您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Talleres Cordoba vs Sao Paulo, 07h30 ngày 3/4: Níu chân nhau
NEWS2025-04-06 14:56:17【Thể thao】0人已围观
简介 Linh Lê - 02/04/2025 08:12 Nhận định bóng đá đọc báo bóng đáđọc báo bóng đá、、
很赞哦!(19494)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Benfica vs Farense, 2h15 ngày 3/4: Đẳng cấp lên tiếng
- Tập truyện phim tái hiện 60 ngày đêm thấy 'hoa trên chiến luỹ' tại Thủ đô
- Người phụ nữ Việt trên báo Singapore
- 'Bông hồng cá tính' Nikkie cao 1,8m nổi bật tại Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Nữ Slovenia vs Nữ Thổ Nhĩ Kỳ, 21h30 ngày 4/4: Chiến thắng thứ 3
- Vui lên nào anh em ơi tập 8: Bộ ba bạn thân khởi nghiệp thành công?
- Phan Đăng Nhật Minh chạm điểm số kỷ lục 16 năm của Đường lên đỉnh Olympia
- Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM mở rộng đào tạo liên kết quốc tế
- Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Muangthong United, 18h00 ngày 2/4: Đếm ngày rời xa
- Sự thật về lăn kim
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Olimpija vs Beltinci, 21h00 ngày 3/4: Cửa trên đáng tin
-Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa có văn bản yêu cầu lát vỉa hè, bó vỉa bằng vật liệu tự nhiên, có kết cấu bền vững đảm bảo sử dụng 50-70 năm.
Ngày 7/9, Sở Xây Dựng Hà Nội đã tổ chức cuộc họp về việc sản xuất và cung cấp vật liệu lát hè trên địa bàn. Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng, hiện nay tại Hà Nội nhiều giai đoạn cải tạo, nâng cấp, vật liệu lát hè được sử dụng phổ biến là gạch block tự chèn, tiếp đó là gạch bê tông xi măng và gạch Terazzo. Bó ô trồng cây chủ yếu xây bằng gạch chỉ không trát. Tuy nhiên thực tế nhiều tuyến phố hiện nay đang xuống cấp gây ảnh hưởng đến việc đi lại an toàn của người đi bộ và cảnh quan, văn minh đô thị.
12 quận nội thành Hà Nội không chấp nhận dùng các loại gạch kém chất lượng như trước đây mà chủ yếu dùng đá tự nhiên (Ảnh minh họa).
Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do nhiều nhà sản xuất cung cấp vật liệu lát hè nêu trên sử dụng công nghệ sản xuất chế tạo khác nhau, chất lượng không đồng đều. Nền hè chưa đảm bảo chất lượng do thiếu sót trong công tác quản lý chất lượng, nghiệm thu vật tư, vật liệu và giám sát thi công các chủ đầu tư…
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: “Tại nhiều tuyến phố, gạch lát được vài tháng là bắt đầu mất màu và xuất hiện hiện tượng rỗ mặt. Kết quả, sau vài cơn mưa là bám rêu mốc, không an toàn và mất mỹ quan đô thị. Khả năng chịu tải rất kém, xe tải nhẹ cỡ 1 tấn leo lên là vỡ hết gạch. Độ bền cũng ở mức thấp, gạch lát loại tốt nhất cũng chỉ 3-4 năm là phải thay, dẫn tới tình trạng lấp xuống, đào lên liên tục gây nhiều bức xúc”.
Theo Sở Xây dựng, để đảm bảo tính đồng bộ, văn minh và sử dụng lâu bền các công trình hạ tầng, ngày 23/4/2016, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các dự án hạ tầng trên địa bàn thành phố phải thiết kế đồng bộ hào kỹ thuật hạ ngầm đường dây, cáp điện lực, viễn thông, cấp nước… Trong đó, yêu cầu vật liệu lát vỉa hè, bó vỉa là vật liệu tự nhiên, kết cấu bền vững đảm bảo sử dụng 50-70 năm.
Đối với các diện tích đất không đảm bảo kích thước hình học theo quy định, phải thu hồi ngay, không để tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” sau khi hoàn thành dự án…
Cũng theo Sở Xây dựng, thực hiện chỉ đạo của thành phố, Sở đã có văn bản gửi tới các đơn vị sản xuất, cung cấp vật liệu lát hè trên địa bàn thành phố đề nghị xây dựng phương án sản xuất phù hợp với quy định hiện hành. Sở Xây dựng cũng đã 2 lần mời các doanh nghiệp tới làm việc để truyền tải thông điệp trên của thành phố, đề nghị doanh nghiệp hợp tác với Hà Nội, chuyển đổi mô hình sản xuất, cung cấp các loại vật liệu mới cho thành phố. Được biết, giá thành lát đá vỉa hè dưới 500.000 đồng/m2.
