Thắng kiện tạp chí lá cải, công nương Meghan đòi bồi thường "khủng"

Meghan Marke, vợ của Hoàng tử Harry nhận được 450.000 bảng Anh (khoảng 14,5 tỷ VND) sau khi cô giành chiến thắng trong vụ kiện với tờ The Mail.

" />

Chiêm ngưỡng cây cầu 'xoắn quẩy' độc đáo nhất nhì thế giới

Kinh doanh 2025-03-30 17:11:16 746

VietNamNet TV

Thắng kiện tạp chí lá cải, công nương Meghan đòi bồi thường "khủng"

Thắng kiện tạp chí lá cải, công nương Meghan đòi bồi thường "khủng"

Meghan Marke, vợ của Hoàng tử Harry nhận được 450.000 bảng Anh (khoảng 14,5 tỷ VND) sau khi cô giành chiến thắng trong vụ kiện với tờ The Mail.

本文地址:http://jp.tour-time.com/html/005b799523.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại

Là sản phẩm thuốc ho đông dược cao cấp được người tiêu dùng tín nhiệm những năm qua, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh là 1 trong 20 thương hiệu phát triển bền vững quốc gia.

Thẩm định và bình chọn top 20 thương hiệu phát triển bền vững quốc gia là hoạt động do Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, phối hợp với Báo Thương hiệu và công luận tổ chức. Hoạt động nhằm lựa chọn và tôn vinh những thương hiệu sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu, đã khẳng đinh uy tín chất lượng lâu năm, được người tiêu dùng tín nhiệm.

Đây cũng là hoạt động bổ trợ có ý nghĩa cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, tạo uy tín hơn nữa với người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, giúp người tiêu dùng nhận định rõ hơn các thương hiệu uy tín, phân biệt và tránh nhầm lẫn với các sản phẩm làm nhái, làm giả trên thị trường.

{keywords}

20 thương hiệu phát triển bền vững quốc gia được tôn vinh thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực dược phẩm, được đánh giá là thành tựu kế thừa và phát triển y học cổ truyền Việt Nam trong thời đại mới, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh của công ty Dược phẩm Hoa Linh đã được vinh danh giải thưởng này.

Bảo Thanh là nhãn hiệu thuốc ho bổ phế, ra đời năm 2006, được nghiên cứu, phát triển từ phương thuốc cổ truyền (sửa thành bài thuốc cổ phương) Xuyên bối tỳ bà cao có lịch sử hơn 300 năm. Thuốc được sản xuất trong nhà máy đạt các tiêu chuẩn thực hành tốt của tổ chức y tế thế giới (GMP - WHO), được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào, tới quy trình sản xuất, (sửa thành . Vì vậy,) thuốc có chất lượng tốt và luôn ổn định.

Trong những năm qua, thuốc ho bổ phế Bảo Thanh đã trở thành thuốc thiết yếu trong tủ thuốc của nhiều gia đình, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Thuốc phát huy tác dụng vừa bổ (bổ phế), vừa tả (trị ho, hóa đờm), theo nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền, nên cải thiện bệnh từ gốc.

Sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn là thuốc ho bổ phế được tin dùng số 1 trong nhiều năm. Đặc biệt, năm 2014, Bảo Thanh được Bộ y tế trao tặng giải thưởng Ngôi sao thuốc Việt nhằm tôn vinh thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt.

Top 20 thương hiệu phát triển bền vững quốc gia lần này tiếp tục đóng góp vào thành tựu đạt được của nhãn hiệu, đồng thời khẳng định hơn nữa giá trị cốt lõi: Uy tín chất lượng làm nên sự phát triển bền vững của nhãn hiệu và sự thịnh vượng của doanh nghiệp.

Doãn Phong

">

Bảo Thanh

 

Huawei đang tập trung vun đắp cho đám mây, bộ phận vẫn có quyền tiếp cận chip của Mỹ, để bảo toàn sự sống.

Mảng điện toán đám mây của Huawei xếp sau Alibaba và Tencent nhưng phát triển khá nhanh. Đầu năm nay, nó để lại dấu ấn không thua kém mảng smartphone và thiết bị viễn thông của Huawei.

