe chở khách giờ đây không còn hiệu quả, nhất là khi các chính sách quản lý đã đưa cạnh tranh về thế cân bằng. Các doanh nghiệp phải vươn lên bằng nhiều cách khác.
Khi nói về nền tảng số Make in VietNam có thể cạnh tranh với các ông lớn, CEO Be Group Nguyễn Hoàng Phương cho biết cần phải tiếp cận khác với các đối thủ cạnh tranh. Thay vì chạy theo cuộc đua siêu ứng dụng, Be xây dựng nền tảng mở, trở thành một nhà cung cấp dịch vụ di động cho phép người dùng lập kế hoạch, thanh toán nhiều loại dịch vụ trên một nền tảng.
Be vẫn kiên trì với mảng dịch vụ 4 bánh, thực hiện chiến lược này được thực hiện bằng việc mở rộng chuỗi liên kết với các doanh nghiệp vận tải khác trong nước như EMDDI, Liên minh taxi việt, Lado hay Vexere.vn để tăng sức mạnh. Đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp taxi địa phương nhằm kết nối các xe taxi truyền thống lên nền tảng gọi xe công nghệ. Lãnh đạo công ty này cho biết mở hệ sinh thái số và sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp khác cùng hợp tác và phát triển.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhỏ cũng đang đi vào các thị trường ngách như gọi xe đường dài, đi tỉnh hay vận tải hàng hóa. Đây là hướng đi khôn ngoan. Dù vậy việc cạnh tranh của các ứng dụng Việt trong tương lai sẽ vẫn còn khó khăn. Nhất là khi các công ty gọi xe mở rộng sang các ngành dịch vụ khác, có thể tối ưu hóa các khoản đầu tư của họ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, đồng thời "trói chân" người tiêu dùng trong mạng lưới của mình. Điều này khiến các ứng dụng ít dịch vụ hơn có thể khó cạnh tranh và các ứng dụng mới khó có thể chen chân khi không có tiềm lực và tạo được sự khác biệt.
Dù chưa thể có ưu thế trong cuộc cạnh tranh đường dài này, nhưng sự tồn tại của các ứng dụng do doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong thời gian qua cho thấy sức bền khi bắt tay liên minh và đi vào các thị trường ngách với sự thấu hiểu tâm lý và nhu cầu khách hàng. Đặc biệt là việc làm chủ công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp Việt có những phản ứng nhanh nhạy để thích ứng ngay khi thị trường thay đổi.
Duy Vũ
Ứng dụng gọi xe be có “động thái lạ”
Ứng dụng be sẽ điều chỉnh giảm giá cước các dịch vụ xe 2 bánh vào giữa tháng 3. Giá cước tối thiểu được điều chỉnh trước tiên tại TP.HCM, rút khoảng cách giá dịch vụ giữa be với các đối thủ.
">