“Trước mắt, tại 12 quận nội thành, thành phố sẽ không chấp nhận dùng các loại gạch kém chất lượng như trước đây mà chủ yếu dùng đá tự nhiên. Quy định này cũng sẽ giúp chấm dứt tình trạng các chủ đầu tư dự án hạ tầng trên địa bàn Hà Nội mạnh ai nấy làm, mỗi tuyến phố một kiểu gạch lát hè. Doanh nghiệp cung cấp vật liệu lát hè phù hợp sẽ được Sở Xây dựng công nhận, niêm yết giá công khai để các chủ đầu tư lựa chọn”, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.
Hồng Khanh
">Hà Nội: Lát vỉa hè bằng đá tự nhiên có tuổi thọ 70 năm
Đây là điều hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh xã hội, thời tiết... biến động rối ren như hiện nay. Hơn nữa, không ai có thể lường trước được điều gì. Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy đến đối với bất cứ ai.
Sau đây là vài trường hợp khẩn cấp mà các lớp học ở Mỹ diễn tập nhiều nhất.
Bản đồ do học sinh tự vẽ Phòng cháy (Fire drill)
Khi diễn tập phòng cháy hoặc khi nghe chuông báo cháy, giáo viên sẽ đóng tất cả cửa sổ và cửa ra vào, để thùng rác của lớp ra ngoài cửa coi như báo hiệu lớp mình không còn ở trong phòng. Sau đó, dẫn các em xếp hàng trật tự ra ngoài, đến địa điểm tập kết cách trường ít nhất 300m.
Thường mỗi trường có 3-4 địa điểm tập kết khác nhau xung quanh, tùy quy mô và địa hình của trường. Các em luôn luôn được nhắc phải đi nhanh nhưng vẫn theo hàng lối, không chạy xô đẩy nhau.
Khi dắt lớp ra ngoài, giáo viên mang theo một bao/tệp thư mục giấy trong đó có một tờ giấy/biển báo màu xanh, một tờ giấy/biển báo màu đỏ, danh sách lớp, tờ hướng dẫn thủ tục diễn tập phòng cháy, sơ đồ thoát hiểm.
Khi ra đến chỗ tập kết, cả lớp sẽ quay đầu lại, mặt hướng về phía trường. Giáo viên đếm xem có đủ học sinh không. Nếu đủ sẽ giơ biển màu xanh. Nếu thiếu giơ biển màu đỏ.
Thường sẽ thiếu trong trường hợp học sinh đi học theo nhóm ở lớp khác hoặc đang ở trong thư viện, phòng y tá, nhà vệ sinh. Cũng có trường hợp thiếu do cán bộ văn phòng trường cố tình giữ lại để xem giáo viên chủ nhiệm có sát sao nắm tình hình và sĩ số lớp trong trường hợp khẩn cấp hay không.
Giáo viên giao biển cho bạn đứng đầu hàng giơ lên. Nếu có biển màu đỏ, cô giáo phụ trách khu vực tập kết đó sẽ gọi điện đàm báo cho văn phòng/cô hiệu trưởng/hiệu phó. Người nghe điện đàm sẽ báo lại là học sinh đó đang ở khu vực nào, với ai.
Mỗi cuộc diễn tập kéo dài 5-7 phút. Phải đợi có tín hiệu tất cả an toàn (all clear) mới được vào lại trường.
Trường nào cũng bắt buộc phải diễn tập mỗi tháng một lần. Các em bé ở độ tuổi nhà trẻ trở lên, ngoài biết phải làm theo quy định, thủ tục diễn tập phòng cháy thế nào, các em còn thuộc nằm lòng câu "Stop, drop and roll" - tức là khi có cháy phải "Dừng ngay mọi hoạt động, nằm xuống và lăn".
Các em còn có cơ hội học kỹ về phòng cháy chữa cháy qua những chuyến tham quan đến trạm cứu hỏa trong vùng, qua các buổi nói chuyện; và nhất là ngày hội nghề nghiệp - khi có xe cứu hỏa và lính cứu hỏa (và cảnh sát cùng nhiều người làm những nghề khác) đến thăm trường, giới thiệu về nghề nghiệp cho các em.
