Nhận định, soi kèo Ararat
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/00a396702.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Kolkheti Poti, 23h00 ngày 1/4: Tiếp tục cải thiện
Cách xử trí chống phơi nhiễm HIV
Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất là khoảng tháng 10/2021, thời điểm TP.HCM vừa bình thường mới, Bệnh viện Trưng Vương và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tiếp nhận hàng chục ca ngộ độc rượu methanol. Trong đó, 7 trường hợp không qua khỏi.
Phần lớn nạn nhân là lao động nghèo, mua rượu ở các tạp hóa nhỏ về uống cùng bạn bè.
Theo bác sĩ CKII Đặng Ngọc Kim Thanh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ngộ độc methanol trong rượu do chất chuyển hóa của methanol là axit formic, gây rối loạn chuyển hóa và tổn thương nhiều cơ quan. Nạn nhân có triệu chứng nôn ói, nhức đầu, lơ mơ dần rồi hôn mê.
“Bệnh nhân thường nhập viện vào giờ thứ 24 đến 48 sau khi uống rượu. Trong 12 giờ đầu, bệnh nhân chỉ ói mửa, nhức đầu, dễ nhầm với say rượu”, bác sĩ Kim Thanh cho biết.
Tần suất của các ca ngộ độc tại TP.HCM khi đó được cho là bất thường. Bởi lẽ trước đây, ngộ độc methanol – cồn công nghiệp thường ghi nhận ở phía Bắc nhưng nay lại xuất hiện nhiều ở TP.HCM, Đồng Nai hay một số tỉnh Nam bộ khác.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM chia sẻ, việc xác minh của đơn vị gặp khó khăn vì các nạn nhân không ngộ độc ngay lập tức. Khi đoàn kiểm tra đến hiện trường, rượu đã được dọn dẹp hết. Cơ quan chức năng nhận định có độc tính từ methanol dựa trên triệu chứng của bệnh nhân.
“Điều này cũng gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng rượu lẫn cồn công nghiệp đã bắt đầu "Nam tiến”, bà Lan nói.
Các bác sĩ cảnh báo, ngộ độc methanol trong rượu chủ yếu gặp ở các loại rượu rẻ tiền, pha tạp chất, bán cho người lao động nghèo. Bệnh nhân có thể bị mờ hoặc mù mắt vĩnh viễn, tổn thương não, suy thận cấp, diễn tiến tim mạch, xuất huyết não, tử vong.
Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP.HCM, quy định tại các Khoản 1, 2, 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi pha trộn thêm các hóa chất khác vào rượu rồi đem bán gây ra các tình trạng về ngộ độc rượu methanol được xếp vào hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.
Trong trường hợp chưa đến mức bị xử lý hình sự, người vi phạm các quy định về sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Thêm vào đó, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã định nghĩa rằng, rượu là một loại đồ uống có cồn thực phẩm. Do đó, người vi phạm còn có thể bị xử lý về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Khung hình phạt cao nhất đối với với tội danh này là 20 năm tù hoặc chung thân, trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì mức phạt cao nhất lên đến 18.000.000.000 đồng.
Mới đây, ngày 25/7, TAND TP Hà Nội đã xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Quỳnh (sinh năm 1977) mức án 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Đối tượng này đã mua cồn công nghiệp về pha với rượu, bán lấy lời.
Rượu này được Quỳnh bán cho một cửa hàng rồi đến tay người tiêu dùng. Sau khi uống rượu pha cồn, có 3 người tử vong và 9 người khác bị ngộ độc.
Rượu pha cồn công nghiệp 'Nam tiến', liên tiếp ghi nhận ca ngộ độc
Những tín hiệu tích cực của ngành dược Việt Nam cũng đang tương đồng với thế giới. Báo cáo của ReportLinker phát hành vào tháng 3 cho biết thị trường dược phẩm toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ quy mô hơn 1.450 tỷ USD vào năm 2021 lên gần 1.590 tỷ USD vào năm 2022, tương đương tốc độ 9,1%. Có thể nói, triển vọng của cả thị trường dược phẩm trong và ngoài nước là không nhỏ đối với các nhà sản xuất.
