当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Arna 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Inter Milan, 01h45 ngày 9/4
Những “điểm sáng” của thị trường BĐS
Báo cáo thị trường của DKRA Vietnam vừa công bố cho thấy, quý I/2023, phân khúc căn hộ ghi nhận 9 dự án mở bán với nguồn cung mới chỉ khoảng 1.378 căn, tập trung chủ yếu tại TP.HCM và Bình Dương. Nguồn cung mới này giảm 67% so với quý trước đó và giảm 59% so với cùng kỳ năm 2022.
Riêng tại TP.HCM, theo DKRA Vietnam, phân khúc căn hộ hạng A vẫn giữ vị trí chủ đạo khi hầu hết dự án căn hộ ra hàng có mức giá được cho là dễ tiếp cận nhất cũng quanh ngưỡng 50-60 triệu đồng/m2 nhưng tọa lạc ở vị trí khá xa trung tâm như Bình Chánh, Nhà Bè hoặc khu vực thành phố Thủ Đức giáp ranh Đồng Nai, Bình Dương.
Hiện Nam TP.HCM đang là khu vực có nhiều lựa chọn cho khách hàng muốn mua căn hộ để ở với giá trong khoảng 80-100 triệu đồng/m2. Trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ thuộc địa phận Nhà Bè có các dự án chào bán 65-75 triệu đồng/m2...
Một số chuyên gia nhận định, mặt bằng lãi suất đang có xu hướng giảm mạnh và Nhà nước đang quyết liệt vào cuộc nhằm tháo gỡ hiệu quả các điểm nghẽn về tín dụng cũng như pháp lý để hỗ trợ thị trường phát triển lành mạnh hơn. Vì vậy, bước vào quý II một số chủ đầu tư đã mạnh dạn tung hàng ra thị trường chào bán, giao dịch dần được cải thiện, nhất là với những dự án pháp lý minh bạch, mức giá hợp lý đi kèm chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Nắm bắt cơ hội an cư với dự án Viva Plaza
Một trong những dự án đang thu hút nhiều khách hàng quan tâm tại khu Nam hiện nay là khu căn hộ Viva Plaza của chủ đầu tư Vinaland. Dự án này sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh, chuẩn bị bàn giao trong quý III/2023 với mức giá hấp dẫn so với vị trí cũng như mức độ đầu tư hoàn thiện căn hộ bàn giao cho khách hàng.
Tọa lạc trên đại lộ Nguyễn Lương Bằng, liền kề Phú Mỹ Hưng, Viva Plaza có quy mô 295 căn hộ cùng hệ thống tiện ích như 3 tầng trung tâm thương mại cao cấp, khu chăm sóc y tế, trường mầm non, phòng tập gym - yoga, khu vui chơi trẻ em, khu cảnh quan, khu BBQ ngoài trời… Điểm nổi bật của dự án Viva Plaza là được bao trọn bởi ba con sông Phú Xuân, Nhà Bè, Rạch Đĩa và Phú Mỹ Hưng nên không khí xanh mát quanh năm.
Từ dự án Viva Plaza, chỉ trong vài phút di chuyển, cư dân sẽ tiếp cận hàng loạt tiện ích như trung tâm hành chính quận 7; TTTM Crescent Mall, SC Vivo City; bệnh viện FV, bệnh viện quận 7, Viện tim Tâm Đức; chợ Phước Long, Đại học RMIT, Tôn Đức Thắng, trường quốc tế Canada, Đài Bắc, Nhật Bản, Hàn Quốc; bến du thuyền Marina và sân golf Phú Mỹ Hưng…
Đặc biệt, dự án Viva Plaza có các loại căn hộ 1-3 phòng ngủ phù hợp nhiều nhu cầu khác nhau, thiết kế thông minh với cửa kính và ban công lớn thoáng đãng giúp tối ưu hóa tầm nhìn ra xung quanh.