Các em còn biết ở nhà phải có những biện pháp phòng cháy chữa cháy thế nào, có thiết bị gì, hỏi ai, liên hệ ai khi thiết bị hỏng.
Khóa chặt (Lockdown drill)
Tình huống khóa chặt này có 3 mức độ. Trường học chỉ diễn tập cấp độ 3, cấp độ nguy hiểm nhất, 3 tháng một lần.
Khi có tình huống xảy ra ở cấp độ 1 và 2, chủ yếu chỉ có ban giám hiệu tham gia xử lý. Nếu tình huống thay đổi thành cấp độ 3, sẽ có chuông báo (từng hồi ngắn, ngắt quãng, khác với chuông báo cháy hồi dài vang liên tục) rồi thầy trò cứ theo nội quy mà tiến hành.
Cấp độ 1: khóa cửa, theo dõi việc di chuyển của học sinh. Học sinh và cô giáo ở trong khu vực trường, vẫn dạy và học như bình thường. Che rèm để hạn chế tầm nhìn từ bên ngoài. Những tình huống cần khóa chặt cấp độ 1 là khi có mối đe dọa ở phía ngoài trường, như tội phạm trốn chạy chẳng hạn.
Cấp độ 2: khóa cửa, mở rèm, ở nguyên trong lớp. Vẫn tiến hành dạy và học. Không gọi lên văn phòng, trừ trường hợp khẩn cấp. Đây là khi có tình huống đe dọa ở trong trường, như học sinh hay phụ huynh cáu giận quá mức.
Cấp độ 3: ngay lập tức khóa cửa ra vào, tắt đèn, mở rèm cửa sổ để có tầm nhìn ra ngoài. Giữ im lặng tuyệt đối, giáo viên cùng học sinh đi xa khỏi cửa sổ và cửa ra vào. Thường cô trò ngồi áp vào phía trong tường hoặc chui dưới gầm bàn to, trốn sau dãy bàn, ghế, tránh tầm nhìn từ bên ngoài vào. Trường hợp này là khi mối đe dọa ở phía trong trường, có vũ khí.
Lốc xoáy (Tornado drill)
Đóng tất cả cửa sổ, dẫn các em ra hành lang, cách xa cửa sổ và cửa ra vào. Xếp hàng ngang theo từng lớp, các em nằm gập người, lấy tay che đầu . Cô giáo đi lại giám sát các em. Có tín hiệu người thông báo an toàn mới vào lại lớp.
Học sinh diễn tập lốc xoáy Động đất (Earthquake drill)
Khi diễn tập động đất, các em tuân theo nguyên tắc drop, cover and hold on - thụp, che, và đợi. Thu mình xuống thấp, nhỏ lại, thấp dưới mặt bàn; che đầu, cổ và mặt, quay lưng lại cửa sổ. Đợi ít nhất sau một phút mới có thể có tín hiệu báo an toàn.
Những tình huống khẩn cấp khác (Other evacuations and emergencies)
Những trường hợp khác có thể là trẻ mất tích, bị bắt cóc, có người lạ đột nhập... Những tình huống này các em không diễn tập mà cô giáo chủ động giúp các em phòng chống bằng cách dạy nội quy, dạy những nguyên tắc an toàn như không đưa thông tin cá nhân cho người lạ, biết chỉ đường về nhà.
Khi học về kỹ năng bản đồ, tôi dạy các em kỹ năng đọc và vẽ bản đồ, chỉ đường, miêu tả đường đi... Các em cũng phải thuộc số điện thoại của bố me, ông bà, thuộc địa chỉ nhà.
Những năm qua, các loại diễn tập mà tôi cùng học sinh làm thường xuyên nhất là phòng cháy, khóa kín và lốc xoáy. Cũng có khi phải thực hành các tình huống ấy thật rồi, nhưng rất hãn hữu, chỉ hai ba lần trong vòng 5 năm qua.
Bài viết được trích trong cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà của Thạc sĩ giáo dục Đinh Thu Hồng.
Chị Đinh Thu Hồng hiện định cư và làm giáo viên tại Mỹ. Cuối năm 2015, chị đã lập page Học kiểu Mỹ tại nhà, với mong mỏi chia sẻ những kiến thức, trải nghiệm, phương pháp của một trong những nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới tới các phụ huynh 4.0 của Việt Nam.