Trước đó, vào tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với những thuận lợi này, nếu có chiến lược đầu tư phát triển dài hạn nghiêm túc và bài bản, các doanh nghiệp không chỉ giữ vững thị trường nội địa mà còn tạo đà để hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tại Dược Hậu Giang, công ty luôn nhận thức được sứ mệnh cung cấp các sản phẩm chất lượng cao và an toàn để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Các năm qua, công ty đặt trọng tâm vào các sản phẩm Non Betalactam, và đã cung cấp những sản phẩm có chất lượng vượt trội nằm trong dây chuyền sản xuất theo hệ thống tiêu chuẩn toàn cầu, với phạm vi chủ yếu là thị trường trong nước.
Không dừng lại đó, mới đây nhất, hôm 9/7, công ty đã khởi công xây dựng thêm nhà máy Betalactam mới theo tiêu chuẩn JAPAN/EU-GMP tại tỉnh Hậu Giang. Dự án hứa hẹn mang lại nhiều tác động và đóng góp lớn cho ngành dược, người tiêu dùng và cả người lao động.
Cụ thể, nhà máy Betalactam mới của Dược Hậu Giang sẽ củng cố năng lực cung ứng thuốc nhóm Betalactam nội địa cả về số lượng lẫn chất lượng cho thị trường với giá cả phải chăng. Nhà máy Betalactam được xây dựng trên tổng diện tích dự án khoảng 6ha với thiết kế bao gồm các dây chuyền sản xuất: Dây chuyền viên nén không bao phim; Dây chuyền viên nén bao phim; Dây chuyền viên nang cứng; Dây chuyền thuốc bột pha hỗn dịch uống; Dây chuyền thuốc cốm pha hỗn dịch uống. Nhà máy sẽ sản xuất hơn 70 sản phẩm thuộc 10 dòng sản phẩm chủ lực. Dự kiến, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động vào 2024, nhà máy mới có công suất thiết kế gần gấp đôi nhà máy hiện tại.
“Trong thời gian tới, Dược Hậu Giang tiếp tục nâng cấp dây chuyền sản phẩm Betalactam và nâng cao hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn toàn cầu. Qua đó không chỉ đẩy mạnh thị trường trong nước mà Dược Hậu Giang còn đặt mục tiêu tăng cường hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài”, ông Tomoyuki Kawata, Phó Tổng Phụ trách Sản xuất, Chuỗi Cung ứng và Chuyển giao Công nghệ Dược Hậu Giang, khẳng định.
Không chỉ giúp người tiêu dùng được gia tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm nội địa giá hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng toàn cầu, nhà máy Betalactam mới của Dược Hậu Giang còn là minh chứng cho môi trường đầu tư, mở rộng sản xuất tại tỉnh Hậu Giang. Nhà máy cũng sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tìm kiếm việc làm gia tăng sau đại dịch.
Trong năm 2021, dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Dược Hậu Giang vẫn hoàn thành kế hoạch năm. Những kết quả này phần nào phản ánh định hướng đúng đắn của công ty trong việc nỗ lực đầu tư không ngừng để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các gia đình Việt và nâng tầm phát triển của ngành dược đất nước.
Và nhà máy Betalactam chính là lời khẳng định cụ thể và mới nhất về tinh thần liên tục phát triển, liên tục đổi mới, cải thiện chất lượng sản phẩm của Dược Hậu Giang dành đến nhà đầu tư, thị trường và ngành dược.
Năm 2022, Dược Hậu Giang đặt mục tiêu doanh thu thuần 4.220 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 853 tỷ đồng. Kết thúc quý 2, công ty đã đạt 51,8% về kế hoạch doanh thu và 64,1% về kế hoạch lợi nhuận. Với những kết quả đã đạt được, một lần nữa Dược Hậu Giang đã được Vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2022. Danh sách này xếp hạng từ việc lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất, đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đây cũng là lần thứ 10, công ty đạt vị trí đầy tự hào này.