Theo nguồn tin của Financial Times, mảng đám mây là chìa khóa để Huawei ổn định thị trường nội địa do Bắc Kinh đang tăng cường hỗ trợ công ty thông qua các hợp đồng công.

Một số người thạo tin tiết lộ Huawei đặt mục tiêu cung cấp nhiều giải pháp và sản phẩm đám mây với chất lượng tốt hơn để bù đắp cho tình trạng gián đoạn nguồn cung chip smartphone và viễn thông.

Huawei cần thay đổi mục tiêu vì triển vọng smartphone và sản phẩm điện tử tiêu dùng khác của hãng trở nên "vô vọng" sau khi Mỹ ban lệnh cắt đứt khả năng mua bán chip di động. Bộ phận tiêu dùng đóng góp tới một nửa doanh thu 122 tỷ USD năm 2019.

Trong khi đó, nhà cung ứng thiết bị bán dẫn cần thiết cho đám mây vẫn được phép bán hàng cho Huawei. Linh kiện khác cũng có sẵn trên thị trường tự do. Năm 2019, Intel ký hợp đồng bán CPU dùng trong máy chủ Huawei.

Sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách cấm vận thương mại, hàng trăm doanh nghiệp Mỹ đổ xô xin giấy phép bán hàng tạm thời. Bất chấp Mỹ ra thêm nhiều hạn chế kể từ năm ngoái, các giấy phép này vẫn còn hiệu lực. Quan chức Bộ Thương mại Mỹ xác nhận lệnh cấm không có tác dụng với các giấy phép cấp trước ngày 17/8.

Năm ngoái, giấy phép chủ yếu tập trung vào thiết kế chip và phần mềm vì toàn ngành không ngờ được Washington sẽ đánh vào toàn bộ chuỗi cung ứng, bao gồm cả sản xuất. Dù vật, một số hãng, trong đó có Intel, vẫn xin được giấy phép riêng và có thể cung ứng chip cho Huawei. Nhờ đó, Huawei sẽ dùng chip Intel để thay thế cho Kunpeng và Ascend, hai CPU đám mây mà công ty tự phát triển dựa trên thiết kế từ ARM, vốn không còn được sản xuất vì lệnh cấm của Mỹ.

Các linh kiện khác như mạch tích hợp để quản lý điện năng, memory chip... có thể mua qua các công ty thương mại khác như WPG, nhà phân phối linh kiện bán dẫn lớn nhất châu Á.

Du Lam (Theo FT)

Huawei: Con tốt trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung

Huawei: Con tốt trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung

Là gã khổng lồ 5G và smartphone, Huawei từng sống như một ông hoàng. Song, gần đây, hãng nhận thấy mình giống như quân cờ trong cuộc chơi quyền lực vĩ đại giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới.  

">

Huawei lên 'đám mây' để tìm đường sống

Nhận định, soi kèo BKMA Yerevan vs West Armenia, 19h00 ngày 27/3: Cơ hội chiến thắng

{keywords}Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và Lãnh đạo Tập đoàn VNPT nhấn nút khai trương Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Phú Thọ.

Thành  quả nổi bật trong 05 năm hợp tác

Sau 05 năm hợp tác chặt chẽ, có thể thấy rằng, quá trình ứng dụng Viễn thông – CNTT ở Phú Thọ đã đi vào thực chất, hiệu quả, đem lại những chuyển biến tích cực cho công tác chỉ đạo, điều hành, góp phần hiện đại hóa nền hành chính công của tỉnh. Đặc biệt năm 2020, với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ phối hợp chặt chẽ của Tập đoàn VNPT đã đẩy nhanh công tác xây dựng chính phủ điện tử của tỉnh, xếp hạng chính quyền điện tử của tỉnh tăng 8 bậc trong 2 năm 2018-2019, xếp thứ 11/63 tỉnh thành phố, góp phần đưa Phú Thọ xếp thứ 20/63 tỉnh/tp về chỉ số cải cách hành chính.