Cuốn Học kiểu Mỹ tại nhà là tập hợp tương đối đầy đủ, hệ thống về các mảng của giáo dục tiểu học Hoa Kỳ. Mỗi mảng đều có giải thích cặn kẽ kèm ví dụ minh họa sinh động cũng như nguồn tài liệu dồi dào để giáo viên, phụ huynh có thể đồng hành cùng con em mình. Cuốn sách cũng mang đến cho độc giả cái nhìn trực quan về nhiều vấn đề khác nhau trong giáo dục tại nhà và ở trường.
Đinh Thu Hồng
Chánh án Toà tối cao Mỹ mong các con "gặp xui xẻo và đau khổ"
Ông John Roberts, Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, nói đau khổ có thể khiến con người trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta giữ được bình tĩnh.
">Người Mỹ dạy học sinh tiểu học ứng phó tình huống khẩn cấp như thế nào?
- Thấy bố mẹ và các hộ nông dân ở địa phương phải sử dụng nguồn phân bón đắt tiền, em Trần Hoàng Quân (sinh năm 1999) đã sáng tạo ra loại phân bón tự chế đơn giản, thân thiện môi trường và tiết kiệm chi phí từ cây dã quỳ.
Thành quả từ đề tài “Sử dụng cây dã quỳ làm phân bón và thuốc phòng trừ sâu hại trên cây cải xanh và cải ngồng” của nam sinh Trường THPT Trường Chinh (tỉnh Gia Lai) nhận được rất nhiều hưởng ứng của bà con địa phương bởi quy trình sản xuất đơn giản và giá thành tương đối rẻ. Cùng đó là hiệu quả về năng suất cao hơn thấy rõ so với các loại phân hữu cơ khác từ 10-20%.
Em Trần Hoàng Quân ( lớp 12 Trường THPT Trường Chinh, tỉnh Gia Lai) là một trong những học sinh tiêu biểu toàn quốc năm học 2015-2016. Quân chia sẻ: “Tại địa phương em, nguồn phân chuồng không sẵn có trong khi phân hữu cơ có giá thành rất cao nên em nghĩ đến việc tìm một nguồn phân bón khác có thể đem lại hiệu quả, năng suất tương tự với giá thành rẻ hơn”.
Qua nắm bắt thông tin nhiều kênh, có cả từ những bài báo quốc tế, Quân xác định hướng đi cho ý tưởng của mình từ cây dã quỳ vừa có những đặc tính phù hợp.
Quân chọn dã quỳ mà không phải một loại cây nào khác, bởi em nhận thấy ở địa bàn Tây Nguyên, đây là một loại cây phổ biến, phân bố rất rộng và có lượng sinh khối lớn, giàu dinh dưỡng cho cây. Vì vậy nếu thành công thì mọi người dân ai cũng đều có thể tự chế ra và sử dụng đại trà.
Nghĩ là làm, Quân lên kế hoạch khảo sát công thức trồng rau cũng như kinh nghiệm hiện có của các hộ gia đình. Thách thức lớn nhất với Quân là khó có thể lần mò vào tới tận các thôn, làng vùng sâu bởi địa hình Tây Nguyên đường sá đi lại rất khó khăn. Trong khi đó việc nghiên cứu và thống kê, khảo sát cần làm thường xuyên. Để khắc phục, Quân bèn nghĩ ra cách nhờ trực tiếp bạn bè ở nơi mà đồng bào trồng rau theo hình thức tự nhiên, không bón phân để lấy mẫu phân tích.
Trong quá trình tiến hành phân tích, Quân chủ động liên hệ các giáo viên bộ môn để nhờ giải thích và tư vấn trực tiếp. “Giáo viên dạy Sinh học giúp em giải thích về khoa học. Ngoài ra em cũng cần tới sự hỗ trợ của giáo viên tiếng Anh để tham khảo thêm các tư liệu nước ngoài có thông tin về cây dã quỳ bởi có những từ ngữ chuyên ngành em không thể dịch nổi”, Quân kể.
Tuy nhiên để đi đến thành công, Quân còn phải đối mặt với những trở ngại không tưởng khác, nổi bật là việc phải “rào kỹ canh gà”. “Khi em gieo hạt trồng cải, xung quanh nhà có hộ nuôi gà, rào không kỹ thì chỉ cần gà chui vào phá là coi như hỏng lần đó”.