Theo chủ đầu tư, khách hàng còn được bàn giao nhà hoàn thiện với ván sàn nhập khẩu châu Âu, đầy đủ thiết bị bếp và vệ sinh, khóa cửa, thang máy của các thương hiệu hàng đầu như Hafele, Malloca… Khách hàng nhận nhà chỉ cần mua sắm thêm vài vật dụng tối thiểu là có thể an cư ở một trong những khu vực quy hoạch đẹp và sầm uất nhất quận 7.
Một điểm cộng của dự án Viva Plaza là khu vực dự án tọa lạc đang đón nhận nhiều dự án hạ tầng lớn giúp tăng khả năng kết nối và gia tăng giá trị bất động sản. Có thể kể đến như cầu Thủ Thiêm 4, cầu Kênh Tẻ 2, cầu Phước Long, cầu Phú Xuân 2, cầu Cần Giờ, nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, cao tốc Bến Lức - Long Thành và cả cầu Cát Lái (phương án 5)… Đây là lợi thế lớn không chỉ cho những người đang có nhu cầu ở mà còn giúp căn hộ tăng giá mạnh trong thời gian tới.
Dự án Viva Plaza Hotline: 0825. 968. 768 Website: www.viva-plaza.vn |
Hải Nam
" alt="Cơ hội cuối sở hữu căn hộ Viva Plaza"/>Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Thực tế cho thấy, không chỉ còn là chiến lược, chuyển đổi số đã lan tỏa một cách sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam trong năm 2020. Trong đại dịch Covid-19, Internet và công nghệ số đã trở thành công cụ hiệu quả, đảm bảo cho sự kết nối của người dân, bất chấp việc giãn cách xã hội.
2020 cũng là năm chứng kiến sự tăng trưởng của mạnh của các dịch vụ công trực tuyến. Tính đến ngày 30/12/2020, đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%).
![]() |
Nhờ đại dịch Covid-19 - "cú huých trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia", số dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam trong năm nay đã tăng trưởng bằng nhiều năm trước cộng lại. Ảnh: Trọng Đạt |
Cổng DVCQG đến nay có hơn 99 triệu lượt truy cập, hơn 412.000 tài khoản đăng ký, hơn 27,2 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 719.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 46.000 giao dịch thanh toán điện tử. Cổng DVCQG cũng đã tiếp nhận, hỗ trợ trên 43.800 cuộc gọi, hơn 9.600 phản ánh, kiến nghị. Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG là hơn 6.700 tỷ đồng/năm.
Cũng trong năm qua, vào mỗi thứ 6 hàng tuần, Bộ TT&TT lại ra mắt 1 nền tảng Make in Vietnam. Tổng cộng đã có 38 nền tảng như vậy được ra mắt trong năm 2020. Các nền tảng này chính là những công cụ quan trọng giúp chính quyền, doanh nghiệp và người dân tham gia vào công cuộc chuyển đổi số.
2, Cấp phép thử nghiệm thương mại 5G cho 3 nhà mạng lớn
Cuối năm 2020, 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đã được cấp phép và triển khai thử nghiệm thương mại 5G tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM.
Việc thử nghiệm 5G là cơ hội để các nhà mạng có thể xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp, dự kiến mức giá cả, chi phí sử dụng tài nguyên trước khi mạng di động 5G chính thức được cấp phép.
![]() |
Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về triển khai cung cấp dịch vụ mạng 5G. Ảnh: Trọng Đạt |
Qua quá trình thử nghiệm kỹ thuật tại Hà Nội và TP.HCM, mạng 5G cho tốc độ tải về đường xuống (download) nhanh gấp 10 lần, còn độ trễ giảm đi 10 lần so với mạng 4G.
Báo cáo của các nhà mạng sau quá trình thử nghiệm thương mại sẽ là tiền đề quan trọng để Bộ TT&TT hoàn thiện các cơ sở pháp lý về việc triển khai mạng di động 5G. Bộ TT&TT cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phủ sóng mạng di động 5G trên phạm vi toàn quốc.