Trong 5 năm qua, hạ tầng viễn thông - CNTT tỉnh Phú Thọ đã có nhiều đổi mới. Đến nay đã hoàn thành triển khai cáp quang, mạng di động 3G, 4G đến 100% các xã trong tỉnh. Mạng diện rộng của tỉnh được thiết lập, kết nối các cơ quan của tỉnh, của huyện, hiện đang triển khai tới các xã để đảm bảo ứng dụng trong chính quyền điện tử, vận hành ổn định, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Về ứng dụng trong phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, UBND tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Tập đoàn VNPT triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh bao gồm hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành trong các cơ quan nhà nước của tỉnh. Phần mềm đảm bảo kết nối liên thông cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. 100% các Sở, Ban, Ngành, các huyện, thành thị thực hiện gửi nhận văn bản tích hợp chữ ký số.

Tính đến tháng 8/2020, tổng số văn bản gửi và nhận qua hệ thống là hơn 615.000 văn bản, tổng số văn bản gửi đi và phát hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia là hơn 152.000 văn bản. Hệ thống một cửa điện tử tích hợp dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai đồng bộ, thống nhất liên thông đến 100% các cơ quan nhà nước và cả 3 cấp được kết nối liên thông tới cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống cung cấp trực tuyến 1.542 dịch vụ công mức 3, đạt 79%; 527 dịch vụ mức 4, đạt 27%. Đến tháng 8/2020 hệ thống tiếp nhận 150.000 hồ sơ, thực hiện giải quyết 145.000 hồ sơ đạt tỷ lệ 96% hồ sơ được xử lý trước hạn.

Hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh được triển khai đảm bảo kết nối liên thông với các hệ thống thông tin của trung ương và địa phương. Hệ thống truyền hình trực tuyến được đầu tư đồng bộ với 243 điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã đáp ứng được việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trên môi trường điện tử; Trang thông tin điện tử được nâng cấp đáp ứng yêu cầu nghị định 43 của Chính phủ, thông tin được cập nhật kịp thời, chính xác từ công tác chỉ đạo điều hành các cấp chính quyền, hỗ trợ thông tin đến người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó VNPT cũng hỗ trợ triển khai các ứng dụng chuyên ngành trong thời gian qua. Cụ thể, VNPT đã phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo Phú Thọ triển khai hệ thống quản lý giáo dục và Sổ liên lạc điện tử, với Sở Y tế triển khai hệ thống truyền hình trực tuyến, phần mềm khám chữa bệnh, phối hợp với bảo hiểm xã hội tỉnh cung cấp dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng...

Trung tâm điều hành thông tin tỉnh Phú Thọ (IOC) là hệ thống nền tảng cốt lõi trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh của tỉnh Phú Thọ và được VNPT triển khai xây dựng từ ngày 20/2/2020. Sau hơn 6 tháng triển khai, đến nay Trung tâm IOC đã được xây dựng hoàn thiện với 9 hệ thống chức năng chính: Hệ thống giám sát chỉ tiêu kinh tế - xã hội; hệ thống giám sát dịch vụ hành chính công; hệ thống giám sát xử lý văn bản điện tử; hệ thống giám sát chỉ tiêu thống kê; hệ thống y tế; hệ thống giáo dục; hệ thống giám sát thông tin mạng xã hội; hệ thống giám sát môi trường; hệ thống camera an ninh và giao thông.

Phát biểu tại lễ khai trương IOC được tổ chức sáng ngày 30/8/2020, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ Bùi Minh Châu đánh giá cao sự phối hợp giữa Tập đoàn VNPT với UBND tỉnh Phú Thọ trong việc triển khai xây dựng Trung tâm IOC. Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu yêu cầu, ngay sau khi Trung tâm IOC hoạt động chính thức, các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị khai thác, áp dụng hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển KTXH, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

{keywords}
Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược về VT&CNTT giai đoạn 2020 – 2025 giữa  UBND tỉnh Phú Thọ và Tập đoàn VNPT.

Đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử

Những năm gần đây, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang hết sức chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của chính quyền, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử. Tập đoàn VNPT đã và đang tham gia rất tích cực vào các quá trình này và được Chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương tin tưởng, giao nhiều nhiệm vụ và trọng trách lớn.