Cứ thế, hằng ngày, Quân tỉ mẩn ghi lại vào một cuốn sổ để thống kê số hạt nảy mầm. Sau một thời gian cho thấy, với việc bón phân dã quỳ, tỷ lệ nảy mầm từ hạt đạt 80-90%, cao hơn nhiều so với các loại phân bón khác với tỷ lệ chỉ 60-70%.
Sau 7 tháng từ khi lên ý tưởng, sản phẩm mà Quân thu được đem lại hiệu quả, năng suất cao hơn hẳn so với các nguồn phân chuồng khác. Quân cho biết, nếu chỉ tính trồng rau trên 1ha, nếu sử dụng phân bón từ dã quỳ sẽ tiết kiệm hơn so với việc sử dụng phân chuồng tới 10 triệu đồng.
Sản phẩm của Quân được công nhận về cơ sở khoa học khi đạt được giải Nhì ở cả hai cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và ở khu vực phía Nam. Những thành tích này cũng giúp em trở thành một trong những học sinh tiêu biểu của năm học 2015-2016 vừa được Bộ GD-ĐT tuyên dương ngày 19/10 mới đây.
Quân cho biết em sẽ tiếp tục phát triển loại phân bón này tuy nhiên không với mục đích kinh doanh. Thay vào đó em hướng đến việc cung cấp công thức trực tiếp để mọi người dân có thể dùng đại trà.
“Sau khi tiến hành thu hái dã quỳ, cắt ngắn thành các đoạn 3-5 cm, rồi trộn với chế phẩm vi sinh Trichoderma Achacomix theo tỷ lệ nhất định và ủ lên men là trong vòng 2 tuần để tạo ra phân bón. Với quy mô nhỏ có thể tiến hành trong thùng xốp, quy mô lớn thì có thể đào hố rồi dùng bạt đậy lại”, Quân nói về công thức làm phân bón.
Hiện, Quân đã nhờ bạn bè và người thân tuyên truyền với các hộ dân trồng rau. Đặc biệt, ở huyện Chư Sê hiện nay hầu hết mọi người đều sử dụng loại phân bón này của em. “Với sản phẩm này em hy vọng có thể giúp người dân tận dụng phân bón vào trong sản xuất mà không cần đến các phân hóa học độc hại khác”, 9X nói.
Với cây dã quỳ, Quân còn chế ra thuốc hạn chế, ngăn ngừa sâu bệnh nhưng không gây độc hại. Sau khi tách chiết cây dã quỳ, cho ra một loại thuốc nồng và đắng khiến sâu hại khó chịu và rời cây giống.
Thanh Hùng
">9X sáng chế ra phân bón hiệu quả cao, giá thành rẻ từ cây dã quỳ
Nhận định, soi kèo Nữ Georgia vs Nữ Malta, 22h00 ngày 4/4: Đối thủ kị rơ
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 324/TB-VPCP ngày 3/12/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về các vấn đề Đại biểu Quốc hội chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, liên quan tới việc đổi mới, sắp xếp, nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập cả về đầu mối trường lớp, số lượng, chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý theo tinh thần Nghị quyết 19; biên chế giáo viên, chế độ phụ cấp đối với giáo viên vùng cao; chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Biên chế và tiền lương giáo viên đang là vấn đề được quan tâm. Ảnh minh họa: Thanh Hùng Về việc rà soát, sửa đổi các văn bản quy định theo thẩm quyền của Bộ GD-ĐT liên quan đến việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên, Phó Thủ tướng yêu cầu: Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan khẩn trương, rà soát để sửa đổi các Thông tư số: 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ GD-ĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, trong các trường tiểu học công lập, các trường trung học cơ sở công lập, các trường trung học phổ thông công lập cho phù hợp với các quy định tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm công bằng; không có sự chênh lệch quá lớn về chức trách, nhiệm vụ giữa các hạng chức danh nghề nghiệp, nhất là về tiêu chuẩn đạo đức.