5G được kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm Internet siêu tốc cho người dùng di động. Với tốc độ truy cập siêu nhanh, độ trễ siêu thấp, công nghệ này cũng chính là lời giải cho việc phát triển đô thị thông minh, nhà máy thông minh thông qua Internet vạn vật, bài toán xe tự hành và các ca mổ phức tạp được thực hiện từ xa.
Việc triển khai 5G sớm sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những nước tiên phong ứng dụng công nghệ 5G. Đây sẽ trở thành động lực quan trọng để phát triển, ứng dụng các công nghệ mới, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số.
3, Phòng, chống Covid-19 bằng phần mềm, ứng dụng Make in Vietnam
Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiềm chế và ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của Covid-19. Thành công này có đóng góp không nhỏ của các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam.
Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Việt Nam đã phát triển được rất nhiều website và ứng dụng phục vụ công tác phòng chống Covid-19.
![]() |
Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện NCOVI. Ảnh: Trọng Đạt |
Các sản phẩm tiêu biểu có thể kể tới như ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19 - Bluezone, ứng dụng khai báo sức khỏe NCOVI, ứng dụng khai báo y tế điện tử Vietnam Health Declaration, cùng với đó là các website cung cấp thông tin nhanh chóng về tình hình dịch bệnh.
Thực tế cho thấy, đã có gần 900.000 tờ khai y tế được thực hiện qua ứng dụng khai báo y tế điện tử, 8 triệu lượt tải ứng dụng NCOVI với gần 18 triệu bản ghi khai báo y tế tự nguyện.
![]() |
Ứng dụng Bluezone giúp truy vết người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt |
Tính đến giữa tháng 11/2020, đã có hơn 23 triệu người cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone. Nhờ vậy, hàng trăm F1, F2 đã được phát hiện và đưa đi cách ly bởi sự giúp sức của ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19.
Đây là những minh chứng cụ thể và sinh động cho thấy Việt Nam đã ứng dụng CNTT rất tốt vào công tác phòng chống đại dịch. Các sản phẩm công nghệ này đều được thực hiện bởi các công ty công nghệ Việt Nam, dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ TT&TT và Bộ Y tế.
4, Nghị định 91 nhằm dứt điểm cuộc gọi, tin nhắn và email rác
Từ ngày 1/10, Nghị định 91/2020 đã chính thức có hiệu lực. Đây là Nghị định quy định chi tiết việc thực hiện quảng cáo qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử. Trong đó, có các yêu cầu cụ thể về nguyên tắc quảng cáo, gắn nhãn quảng cáo, thông tin của người quảng cáo, chức năng từ chối quảng cáo,...
Một trong những điểm mới của Nghị định 91/2020 còn là sự xuất hiện của quy định về “Danh sách không quảng cáo”. Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
![]() |
Người dùng di động tại Việt Nam đã có thể đăng ký vào “Danh sách không quảng cáo”. Ảnh: Trọng Đạt |
Người quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo. Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), tính đến hết tháng 10/2020, đã có hơn 100.000 thuê bao di động đã đăng ký vào “Danh sách không quảng cáo”.
Thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cũng cho thấy, trong 6 tháng cuối năm 2020, đã có 72.539 thuê bao bị chặn vì phát cuộc gọi quấy nhiễu người dùng và hơn 17 triệu cuộc gọi giả mạo bị ngăn chặn. Tất cả các thuê bao thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi rác sẽ bị xử lý bằng cách khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng.
![]() |
Số thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị ngăn chặn từ tháng 7/2020. Số liệu: Cục Viễn thông |
Nghị định 91 là hành động cụ thể của Chính phủ nhằm xử lý dứt điểm vấn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác đã tồn tại nhiều năm qua. Tùy theo mức độ, hành vi vi phạm liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng và buộc thu hồi số điện thoại.
5, Thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị Make in Vietnam
Ngày 17/1/2020, tập đoàn Viettel đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do doanh nghiệp này phát triển.