Doãn Phong
">Dược Hậu Giang củng cố vị thế trên thị trường dược phẩm
Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Leganes, 3h00 ngày 30/3
Ho mạn tính
Một tỷ lệ nhỏ những người bị ung thư tuyến giáp sẽ bị ho mà không có bất cứ triệu chứng đặc biệt nào liên quan tới viêm. Ho do ung thư tuyến giáp không lây và khiến người bệnh bối rối vì thấy mình ho không có sốt và không có đờm.
Nuốt khó
Khi có khối u đủ lớn khiến bạn cảm thấy nuốt hoặc thở khó, đó có thể là dấu hiệu ung thư tiến triển và ác tính cao.
(Theo MSN/SK&ĐS)
">Triệu chứng ung thư tuyến giáp
Theo giấy chứng nhận của Bộ Khoa học & Công nghệ, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số có chức năng tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có trình độ để nghiên cứu và thực hiện các đề tài, dự án trong lĩnh vực CNTT&TT, khoa học máy tính, khoa học vật liệu, điện tử viễn thông, chuyển đổi số, chính phủ số, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Ngoài ra, VIDTI còn có nhiệm vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ, xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, tập huấn, đào tạo và phổ biến kiến thức trong lĩnh vực nghiên cứu của Viện.
![]() |
Trao quyết định thành lập Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI). Ảnh: Trọng Đạt |
Ngay tại lễ ra mắt, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đã cho công bố bộ khung chuyển đổi số ViDX Framework để tư vấn, hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Đây là thành quả của Viện sau một thời gian nghiên cứu, tổng hợp từ nhiều mô hình chuyển đổi số khác nhau và qua thực tế triển khai tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
VIDTI hiện cũng đang nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số trong tổ chức và công cụ để thu thập, xử lý đánh giá dựa trên nền tảng công nghệ số.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Lan - Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số, VIDTI đang nỗ lực trở thành đơn vị đi đầu trong việc tư vấn và nghiên cứu về chính phủ số, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Tham vọng của đơn vị này là kết nối tất cả các nguồn lực về sáng tạo số để cùng giải quyết những bài toán cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Đồng thời, VIDTI mong muốn xây dựng nên một cơ sở dữ liệu lớn cùng hệ sinh thái sáng tạo và chuyển đổi số Việt Nam.
Trọng Đạt
">Thành lập Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số Việt Nam
Ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, nhằm đưa Việt Nam thành quốc gia số ổn định, thịnh vượng, tiên tiến, và xây dựng môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT chia sẻ cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia chương trình “Make in Việt Nam”: “Việt Nam là thị trường có xấp xỉ 100 triệu dân, đang triển khai mạnh mẽ chương trình chuyển đổi số, là thị trường lớn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Việt Nam mong muốn phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), 5G...
![]() |
Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT chia sẻ tại tọa đàm. |
Việt Nam cũng muốn phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI có thể tham gia quá trình này thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, xây dựng hoặc mở rộng nhà máy, xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trong nước. Qua đó sẽ tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cùng phát triển”.
![]() |
Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam tham gia tọa đàm qua hình thức trực tuyến từ Thái Lan. |
Từ góc nhìn doanh nghiệp, ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam, đánh giá cao những hành động tích cực của Chính phủ Việt Nam về chuyển đổi số. Nhờ đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã cố gắng tận dụng cơ hội và đã tìm thấy nhiều cơ hội trong thách thức.
![]() |
Ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc điều hành Công ty NashTech Việt Nam tham gia tọa đàm. |
Nhấn mạnh cơ hội lớn cho doanh nghiệp nước ngoài thuộc các ngành công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn... trong bối cảnh hơn 50 triệu người dân Việt Nam đã và đang sử dụng smartphone, Việt Nam đứng thứ 7 thế giới (năm 2019) về lượt tải ứng dụng từ các thiết bị di động, thanh toán di động tăng nhanh..., ông Nguyễn Hùng Cường, Giám đốc điều hành Công ty NashTech Việt Nam khẳng định: “Thị trường đang chín muồi cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn sang Việt Nam làm ăn”.