Về biên chế đội ngũ giáo viên, Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát biên chế đội ngũ giáo viên, xây dựng và đề xuất lộ trình sắp xếp, tinh giản biên chế phù hợp với yêu cầu thực tiễn và bảo đảm nguyên tắc “ở đâu có học sinh thì phải có giáo viên”. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Tình trạng thiếu giáo viên theo thống kê của Bộ GD-ĐT vào tháng 8/2021 Về giải quyết một số vấn đề còn tồn tại về giáo viên hợp đồng, giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát, đề xuất giải pháp phù hợp đối với những trường hợp chưa chấm dứt hợp đồng lao động, đã có thời gian giảng dạy, cống hiến, trong đó lưu ý giải quyết số giáo viên này theo lộ trình, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học thuộc thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông, Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8589/VPCP-KGVX ngày 24/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến Đại biểu Quốc hội đối với việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Thu Hằng
Bộ GD-ĐT nói về hướng xếp lương mới cho giáo viên
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết Bộ đang nghiên cứu sửa các thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo hướng có lợi nhất cho giáo viên.
">Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về các vấn đề bổ nhiệm, xếp lương giáo viên
Tọa đàm nhằm phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống, công tác Đoàn - Hội - Đội và phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong nhà trường. Từ đó, tiếp tục đưa ra các giải pháp đồng bộ triển khai hiệu quả các hoạt động trong thời gian tới.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung đánh giá, phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường học. Đồng thời, trao đổi, thảo luận để xây dựng, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triên toàn diện năng lực của học sinh, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới và xu hướng hội nhập hiện nay.
Đối với công tác phối hợp Đoàn, Hội, Đội, các ý kiến đã đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong công tác phối hợp giữa ngành giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động Đoàn, Hội, Đội, cũng như giải pháp cho công tác phối hợp trong những năm tiếp theo.
Về sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội, các ý kiến thống nhất để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên đạt kết quả cao nhất thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cả 3 bên. Tuy nhiên, hiện nay, ở một số địa phương, mối quan hệ phối hợp này chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hiệu quả. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa tôn trọng các biện pháp giáo dục của cơ sở giáo dục, vẫn còn tâm lý “khoán trắng” con em cho nhà trường, thầy cô.
Một số ý kiến cho rằng, cần phải xác định rõ ràng vai trò của gia đình và gắn chặt hơn trong công tác giáo dục học sinh. Cùng đó, phương pháp và công tác phối hợp trong giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh cần thay đổi để phù hợp với sự phát triển của công nghệ, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Tìm giải pháp nâng chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, công tác giáo dục đạo đức, lối sống kỹ năng sống cho thế hệ trẻ luôn được nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm. Thứ trưởng lưu ý, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, công tác Đoàn, Hội, Đội và phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong thời gian tới cần có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD-ĐT, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các Sở GD-ĐT, các tỉnh, thành Đoàn và các chuyên gia, các nhà trường và phụ huynh.
Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, công tác Đoàn, Hội, Đội và phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội, các nhà trường cần tập trung nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh và các lực lượng khác trong nhà trường; cần xây dựng kế hoạch hoạt động cũng như phối hợp cụ thể theo từng năm học. Ngoài ra, để giáo dục kỹ năng sống thực sự có hiệu quả và đạt chất lượng cần phải tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc, cơ chế chính sách cho đội ngũ cán bộ giáo viên, tổng phụ trách Đoàn, Đội.
Thứ trưởng đề nghị, trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh về giáo dục kỹ năng sống, công tác Đoàn, Hội, Đội và phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong trường học. Trong đó, chú trọng công tác tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên tổng phụ trách Đoàn, Đội trong các cơ sở giáo dục.
Hải Nguyên
Hoạt động ngày Tết nên làm để trẻ không 'chúi đầu' vào điện thoại
Cha mẹ có thể tận dụng quãng thời gian nghỉ Tết để đồng hành cùng con thông qua các hoạt động vui chơi, trải nghiệm học tập. Đây sẽ là một học kỳ thực tế và hiệu quả thay vì chỉ để trẻ “chúi đầu” vào smartphone.
">Tìm giải pháp nâng chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Những lời này được trích từ bức thư của một người cha gửi tới con gái trước ngưỡng cửa đại học. Người cha này là Wu Hui, Phó giáo sư tại Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH Tài chính và Kinh tế Giang Tây). Con gái ông tên Wu Yang, hiện là sinh viên năm 2, Trường ĐH Lâm nghiệp Tây Nam.
Bức thư gồm 9 điều răn dạy không chỉ khiến hàng triệu phụ huynh xúc động mà còn được Bộ Giáo dục nước này đăng tải rộng rãi.
Dưới đây là bức thư của ông Wu Hui.