Mạng di động 5G đầu tiên được kết nối thử nghiệm tại Việt Nam vào sáng 10/5/2019. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên một cuộc gọi 5G được thực hiện bằng thiết bị mạng do Việt Nam tự sản xuất, bao gồm cả phần cứng và phần mềm.
![]() |
Cuộc gọi 5G đầu tiên được thực hiện bằng thiết bị Make in Vietnam. Ảnh: Trọng Đạt |
Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Hiện trên thế giới chỉ có 5 công ty là Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G.
Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công thiết bị 5G. Đáng chú ý khi trong số các nhà cung cấp kể trên, chỉ có duy nhất nhà mạng của Việt Nam vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa có khả năng tự sản xuất các thiết bị mạng.
![]() |
Bộ TT&TT đặt mục tiêu sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Trọng Đạt |
Tháng 10 cùng năm, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (thuộc tập đoàn Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB với Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc tập đoàn Vingroup).
Mục tiêu tiếp theo của doanh nghiệp này là hoàn thành việc phát triển mạng lõi 5G để tạo ra một mạng 5G hoàn chỉnh do người Việt Nam sản xuất vào năm 2021. Thương mại hóa 5G bằng thiết bị Make in Vietnam cũng chính là một chủ trương lớn của Bộ TT&TT.
6, Bùng nổ học online và các nền tảng học trực tuyến
Trong năm vừa qua, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, nhiều trường học đã buộc phải đóng cửa. Đây cũng là lý do dẫn tới sự phổ biến của việc dạy và học trên truyền hình cũng như trên các nền tảng trực tuyến.
Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, gần 50% trường đại học tại Việt Nam đã tổ chức dạy học trực tuyến trong mùa dịch. Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô đã quay video bài giảng gửi lên YouTube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh.
![]() |
Sau đại dịch Covid-19, các nền tảng học trực tuyến đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. |
Các ứng dụng dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Classroom… cũng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều giáo viên và nhà trường sử dụng. Sự phát triển của các mô hình học tập trực tuyến tại Việt Nam thậm chí còn được ghi nhận bởi các tổ chức uy tín trên toàn cầu.
Theo báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), việc học trực tuyến tại Việt Nam có nhiều điểm khả quan hơn so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, 79,7% học sinh Việt Nam đã được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước thành viên OECD (67,5%).
Những giải pháp học trực tuyến và qua truyền hình đã giúp năm học 2019-2020 kết thúc đúng thời điểm, đảm bảo cho kỳ thi quốc gia cuối cấp vẫn được diễn ra đúng như kế hoạch. Quan trọng hơn, đây sẽ trở thành tiền đề để từng bước chuyển đổi số ngành giáo dục Việt Nam.
7, Giải thưởng Make in Vietnam, vinh danh doanh nghiệp công nghệ số
Bên lề Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Bộ TT&TT đã tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020.
“Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020 là giải thưởng mang tầm quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức để tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam.
![]() |
“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Đây là những sản phẩm có đóng góp trong việc giải các bài toán Việt Nam, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia nhằm góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 là một hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” được tổ chức với mục đích thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số để giải bài toán Việt Nam và tuyên truyền, phổ biến chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Đây cũng là nơi tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có giá trị thực tế, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số tại Việt Nam. Giải thưởng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tới đông đảo người dân và doanh nghiệp.
8, Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam họp trực tuyến
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (khai mạc vào ngày 20-5-2020) đánh dấu lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện hình thức họp trực tuyến. Đây được xem là một kỳ họp đặc biệt trong lịch sử Quốc hội Việt Nam hơn 70 năm qua.
Các phiên họp trực tuyến được thực hiện qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 điểm cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp, việc đăng ký phát biểu, tranh luận được các đại biểu thực hiện qua đường dây nóng và sử dụng phần mềm trên máy tính bảng để biểu quyết.
![]() |
Phiên họp toàn thể lần thứ 27 của Ủy ban Pháp luật theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội |
Theo đánh giá của nhiều đại biểu, hình thức họp trực tuyến không những mang lại hiệu quả cao, mà còn có nhiều lợi thế hơn so với hình thức họp tập trung.