Trong phát triển Chính phủ điện tử, VNPT đã được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ và đã hoàn thành việc xây dựng Trục liên thông văn bản Quốc gia; Cổng dịch vụ công Quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia. Đây đều là các hệ thống quan trọng góp phần xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực đô thị thông minh, Tập đoàn VNPT cũng đang là đơn vị đi đầu trong việc tư vấn, xây dựng và triển khai các giải pháp cho các UBND tỉnh/TP với việc đã tư vấn, xây dựng các chiến lược và triển khai các giải pháp đô thị thông minh cho hơn 28 tỉnh/TP.

Trong quá trình đồng hành với nhiều địa phương trong cả nước để xây dựng chính phủ điện tử, lãnh đạo VNPT nhận ra rằng, các địa phương đi đầu thì đều có sự chỉ đạo sát sao của tập thể lãnh đạo Tỉnh. Cụ thể như ở Phú Thọ, tập thể Lãnh đạo tỉnh đều rất quyết tâm, đồng lòng trong việc thúc đẩy triển khai các ứng dụng số nhằm đưa Tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương đi đầu trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động điều hành. Điều này chắc chắn sẽ tiếp tục mang lại nhiều giá trị hơn cho xã hội, người dân và doanh nghiệp, qua đó giữ vững, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới nâng cao hơn nữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và chỉ số ICT Index.

Nếu như 05 hợp tác vừa qua giữa UBND tỉnh Phú Thọ và Tập đoàn VNPT chủ yếu tập trung vào triển khai phát triển hạ tầng VT-CNTT cho Tỉnh, thì thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2020 - 2025 sẽ mở rộng thêm trên nhiều lĩnh vực mới. Đó là hợp tác xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh, chuyển đổi số. Các giải pháp được này sẽ phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ và điều kiện đặc thù, mức độ phát triển của địa phương.

Phát biểu tại lễ khai trương IOC tỉnh Phú Thọ ngày 30/8/2020, Chủ tịch Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long nhấn mạnh, với sự quyết tâm của lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ và nguồn lực, kinh nghiệm của VNPT, lãnh đạo Tập đoàn có niềm tin sâu sắc vào sự thành công của Tỉnh trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số tại Phú Thọ. Tập đoàn VNPT mong muồn sẽ được tiếp tục đồng hành cùng với tỉnh Phú Thọ trong việc xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, chuyển đổi số tại tỉnh phù hợp với định hướng của Chính phủ và điều kiện đặc thù, mức độ phát triển của địa phương.

Chủ tịch Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long Tập đoàn VNPT cũng cam kếtvới lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục huy động đội ngũ cán bộ, chuyên gia tốt nhất, bắt tay ngay vào việc triển khai thực hiện các kế hoạch đã được thống nhất để đảm bảo việc hợp tác giữa hai bên hiệu quả, thiết thực.

Phương Dung

">

Những thay đổi vượt bậc trong xây dựng chính phủ điện tử tại Phú Thọ trong 05 năm qua

Những ngày qua, sự việc chủ quán nướng Hiền Thiện (TP Bắc Ninh) bắt nữ thực khách quỳ gối để nhục mạ, phát trực tiếp trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.

Chủ quán này sau đó bị Công an TP Bắc Ninh khởi tố bị can, bắt tạm giam về hành vi Làm nhục người khác. Chính quyền địa phương cũng xử phạt người đàn ông số tiền 30,5 triệu đồng vì vi phạm về an toàn thực phẩm.

Hành động truyền nội dung trên Internet được tạo ra để người được tham gia, tương tác, giao lưu với các streamer. Tuy nhiên, việc nhiều cá nhân tìm mọi cách để có được nội dung độc, lạ, giật gân trên sóng trực tiếp, dù làm ảnh hưởng tới người khác hay vi phạm pháp luật, khiến trào lưu này trở nên lệch lạc.

Nhiều trường hợp livestream nội dung không phù hợp và không đúng lúc, đúng chỗ mang lại “cái kết đắng”.

Lạm dụng

Theo The Ludlow Group, giống hầu hết phương tiện truyền thông xã hội đang tồn tại, livestream cho thấy nhiều mặt trái.