Wu Hui và con gái hiện là sinh viên năm 2, Trường ĐH Lâm nghiệp Tây Nam
Mới ngày nào con còn bi bô học nói trước sân nhà. Vậy mà giờ đây, con đã trở thành cô gái 18 tuổi xinh đẹp. Chưa bao giờ con rời khỏi nhà kể từ lúc sinh ra. Vì vậy, bố luôn lo lắng việc con tự chăm sóc bản thân mình ra sao.
Con nói rằng con không muốn học đại học ở quê nhà. Bố hiểu và luôn khuyến khích con bay thật xa. Con ghét bị dạy dỗ, nhưng bố buộc phải nói với con vài lời.
Lòng tốt không thể để trong lòng
Để trở thành một người có đạo đức, trước hết con phải biết thực hành và lòng tốt không thể để trong lòng. Bố hiểu tâm lý những người trẻ tuổi luôn quan tâm đến cái nhìn của người khác về mình và e ngại bộc lộ lòng tốt.
Nhưng con gái à, thế giới sẽ tốt hơn vì những nỗ lực của con. Một điều tốt không tồn tại sự ích kỷ, lo lắng hay sợ xấu hổ. Bố đã nhận được sự ưu ái của người khác từ những việc bố làm. Bố mong con cũng hiểu được đạo lý của việc phụng dưỡng xã hội.
Chọn nghề mình thích chứ không dùng tiêu chuẩn lợi ích để đo lường
Đừng quan tâm đến chuyện lợi ích để lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Chọn nghề phải dựa vào sự yêu thích. Nếu con không đủ yêu, mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa. Tiêu chuẩn hứng thú sẽ cho sự ổn định, còn tiêu chuẩn lợi ích sẽ không được lâu dài.
Con hãy nhớ rằng, chọn những gì mình yêu thích, làm điều gì con đam mê sẽ khiến con hạnh phúc và cuộc sống sẽ có chất lượng cao hơn.
Kiến thức sẽ làm cuộc sống có nhiều lựa chọn
Hiện nay vẫn còn tồn tại một số quan điểm “Học nhiều cũng vô dụng”. Nhưng con gái à, trường hợp ít học mà vẫn thành công là rất hiếm hoi. Chỉ cần làm một thống kê đơn giản, con cũng sẽ thấy sự tương quan giữa kiến thức và thu nhập.
Kiến thức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống như sở thích, tầm nhìn, giá trị một con người… Tất cả những điều này con không thể mua được bằng tiền bạc.
Hãy lựa chọn đọc sách kinh điển
Khác biệt lớn nhất giữa một trường đại học và một trường trung học là sự tự do. Bố hi vọng con không phung phí thời gian mà tận dụng sự tự do hiếm có này để đọc thêm sách.
Bố muốn nhấn mạnh điều này bởi hiện nay nhiều người trẻ không thích đọc sách. Họ dành nhiều thời gian đi mua sắm, chơi game hay buôn chuyện. Nhưng con gái à, sau này khi bước chân đi làm con sẽ biết, thật khó để dành thời gian nghiền ngẫm một cuốn sách.
Việc chọn sách hay cũng rất khó khăn. Một cuốn sách thực sự có hại nếu nội dung tầm thường và thiếu suy nghĩ. Việc chọn sách cũng như tìm một người bạn vậy, phải kiểm tra thật kỹ và biết phân biệt tốt xấu.
Cách đơn giản nhất là con hãy đọc những cuốn sách kinh điển. Đó là những sản phẩm đã được lựa chọn qua thời gian.
Không dựa vào quan hệ, hãy dựa vào chính mình
Bố là một người bướng bỉnh, không thích nhờ vả và cũng hiếm khi hỏi người khác. Bố từng được đề nghị chuyển từ trường tiểu học sang trung học để dạy, đó là vì thầy hiệu trưởng cảm thấy bố có trình độ.
Sau đó, trường quận tuyển 6 giáo viên, bố đã giành vị trí thứ ba nhưng không được chấp nhận. Không sao cả, bố không nhờ người khác. Sang năm thứ hai, bố lại được nhận vào trường đại học.
Bố không phụ thuộc vào mối quan hệ mà dựa vào sự cạnh tranh của chính mình. Mặc dù rất khó khăn nhưng nhờ vậy, bố đã giành được sự tôn trọng của người khác.