Việc họp trực tuyến giúp tiết kiệm ngân sách, thời gian di chuyển cho các đại biểu ở địa phương. Ngoài các vị trí lãnh đạo, nhiều cán bộ, công chức cấp sở, ngành… tại địa phương cũng có thêm điều kiện được tham dự phiên họp ở các điểm cầu trực tuyến.
Nhìn chung, các phiên họp trực tuyến diễn ra trong không khí dân chủ, nghiêm túc không khác so với hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Đây được xem là hình thức phù hợp trong giai đoạn cả nước đang gồng mình để phòng, chống đại dịch Covid-19.
Sự kiện này cũng thể hiện tính linh hoạt và góp phần đặt nền móng cho việc đổi mới hoạt động của Quốc hội trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
9, Apple chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam
Cuối năm 2020, hãng Foxconn - công ty chuyên sản xuất gia công cho Apple đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của đối tác.
Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên những chiếc iPad được lắp ráp bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Không chỉ iPad, một số mẫu tai nghe AirPod cũng đã được sản xuất tại Việt Nam, bao gồm cả mẫu tai nghe sắp sửa được ra mắt.
![]() |
Foxconn đã cho ra đời những chiếc iPad được gia công, lắp ráp tại Việt Nam. |
Điều này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra sau đại dịch Covid-19. Đó cũng là lúc mà nhiều ông lớn công nghệ bắt đầu có ý định dịch chuyển nguồn vốn đầu tư của mình sang thị trường Việt Nam.
Có một thực tế là kể từ sau sự xuất hiện của Intel, Samsung, LG..., Việt Nam chứng kiến ngày một nhiều hơn sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ lớn.
Hiện cả Foxconn, Luxshare, Goertek…, những đối tác lớn của Apple đều đang không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Trong số này, Foxconn là nhà đầu tư lớn nhất với số vốn khoảng 2 tỷ USD. Pegatron mới đây cũng đã được cấp chứng nhận đầu tư vào một nhà máy sản xuất thiết bị chơi game, phụ kiện điện thoại, loa thông minh và các loại máy tính tại Hải Phòng với số vốn gần 500 triệu USD.
10, Việt Nam phổ cập smartphone bằng điện thoại 600.000
Năm 2020 chứng kiến sự ra đời của Vsmart Bee Lite - mẫu smartphone 4G giá rẻ do Viettel, Vsmart và Google cùng nhau phát triển. Với mức giá chỉ 600.000 đồng, đây là mẫu smartphone 4G có giá bán rẻ nhất thị trường ở thời điểm hiện nay.
Sự xuất hiện của Vsmart Bee Lite đánh dấu việc chương trình smartphone giá rẻ cho người Việt bắt đầu đi vào cuộc sống. Đây là một trong những chủ trương của Chính phủ nhằm thúc đẩy hạ tầng, sản xuất thiết bị viễn thông, hướng tới mục tiêu mỗi người dân có một điện thoại thông minh (smartphone) và mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao.
![]() |
Với mức giá chỉ 600.000 đồng, Vsmart Bee Lite ra đời nhằm phổ cập điện thoại thông minh tới mọi người dân trên cả nước. |
Theo thông tin từ báo cáo về Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam năm 2020 hiện ở mức 44,9%. Điều này cũng có nghĩa, cứ 10 người Việt Nam sẽ có khoảng 4,5 người sử dụng điện thoại thông minh.
Việc phổ cập smartphone và mạng Internet cáp quang đến từng người dân, từng hộ gia đình sẽ là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và chính phủ điện tử tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để tắt sóng mạng 2G, dành nguồn lực để triển khai các công nghệ mới.
Trọng Đạt
Không chỉ còn là chiến lược, chuyển đổi số đã lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam.
" alt="Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia đứng đầu trong Top 10 sự kiện ICT năm 2020"/>Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia đứng đầu trong Top 10 sự kiện ICT năm 2020
Theo Eatthis, mẹo đầu tiên mà Jense đưa ra là thiết lập thói quen buổi sáng lành mạnh.
