Cục An toàn thông tin,địachỉIPcủacơquantổchứcnhànướcnằmtrongmạngmáytíkhoa pug có bao nhiêu bitcoin Bộ TT&TT cho biết, cơ quan này đã giao Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) hỗ trợ 13 doanh nghiệp có giải pháp phòng chống mã độc thực hiện kết nối chia sẻ thông tin về mã độc giữa các hệ thống kỹ thuật.
Tính đến hết tháng 7, đã có 83 đơn vị gồm 62 tỉnh, thành phố và 21 bộ, ngành triển khai giải pháp phòng chống mã độc tập trung và kết nối chia sẻ thông tin về mã độc với hệ thống của NCSC.
Qua kết nối chia sẻ dữ liệu về mã độc từ 83 đơn vị, trong tháng 7, hệ thống kỹ thuật của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã ghi nhận 73/83 đơn vị có kết nối thường xuyên, 62/73 đơn vị có chia sẻ về hệ điều hành các máy.
Thông tin về tình hình lây nhiễm mã độc trên cả nước, Cục An toàn thông tin cho hay, trong tháng 7 hệ thống kỹ thuật của Cục đã ghi nhận 652.221 địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng botnet (mạng lưới các thiết bị máy tính bị cài mã độc và chiếm quyền điều khiển, được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công mạng, còn được gọi là mạng máy tính ma - PV), giảm 7,48% so với tháng 6. Trong đó, có 175 địa chỉ IP của cơ quan, tổ chức nhà nước, gồm 18 địa chỉ IP cấp bộ, ngành và 157 địa chỉ IP của địa phương.
Trong 7 tháng đầu năm nay, mỗi tháng có hơn 760.000 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet. (Ảnh minh họa: Krebsonsecurity). |
Thống kê của Cục An toàn thông tin chỉ ra rằng, 7 tháng đầu năm 2022, trong 7.624 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, số sự cố tấn công cài mã độc vẫn nhiều hơn cả, với 4.703 sự cố, chiếm hơn 61,6% và gấp tới 4,3 lần số cuộc tấn công thay đổi giao diện. Từ đầu năm đến nay, mỗi tháng có hơn 760.000 địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet.
Gần đây, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc và hứng chịu các cuộc tấn công mạng thuộc nhóm cao trên thế giới. Mức độ sử dụng máy tính và các thiết bị thông minh tại Việt Nam tăng mạnh chính là môi trường lý tưởng để mã độc bùng phát và lây lan mạnh.
Một nguyên nhân của tình trạng trên là nhiều người dùng tại Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng phần mềm không bản quyền, không được cập nhật thường xuyên. Theo một khảo sát của Bkav hồi tháng 12/2021, chỉ khoảng 10% máy tính đang sử dụng tại Việt Nam được trang bị phần mềm diệt virus có khả năng tự động cập nhật và sự hỗ trợ từ nhà sản xuất.
Các chuyên gia đã dự báo năm 2022 các cuộc tấn công bằng mã độc vẫn gia tăng, đặc biệt là mã độc mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc (ransomware). Người sử dụng cần trang bị ngay phần mềm diệt virus có khả năng tự động cập nhật cho máy tính. Với ransomware, người dùng được khuyến nghị cần phòng vệ một cách chủ động, thiết lập các biện pháp bảo vệ an toàn cho dữ liệu và cần có cơ chế sao lưu định kỳ.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, để đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, Cục An toàn thông tin đã xác định một trong những những nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức các chiến dịch rà quét, xử lý bóc gỡ mã độc trên toàn quốc.
Vân Anh
Theo dự đoán của các chuyên gia Fortinet, tội phạm mạng đang tìm cách để tối đa cơ hội từ biên mạng 5G đến hệ thống mạng lõi, ví điện tử, nhà riêng của người dùng và thậm chí cả kết nối Internet vệ tinh trong không gian.