Con phải biết rằng một người nếu không muốn sống cuộc sống thấp kém, anh ta cần phải có vốn kiến thức để người khác phải ngước nhìn mình. Do vậy, con phải biết nắm bắt cơ hội để cải thiện bản thân, đối mặt với cuộc đời đầy giông bão và gặp những thử thách của cuộc đời.
Đẹp bên ngoài, nhưng nét đẹp bên trong cũng rất quan trọng
Vẻ đẹp của trái tim là điều tuyệt vời nhất ở một cô gái. Mọi người cần biết cách tự hoàn thiện bản thân. Bố không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên không thể dạy con được. Tuy nhiên, con có thể chọn cho mình những bộ quần áo đẹp, nói chuyện và cư xử nhẹ nhàng…, ắt sẽ được mọi người yêu quý.
Hơn hết, con cần phải biết trau dồi kiến thức. Kiến thức là một loại “mỹ phẩm” tốt nhất sẽ khiến con trở nên hấp dẫn. Đây là điểm thu hút không thể thiếu theo năm tháng.
Tình yêu đích thực là sâu sắc chứ không nông cạn, ích kỷ và tham lam
Bố luôn hi vọng con có thể tìm cho mình một người phù hợp và khiến con hạnh phúc. Nhưng con hãy nhớ rằng tình yêu đích thực là sâu sắc chứ không nông cạn, và cũng không có chỗ cho sự ích kỷ, tham lam.
Con có thể nghĩ về anh ta, nhưng đừng làm phiền hay giới hạn. Tình yêu có thể khiến người ta làm đủ thứ ngu ngốc mà chính mình cũng không biết. Một cô gái cần có sự độc lập, biết giữ mình trong sạch. Quyết định của tình yêu cũng phải nghiêm túc chứ không phải cảm xúc nhất thời. Nếu người bạn trai con chọn thực sự nghiêm túc, bố sẽ chúc phúc cho con.
Hãy giúp đỡ mọi người nếu có thể
Trường đại học vừa là nơi học tập, cũng vừa là nơi để kết bạn. Một cuộc sống hạnh phúc không phụ thuộc vào sự giàu có của tiền bạc mà phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội.
Mọi người trên thế giới đều xứng đáng với sự quan tâm của con. Có những người quan tâm đến con ở khắp mọi nơi, con sẽ cảm thấy thế giới tràn ngập ánh nắng và trái tim con như một cơn gió xuân.
Bố hy vọng rằng, con hãy giúp đỡ mọi người nếu có thể, bởi bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm.
Đừng luôn cảm thấy vẫn còn sớm để bắt đầu điều gì
Thời gian là công bằng nhất, bởi một ngày của mỗi người đều có 24 giờ. Thời gian cũng dễ có nhất nhưng nó cũng ít được trân trọng nhất. Chúng ta đều nói rằng phải bù đắp thời gian của mình, nhưng thời gian qua đi không thể lấy lại. Đừng bao giờ cảm thấy mình vẫn còn trẻ để bắt đầu điều gì đó.
Có một câu nói rằng: "Tôi thấy một cậu thiếu niên cưỡi con ngựa gỗ, nháy mắt đã bạc đầu". Thời gian của sinh viên đại học xoay quanh các hoạt động ngoại khóa và mạng xã hội.
Nhưng nhiều hoạt động ngoại khóa quá sẽ làm lãng phí thời gian, còn mạng xã hội tuy thuận tiện nhưng cũng dễ hỏng việc. Máy tính và điện thoại di động giúp con giữ liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng cũng khiến con luôn bị làm phiền bởi thế giới bên ngoài.
Con gái, bố có nói cả ngàn lời cũng không bằng con luyện tập. Bố không thể dạy con mọi thứ, cũng không thể đi cùng con cả đời. Thời gian trôi qua, cuộc sống vẫn xoay chuyển không dừng lại. Bố mong rằng những lời này sẽ có ích với con.
Hãy hạnh phúc và hạnh phúc bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào con muốn. Nếu con khỏe mạnh, bố cũng sẽ hạnh phúc.
Thúy Nga (Theo Jinghua)
Xúc động lời phê trong sổ liên lạc của thầy giáo Sài Gòn
Mới đây, một phụ huynh Trường THPT Lê Quý Đôn đã chia sẻ trên mạng xã hội hình ảnh những lời phê rất “có tâm” từ thầy chủ nhiệm Nguyễn Viết Đăng Du.
">Bức thư xúc động bố gửi con gái trước khi vào đại học