Chuyên gia Young giải thích: “Một bữa sáng lành mạnh cung cấp năng lượng cho cả ngày và ngăn bạn ăn quá nhiều. Tập thể dục sẽ góp phần giảm cân, đốt cháy thêm calo và xây dựng cơ bắp. Ngủ đủ giấc rất quan trọng vì thiếu ngủ sẽ làm rối loạn hormone, tăng cảm giác đói và thèm ăn dẫn đến ăn quá nhiều".
Uống nước ép rau xanh
Jense chia sẻ thêm: "Tôi uống nước ép rau xanh mỗi sáng. Thói quen này xoay chuyển quá trình giảm cân, đặc biệt khi tôi tìm ra một loại có men vi sinh tự nhiên, tốt cho sức khỏe đường ruột”.
Uống nước ép rau xanh vào buổi sáng tạo cảm giác no, giúp bạn tránh ăn quá nhiều trong thời gian còn lại trong ngày. Tiến sĩ Young thông tin: “Rau xanh chứa nhiều chất xơ tốt cho quá trình tiêu hóa và ngăn chặn tiêu thụ quá nhiều calo”.
Uống nhiều nước
Người dùng mạng xã hội lấy tên baileyspinn cho hay: "Hãy uống nước. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cơ thể rất nhanh nếu uống đủ nước”.
Hấp thụ đủ nước đem lại một số lợi ích sức khỏeliên quan đến giảm cân. Uống một chút trước bữa ăn giảm lượng thức ăn bạn tiêu thụ, vì nước khiến bạn thấy no hơn. Tiến sĩ Young bổ sung: "Hãy thay đồ uống có đường bằng nước suốt cả ngày và giữ cho cơ thể đủ nước để ngăn chặn cảm giác thèm ăn và tăng cường trao đổi chất".
Áp dụng quy tắc 80/20
Jense giải thích thói quen dinh dưỡng này bao gồm ăn 80% nguồn thực phẩm toàn phần và 20% các thực phẩm khác. "Thói quen đó cho phép tôi tận hưởng cuộc sống của mình nhưng cũng đạt được mục tiêu ăn uống hợp lý, tốt cho sức khỏe”, Jense nói.
Cách tiếp cận trên giúp bạn ăn thực phẩm lành mạnh mà không hoàn toàn tước đi các món ăn yêu thích. Tiến sĩ Young khuyên: “Để giảm cân, điều quan trọng là phải bổ sung nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nhưng bạn cũng nên thỉnh thoảng thưởng thức những thực phẩm kém lành mạnh để tạo ra một phương pháp tiếp cận lâu dài, bền vững”.
Ăn protein nạc như thịt gà
Người dùng có tên trainwithtristan chia sẻ công thức nấu ăn ngon, hấp dẫn giúp cô giảm thành công 9kg. Toàn bộ bữa ăn chứa khoảng 450 calo và 30g protein. Đó là một suất cơm thịt gà và rất nhiều rau, nước xốt teriyaki.
Chế độ ăn giàu protein là một phương pháp thành công trong việc tránh hoặc điều trị bệnh béo phì. Các nghiên cứu đã liên kết chế độ ăn kiêng hạn chế năng lượng giàu protein với khả năng giảm cân nhiều hơn, duy trì lượng cơ nạc và giảm lượng chất béo.
5 Quy tắc giảm cân bất bại của những người giảm 9kg không vất vả
Nhận định, soi kèo Al Ain vs Ohod, 20h15 ngày 9/4: Khó tin cửa trên
Vụ việc nói trên diễn ra vào lúc hơn 5h sáng nay, 22/11 trên đường cao tốc Nghi Sơn-Diễn Châu đoạn qua xã Công Chính, huyện Nông Cống, Thanh Hóa.