Ai cũng có thể phát trực tiếp chỉ bằng một nút nhấn. Tuy nhiên, khi không hiểu rõ quyền và nghĩa vụ khi thực hiện các video này, người livestream có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tháng 2 năm ngoái, một gia đình bị phạt 5,5 triệu đồng vì thản nhiên trải bạt trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai ăn uống và livestream trên mạng xã hội. Chủ xe sau đó cũng bị tước bằng lái 2 tháng.

Tháng 12/2017, nhóm 10 thanh niên ở huyện Phù Ninh (Phú Thọ) bị công an bắt giữ vì dùng hung khí tự chế lên nút giao IC8 cao tốc Nội Bài - Lào Cai để chặn xe tải, taxi, xe khách nhằm xin tiền. Trước đó, nhóm này phát trực tiếp hành động cướp trắng trợn với lời lẽ khiêu khích và xem thường pháp luật.

bat khach quy goi xin loi de livestream anh 1
bat khach quy goi xin loi de livestream anh 2

Nhiều cá nhân tìm mọi cách để có được nội dung độc, lạ, giật gân trên sóng trực tiếp, dù làm ảnh hưởng tới người khác hay vi phạm pháp luật. Ảnh cắt từ clip.

Đáng sợ hơn, nhiều người có ý đồ xấu còn sử dụng tính năng livestream như phương tiện để truyền đi nội dung đen tối như hành hung, cưỡng hiếp, giết người và tự tử trong thời gian thực.

Tháng 4/2016, một người đàn ông ở Thái Lan phát trực tiếp cảnh giết con gái thông qua Facebook, trước khi tắt camera và tự kết liễu mạng sống.

Cùng năm đó, sự việc Marina Alexeevna Lonina (khi đó 18 tuổi, ở bang Ohio, Mỹ) sử dụng Periscope - ứng dụng phát video trực tiếp của Mỹ - để livestream vụ cưỡng hiếp một người bạn cũng khiến dư luận kinh hoàng.

Người bào chữa cho Lonina nói rằng cô quay phim để ghi lại bằng chứng phạm tội. Tuy nhiên, công tố viên Ron O'Brien lại có cách giải thích khác với CNNMoney: “Cô ta bị cuốn vào những lượt like ảo trên mạng”.

Sau vụ việc này, Ari Ezra Waldman - chuyên gia luật và công nghệ, giảng viên Đại học Northeastern (Mỹ) - bình luận: “Xâm phạm quyền riêng tư của ai đó thông qua việc lạm dụng công nghệ không phải điều mới”.

Khi còn là giáo sư luật tại Trường Luật New York, Waldman từng thành lập Tyler Clementi Institute for CyberSafety - chương trình cung cấp sự giáo dục và tiếp cận pháp lý cho các nạn nhân bị quấy rối trên Internet.

Theo Waldman, tên chương trình được đặt theo một sinh viên - người đã tự tử vào năm 2010, khi mới 18 tuổi, sau khi bị bạn cùng phòng lén livestream cảnh nạn nhân quan hệ tình dục với một người đàn ông khác.

Waldman nhận định vụ án của Lonina “khiến chúng ta ớn lạnh vì ai đó có thể thản nhiên phát trực tiếp một vụ cưỡng hiếp thay vì làm gì đó để ngăn chặn. Hành động này cho thấy sự coi thường mạng sống của người khác”.

bat khach quy goi xin loi de livestream anh 3

Tính chất tức thời và không thể đoán trước của livestream khiến việc kiểm soát loại hình truyền đạt thông tin trực tiếp này gần như là không thể. Ảnh: Facebook.

Lonina đã livestrream cảnh cưỡng hiếp 8-10 phút, trước khi đội ngũ kiểm duyệt của Periscope phát hiện và gỡ bỏ nội dung này.

Một phát ngôn viên của Twitch - ứng dụng livestream của Mỹ - nói với CNNMoney rằng tất cả nền tảng phát trực tiếp đều gặp bất lực trong việc kiểm duyệt nội dung phản cảm, bạo lực.

Các công ty chủ yếu dựa vào báo cáo từ người dùng và đội ngũ kiểm duyệt nội bộ để loại bỏ, gắn cờ nội dung không phù hợp hoặc bất hợp pháp. Tuy nhiên, hành động này chưa bao giờ hiệu quả bởi tính chất tức thời và không thể đoán trước của livestream.