Là một nhà đầu tư mới chuẩn bị bước chân vào Việt Nam, ông Ravi Vajpeyi, Giám đốc HCL Việt Nam (một công ty thuộc tập đoàn phần mềm hàng đầu Ấn Độ) cũng nhận định: “Việt Nam là quyết định đúng đắn để đầu tư CNTT. Chính phủ và Bộ TT&TT có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, lại có chiến lược rõ ràng về chuyển đổi số quốc gia”.
![]() |
Ông Ravi Vajpeyi, Giám đốc HCL Việt Nam tham gia buổi tọa đàm từ xa, sau khi vừa bay sang Việt Nam và đang trong một khu cách ly tại Hà Nội. |
Được biết, trước khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, tập đoàn Ấn Độ này đã nghiên cứu rất kỹ về Việt Nam, tham khảo cả nghiên cứu của các bên thứ ba, với mong muốn biến Việt Nam thành một trung tâm trong khu vực ASEAN, phục vụ cả khách hàng toàn cầu.
“Cạnh tranh trong ngành CNTT đang diễn ra khá gay gắt, nhưng tôi tin rằng trong bối cảnh tăng trưởng của ngành CNTT Việt Nam thì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước cũng tạo lợi thế cho doanh nghiệp nước ngoài vì có thể tìm được đối tác phù hợp hơn cho hoạt động đầu tư. Chúng tôi không quan ngại về sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng đã có sự cẩn trọng khi đưa ra quyết định đầu tư tại Việt Nam”, ông Ravi Vajpeyi bộc bạch.
![]() |
Ông Dennis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam – Myanmar – Campuchia và Lào chia sẻ tại buổi tọa đàm. |
Chứng kiến sự tăng trưởng kỳ diệu, thần kỳ của Việt Nam thời gian qua, ông Dennis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam – Myanmar – Campuchia và Lào, không giấu vẻ tự hào khi Ericsson đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 và tích cực chung tay phát triển mạng lưới viễn thông từ 2G, 3G, 4G rồi đến 5G tại quốc gia này.
“Chúng tôi mong tiếp tục được làm việc với các doanh nghiệp sản xuất quy mô quốc tế tại Việt Nam, góp phần vào quá trình chuyển đổi số, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về trung tâm sản xuất. Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ giúp Việt Nam phát triển bền vững, tự tin tham gia thị trường toàn cầu, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, trở thành điểm đến thu hút đầu tư mạnh mẽ”, ông Dennis Brunetti nói.
![]() |
Ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam – Lào và Campuchia chia sẻ tại tọa đàm. |
Đại diện cho một tập đoàn lớn đa quốc gia, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam – Lào và Campuchia, khuyến nghị Việt Nam phải đi lên trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ông Nam cam kết thời gian tới Qualcomm Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng cường hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ công nghệ gốc, bản quyền công nghệ, nền tảng công nghệ để giúp doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các startup, tăng cường năng lực, đưa sản phẩm “Make in Vietnam” ra thị trường thế giới.
Tìm những lợi thế cạnh tranh mới
Thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mới, chủ yếu dựa vào đổi mới sáng tạo, công nghệ mới. Các lợi thế trước đây như lao động chi phí rẻ sẽ mất dần. Các quốc gia phải tạo ra lợi thế cạnh tranh mới như các cơ chế thí điểm sand box, đầu tư nhân lực chất lượng cao...
![]() |
Ông Aurélien Palasse, Giám đốc Ubisoft Việt Nam tham dự buổi tọa đàm từ Đà Nẵng. |
Gợi ý về lợi thế mới cho thị trường Việt Nam, ông Aurélien Palasse, Giám đốc Ubisoft Việt Nam phân tích: Việt Nam gần đây có sự tăng trưởng mạnh về nội dung kỹ thuật số, đặc biệt là những nội dung trên thiết bị di động. Sắp tới, khi thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, sự kết hợp giữa thương mại điện tử với các nội dung số sẽ được tăng cường hơn nữa. Nếu làm tốt việc phát triển các nội dung số trên nền tảng thương mại điện tử, thị trường Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn nữa.