Chia sẻ video với VietNamNet, anh Mai Phúc Thương, tài xế lái xe tải có gắn camera hành trình cho biết: "Thật sự kinh khủng khi đang lái xe trên cao tốc, lại gặp đúng chiếc xe container to đùng chạy ngược chiều. Trời tối, xe chạy ngược chiều còn pha đèn rất nguy hiểm".
"Rất may, chiếc ô tô SUV di chuyển ở làn đó đã kịp thời phát hiện và bật xi nhan chuyển làn để tránh va chạm với xe chạy ngược chiều. Nếu không, tai nạn nghiêm trọng sẽ xảy ra, và xe tôi thời điểm đó cũng có thể bị liên lụy", anh Thương nói.
Đáng nói, dù chạy ngược chiều trên cao tốc, nhưng tài xế xe container này còn liều lĩnh lái xe vào làn đường trong cùng, sát dải phân cách (làn quy định các xe được chạy tốc độ cao nhất). Chưa hết, thời điểm xe container di chuyển ngược chiều, có rất nhiều xe khác đang lưu thông, rất may các xe kịp phát hiện và tránh được.
Điều khiển xe đi ngược chiều trên cao tốc là hành vi Luật Giao thông đường bộ, gây bức xúc dư luận. Những tài xế cố tình thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt với số tiền lên tới 17 triệu đồng theo quy định tại Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài bị phạt tiền, tài xế còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 6 tháng.
Video: Mai Phúc Thương
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cấp cứu vì tin lang băm
TS.BS Lê Mạnh Cường, Phó giám đốc BV Y học cổ truyền TƯ cho biết, có tới 60% bệnh nhân mắc trĩ đều đến bệnh viện khám khi đã ở giai đoạn 3, 4, trĩ thò dài ra ngoài. Khi đó bắt buộc phải phẫu thuật.
“Ở giai đoạn nhẹ, người dân thay vì đến bệnh viện thăm khám lại tìm đến các lang băm để chữa. Người đắp, người xông, khỏi chưa thấy đâu nhưng để lại hậu quả nhãn tiền. Tôi khẳng định xông không có hiệu quả, tất cả chỉ là quảng cáo”, BS Cường chia sẻ.
TS.BS Lê Mạnh Cường |
Ông cho biết, mới nhất bệnh viện tiếp nhận một nữ bệnh nhân 68 tuổi, ở Gia Lâm, Hà Nội trong tình trạng toàn bộ hậu môn hoại tử tím đen, bắt buộc phải mổ cấp cứu.
Bệnh nhân cho biết, bị trĩ đã lâu nhưng ngại đi khám. 7 ngày trước đó tìm đến ông lang gần nhà để mua thuốc về đắp nhưng cứ thấy ngày một đau thêm. Đến khi không chịu được mới đến bệnh viện kiểm tra.
BS Cường cho biết, với trường hợp này, việc xử lý rất phức tạp do phần hoại tử lan rộng, nguy cơ biến chứng hẹp hậu môn rất lớn.
Hay có trường hợp nam bệnh nhân đến phòng khám tư phẫu thuật cắt trĩ với lời quảng cáo cắt trĩ không đau. Cắt xong 5 ngày phải vào viện cấp cứu do mất máu sau mổ.
BS Cường khuyến cáo, ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở vùng hậu môn, người dân cần đi khám, việc trì hoãn có thể làm chậm trễ việc phát hiện các bệnh lý ác tính ở vùng hậu môn như ung thư ống hậu môn, ung thư trực tràng, polyp trực tràng... Do những bệnh này cũng có chung dấu hiệu triệu chứng là đại tiện ra máu.
Chưa có phương pháp tiệt căn 100%
BS Cường cho biết, sau chữa trị, bệnh trĩ rất hay tái phát do đến nay nguyên nhân cụ thể chưa xác định được, trong khi các yếu tố nguy cơ quá nhiều như: Tuổi tác, ăn uống, tính chất công việc, thai kỳ...
