Người phụ nữ nắm giữ 230.000 đồng Bitcoin
Theườiphụnữnắmgiữđồkết quả bóng đá hôm nayo Finance Feeds, thông tin được tiết lộ trong đơn tố cáo của các nhà đầu tư OneCoin sau khi dự án này tan rã. Đây là loại tiền mã hóa hoạt động theo mô hình đa cấp được tạo ra bởi Ignatova, cùng anh trai Konstantin Ignatov và Sebastian Greenwood.
Cụ thể, "nữ hoàng tiền số" Ignatova đã thực hiện một trong những giao dịch Bitcoin lớn nhất lịch sử. Năm 2015, bà được Sheikh Al Qassimi, thành viên thuộc gia đình hoàng gia ở Dubai (UAE) giao 4 ổ USB chứa 230.000 đồng Bitcoin. Chúng trị giá khoảng 50 triệu USD vào thời điểm ấy, nhưng hiện tại đã tăng lên gần 10 tỷ USD.
"Nữ hoàng tiền số" được cho đang nắm giữ khoảng 230.000 đồng Bitcoin. Ảnh: The Times. |
Bên cạnh 230.000 đồng Bitcoin, đơn tố cáo khẳng định Ignatova đang giữ lượng tiền mặt khoảng 500 triệu USD, cùng nhiều loại tài sản trị giá khoảng 1 tỷ USD. Một số tài sản được đứng tên bởi các cộng sự của bà tại OneCoin.
Được ra mắt vào năm 2016, OneCoin là loại tiền mã hóa hoạt động theo hình thức đa cấp. Khi giới thiệu OneCoin, Ignatova khẳng định đây sẽ là loại tiền số mạnh nhất thế giới, soán ngôi các loại coin đứng đầu như Bitcoin.
Những lời lẽ "có cánh" của Ignatova khiến nhiều người đổ xô đầu tư OneCoin. Tuy nhiên, Ignatova bỏ trốn vào năm 2017 với khoản tiền khổng lồ từ nhà đầu tư. Tung tích của "nữ hoàng tiền số" đến nay vẫn chưa được tìm thấy.
Theo Dechained, các công tố viên Mỹ ước tính số tiền đầu tư cho OneCoin có thể lên đến 4 tỷ USD. OneCoin và "nữ hoàng tiền số" Ignatova được xếp vào một trong những vụ lừa đảo lớn nhất thế giới. Bà cũng dính vào vụ lừa đảo đa cấp BigCoin, bị tuyên 14 tháng tù treo tại Đức.
Sheikh Al Qassimi, người giao 4 ổ USB chứa 230.000 đồng Bitcoin cho Ignatova là con trai của Faisal bin Sultan Al Qassimi, một trong những tỷ phú giàu nhất UAE. Sheikh Al Qassimi được cho đã giúp Ignatova lấy hộ chiếu ngoại giao để đến UAE.
Ignatova nắm giữ khoảng 230.000 đồng Bitcoin, nhưng không rõ đã bán hết hay chưa, do tính ẩn danh của loại tiền mã hóa này khi giao dịch.
"Cơ quan quản lý dường như chưa nắm được thực tế rằng mục đích của các loại tiền mã hóa là tạo điều kiện như những tên tội phạm như Ruja Ignatova. Không phải ngẫu nhiên mà cô ta được hưởng lợi từ 'bong bóng' Bitcoin.
Người hưởng lợi từ Bitcoin rõ ràng có mục đích xấu: tội phạm có tổ chức, kẻ rửa tiền và thao túng thị trường, trong khi những người bình thường liên tục bị lừa gạt, tấn công và lợi dụng", Tiến sĩ Jonathan Levy, luật sư của nguyên đơn đề xuất việc tạo ra quỹ trợ cấp cho nạn nhân bị lừa đảo bởi các dự án tiền mã hóa nếu không thể cấm hoàn toàn.
(Theo Zing)
Người tự nhận là Satoshi Nakamoto đang đòi lại 111.000 đồng Bitcoin
Người tự nhận tạo ra Bitcoin vừa nộp đơn kiện lên tòa án Anh để đòi lại số tiền mã hóa bị mất do quên mật khẩu.