Mối nguy cho trẻ em

Theo nhiều chuyên gia, phát trực tiếp trên các nền tảng truyền thông xã hội hiện là một trong những loại hoạt động gây nghiện trên Internet. Trong đó, trẻ em đang dành nhiều thời gian để quay phim, xem và chia sẻ các clip ngắn.

Nhóm này cũng dễ trở thành đối tượng bị tổn thương, ảnh hưởng xấu bởi các nội dung spam, lừa đảo, bạo lực, khiêu dâm trên sóng livestream.

Cybertip.ca, một bộ phận của Trung tâm Bảo vệ Trẻ em Canada, gần đây cho biết có sự gia tăng 57% báo cáo về việc người lớn liên hệ với trẻ em 8-12 tuổi để gạ gẫm tham gia các hoạt động tình dục thông qua luồng phát trực tiếp.

Catherine Tabak, giám đốc chương trình của Cybertip.ca, cảnh báo người lớn đang sử dụng nhiều ứng dụng hoặc trò chơi có tính năng livestream để nhắm mục tiêu đến trẻ nhỏ.

Từ đó, trung tâm đưa ra khuyến cáo cho các bậc cha mẹ và người giám hộ của trẻ nhỏ để đảm bảo con em họ được an toàn trong môi trường online.

Theo đó, phụ huynh cần nói chuyện với con về những rủi ro khi phát trực tiếp, đồng thời giúp chúng cài đặt quyền riêng tư để có thể phê duyệt hoặc từ chối người theo dõi, hạn chế đối tượng xem nội dung. Người lớn thậm chí có thể tắt Wi-Fi để ngăn trẻ em livestream vào ban đêm.

Bên cạnh đó, Tabak cho biết điều quan trọng là trẻ em nên biết chúng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu khi gặp ai đó khiến chúng cảm thấy không thoải mái khi online.

bat khach quy goi xin loi de livestream anh 4
Người lớn đang sử dụng nhiều ứng dụng hoặc trò chơi có tính năng livestream để nhắm mục tiêu đến trẻ nhỏ. Ảnh: Chicago Sun-Times.

Năm ngoái, một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Bắc Kinh (Trung Quốc) chỉ ra các bậc phụ huynh nên giám sát, hạn chế hoạt động truy cập Internet của con cái, thanh thiếu niên dưới 14 tuổi, đặc biệt là việc quay phim và theo dõi các video phát trực tiếp.

Lý giải việc trẻ em yêu thích livestream, nhóm nghiên cứu trích dẫn câu chuyện một cậu bé 12 tuổi nói rằng cha mẹ rất nghiêm khắc, hiếm khi cho phép em chơi bên ngoài. Tuy nhiên, thông qua phát trực tiếp, cậu bé này có thể cập nhật xu hướng và chơi các trò chơi online khiến bản thân cảm thấy được kết nối với bạn bè.

Nhóm tác giả khuyên phụ huynh dành nhiều thời gian chất lượng hơn cho con cái, đảm bảo chúng có trải nghiệm phong phú và hài lòng với cuộc sống bên ngoài. Điều này giúp ngăn chặn việc trẻ em tìm kiếm hạnh phúc ngắn hạn trong thế giới ảo, mà về lâu dài có thể dẫn đến chứng nghiện Internet.

Trung tâm nghiên cứu và trợ giúp pháp lý cho trẻ em Bắc Kinh đề nghị chính quyền tăng cường nỗ lực để ngăn chặn trẻ em chưa đủ tuổi đăng ký vào các nền tảng phát trực tiếp. Ngoài ra, theo đơn vị này, các doanh nghiệp Internet cũng cần đưa ra biện pháp để ngăn chặn trẻ em sử dụng tài khoản của cha mẹ.

(Theo Zing)

Trung Quốc chính thức công nhận bán hàng livestream là một nghề

Trung Quốc chính thức công nhận bán hàng livestream là một nghề

Trung Quốc vừa công bố danh sách nghề nghiệp mới được công nhận, trong đó bán hàng qua livestream và kỹ sư blockchain.

">

Mối nguy khi livestream

友情链接