“Tái phát cũng phụ thuộc phương pháp điều trị, kinh nghiệm của thầy thuốc. Nhưng đến nay chưa có phương pháp nào điều trị tiệt căn 100%. Mỗi phương pháp có tỉ lệ tái phát khác nhau”, BS Cường thông tin.
Trong đó phương pháp ít tái phát nhất là phẫu thuật cổ điển Milligan Morgan, cắt từng búi trĩ.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là để lại nhiều di chứng như hẹp hậu môn, mất tự chủ hậu môn, đau sau mổ kéo dài, cần 4-8 tuần mới liền vết thương.
![]() |
Một bệnh nhân đang điều trị tại BV Y học Cổ truyền TƯ |
Với hẹp hậu môn, có trường hợp không thể đút vừa đầu bút bi, không đại tiện được, khi đó bệnh nhân phải mổ để tạo hình lại.
“Di chứng đáng sợ nhất là mất tự chủ hậu môn. Bình thường có hệ thống cơ đóng giữ, nhưng khi cắt có thể gây tổn thương. Đây là di chứng rất khó khắc phục, phần lớn phải đeo túi hậu môn nhân tạo”, BS Cường chia sẻ.
Với phương pháp mổ truyền thống, bệnh nhân cũng có thể gặp biến chứng chảy máu sau mổ. Nguyên nhân do sẹo hoá chưa hoàn toàn, gây chảy máu thứ phát nhưng nhiều trường hợp chủ quan, không phát hiện sớm.
BS Cường cho biết, từng gặp một nam bệnh nhân 65 tuổi, sau cắt trĩ tại một cơ sở y tế 7 ngày, được chuyển đến BV Y học cổ truyền TƯ cấp cứu trong tình trạng máu chảy ồ ạt qua hậu môn.
Khi đến BV, bệnh nhân hốt hoảng, da xanh nhợt, biểu hiện mất máu cấp. Khi xét nghiệm thấy công thức máu giảm, bệnh nhân được chỉ định truyền cấp cứu 1,5l máu.
“Ngay lập tức chúng tôi mổ cấp cứu, đánh giá tổn thương do hoại tử gốc búi trĩ, gây tổn thương động mạch, chảy máu. Đây là ca rất nặng, 2 tuần sau bệnh nhân mới hồi phục”, BS Cường nhớ lại.
Theo BS Cường, những trường hợp chảy máu ngay sau phẫu thuật tại BV là do kĩ thuật mổ, nhưng những trường hợp chảy máu tại nhà, phần nhiều do không tuân thủ điều trị, không chăm sóc tốt.
Để khắc phục những hạn chế của phương pháp truyền thống, nhiều cơ sở y tế thay thế bằng các thiết bị công nghệ cao như cắt bằng dao siêu âm, dao hàn mạch, cắt bằng sóng radio.
5 năm trở lại đây, Việt Nam áp dụng thêm phương pháp khâu triệt mạch trĩ dưới siêu âm Doppler. Ưu điểm của phương pháp này là phẫu thuật không xâm lấn dựa trên nguyên lý đưa hệ thống siêu âm vào dò động mạch, sau đó khâu lại, không cắt tổ chức.
“Phương pháp này bảo tồn được các đệm hậu môn, ít đau, không chảy máu, vết thương mau liền. Sau vài tiếng, bệnh nhân có thể được ra viện luôn”, BS Cường chia sẻ.
Tuy nhiên BS Cường nhấn mạnh, phẫu thuật cắt trĩ chỉ là một phương pháp trong y học hiện đại, là một mắt xích trong phác đồ điều trị tổng thể.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần hồi phục chức năng hậu môn, điều trị ngăn tái phát bằng các thuốc tây y và các thuốc y học cổ truyền.
Bệnh nhân cũng được khuyến cáo tránh ngồi lâu, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả như diếp cá, khoai lang, đu đủ, chuối...
Do môi trường làm việc căng thẳng, chế độ sinh hoạt đảo lộn nên người thành thị mắc trĩ nhiều hơn nông thôn và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.
" alt="Hoại tử hậu môn vì đắp lá chữa trĩ"/>