Còn theo Chủ tịch Ericsson Việt Nam – Myanmar – Campuchia và Lào, trong tương lai, Việt Nam phải tăng cường đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ tiên tiến như 5G, IoT... để tạo lợi thế cạnh tranh. Sẽ có tới 70% những công việc lao động chân tay trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất bị thay thế bởi máy móc. Vì vậy phải tìm ra những việc làm mới. Đây là nhiệm vụ của ngành GD&ĐT, sẽ phải tập trung phát triển nhiều hơn các kỹ năng về đổi mới sáng tạo cho học sinh, sinh viên ở trường phổ thông, đại học.
![]() |
Các diễn giả tham dự tọa đàm từ xa qua kết nối Internet. |
Giám đốc điều hành Công ty NashTech Việt Nam ghi nhận tốc độ làm việc và sự cầu thị của các cơ quan chính phủ Việt Nam, đã có thái độ tiếp cận mở với phản hồi, góp ý từ các doanh nghiệp. Đây sẽ là một trong những lợi điểm để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến thị trường Việt Nam.
Liên quan tới câu chuyện này, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Đỗ Công Anh chia sẻ quan điểm của Chính phủ Việt Nam, coi thể chế và công nghệ là động lực cho chuyển đổi số, trong đó, thể chế phải đi trước nếu có thể. Việt Nam sẽ áp dụng phương thức quản lý mới với những mối quan hệ mới phát sinh, với các mô hình kinh doanh mới. Sẽ dần hình thành văn hóa cho thử nghiệm cái mới. Việc thử nghiệm được kiểm soát chặt chẽ khi hành lang pháp lý chưa sẵn sàng.
![]() |
Ông Đỗ Công Anh. |
“Nhiệm vụ của chúng tôi và mỗi ngành nghề là phải xây dựng ra hành lang pháp lý để cho phép thử nghiệm mô hình mới trong lĩnh vực của mình. Đồng thời rà soát lại các văn bản để sẵn sàng đón nhận mô hình mới, công nghệ mới, để tận dụng hiệu quả, tác động tốt của nó tới xã hội”, ông Công Anh nhấn mạnh.
![]() |
Bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm, Phó Giám đốc Ban Xúc tiến đầu tư, UBND TP. Đà Nẵng chia sẻ tại tọa đàm. |
Minh họa bằng câu chuyện thực tế tại địa phương, bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm, Phó Giám đốc Ban Xúc tiến đầu tư, UBND TP. Đà Nẵng, một “địa chỉ đỏ” đang nổi lên như một Silicon của khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á, khẳng định: Đà Nẵng đang có những bước đi chủ động trong làn sóng đầu tư công nghệ số tại Việt Nam. Chính quyền Đà Nẵng đã cố gắng liên tục cập nhật văn bản từ Trung ương đến địa phương, kịp thời điều chỉnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, để sớm trở thành thành phố công nghệ, góp phần tích cực vào hành trình phát triển công nghệ số của Việt Nam. Nếu doanh nghiệp thực sự có năng lực, quyết định mở rộng vốn đầu tư thì chính quyền rất trân trọng và sẵn lòng hỗ trợ tối đa.
Bây giờ hoặc không bao giờ
Tại tọa đàm lần này, các nhà quản lý và doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ý kiến để trả lời câu hỏi “Bây giờ có phải thời điểm tốt để đầu tư vào Việt Nam?”. Tất cả đều thống nhất với quan điểm cho rằng hiện tại đang là thời điểm vàng để đầu tư.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên nhấn mạnh Việt Nam chính là “điểm đến lý tưởng để lựa chọn hiện nay” khi đang là ngôi sao sáng trong bối cảnh u ám của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Các nhà đầu tư, tổ chức quốc tế đều đánh giá Việt Nam là điểm đến hàng đầu để đầu tư nói chung, đầu tư công nghệ số nói riêng.
Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn như: Chính phủ ban hành nhiều chính sách ưu đãi, coi công nghệ số, ICT là lĩnh vực công nghệ cao cần phát triển; Hệ thống chính trị ổn định; Giá cả cạnh tranh; Cơ sở hạ tầng tốt, có nhiều khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao để các nhà đầu tư lựa chọn...
Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA... Các nhà đầu tư sẽ có cơ hội tiếp xúc thị trường khổng lồ nếu đầu tư tại Việt Nam.
![]() |
Các diễn giả tham dự trực tiếp buổi tọa đàm tại Hà Nội. |
Ông Nguyễn Hùng Cường cũng khẳng định đây là thời điểm rất phù hợp để các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Trước kia, các ngân hàng đầu tư rất nhiều cho các dự án CNTT. Nhưng bây giờ kể cả doanh nghiệp nhỏ cũng sẵn sàng đầu tư cho CNTT. Mới đây, có doanh nghiệp nhỏ sẵn sàng đầu tư dự án 1 triệu USD để xây dựng nền tảng kết nối B2C.
Dẫn một dự báo quốc tế cho rằng với quy mô dân số 100 triệu dân, số dân trẻ rất lớn (khoảng 70% dưới 50 tuổi), GDP Việt Nam có thể vượt qua Malaysia, Philippines trong năm nay, ông Cường khuyến nghị các nhà đầu tư nước ngoài càng tới Việt Nam sớm thì càng tốt bởi “thời điểm này là thời điểm vàng, hoặc bây giờ hoặc không bao giờ hết”.
Tiếp nối ý kiến của ông Cường, lãnh đạo Ericsson Việt Nam bày tỏ sự tin tưởng cao hơn: “Không chỉ là chuyện “bây giờ hay không bao giờ” mà là “bây giờ và mãi mãi”. Việt Nam trong tương lai lâu dài sẽ là điểm đến rất lớn cho các nhà đầu tư vì có ổn định chính trị, tầm nhìn dài hạn, chỉ số về làm ăn kinh doanh được cải thiện hàng năm... Chúng tôi mong tiếp tục được đóng góp để Việt Nam trở thành một trong những điểm đến tốt nhất, nếu không phải là điểm đến đầu tư tốt nhất thế giới”.
Để hoạt động đầu tư tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài thêm khởi sắc và gặt hái “nhiều hoa thơm trái ngọt”, Giám đốc điều hành Công ty NashTech Việt Nam đề xuất Việt Nam nên tăng cường các kênh thông tin liên lạc, chia sẻ thông tin với các nhà đầu tư bên ngoài Việt Nam. Thực tế thời gian qua, không ít nhà đầu tư muốn tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam nhưng chưa có nguồn thông tin. Việc để các nhà đầu tư nhìn thấy rồi hiểu và tin môi trường kinh doanh là điều kiện quan trọng để Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn nguồn lực đầu tư từ nước ngoài.
Từ kinh nghiệm thực tiễn phải mất 2 năm mới tuyển đủ số lượng kỹ sư CNTT tại Việt Nam, ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam – Lào và Campuchia bày tỏ mong muốn Việt Nam nên tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu đang tăng rất nhanh, nhất là kỹ sư mobile, nhân lực có kỹ năng xử lý hình ảnh camera, IoT, AI, machine learning... và nhiều lĩnh vực mới khác.
“Nhu cầu nhân lực tăng nhanh quá. Các công ty công nghệ đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam đều đang tuyển không kịp”, ông Thiều Phương Nam nói.
VietNamNet
Thông qua trải nghiệm khủng khiếp của đại dịch Covid-19, thế giới đã trực tiếp biết được công nghệ kỹ thuật số không thể thiếu đối với hoạt động của các nền kinh tế, xã hội và cuộc sống cá nhân.
">Đầu tư nước ngoài vào ICT Việt Nam: Đang là thời điểm vàng
Cô gái mù mắt khi tiêm filler: Spa dính nhiều sai phạm">
Sau khi chết cơ thể chúng ta xảy ra những thay đổi như thế nào?
友情链接