TheộTNMTPhấnđấunămtrởthànhngànhtàinguyênvàmôitrườngsốbảng xếp hạng champions leagueo ông Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục CNTT và Dữ liệu tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường (Bộ TNMT), thời gian tới, Bộ sẽ thúc đẩy ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0, định hướng chuyển đổi số ngành, phấn đấu đến năm 2025 là ngành tài nguyên và môi trường số. (Ảnh Internet) |
Theo ông Hà, trong thời gian qua, Cục đã trình Bộ trưởng ban hành 2 thông tư về Chính phủ điện tử và 10 quyết định liên quan đến các mảng của Chính phủ điện tử, góp phần thể chế hoá quy chuẩn, tiêu chuẩn chung ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Bộ TN&MT cũng đi đầu trong việc thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi nhận văn bản điện tử khi quy chuẩn đã được chuẩn hoá xử lý từ khâu lập hồ sơ, văn bản trình lên các cấp. Hiện tại, Bộ TN&MT đã triển khai cơ bản đạt 98% số lượng văn bản là văn bản điện tử và ký số, từ người trình, soạn thảo, kiểm soát cho đến ban hành. “Bộ đã hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo thẩm quyền, dù khối lượng hồ sơ tài liệu là rất lớn. 100% thủ tục hành chính được thực hiện trên môi trường trực tuyến, trong đó dịch vụ mức độ 4 chiếm khoảng 30%”, ông Hà chia sẻ thêm.
Cuối cùng, Bộ TN&MT đã ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành TN&MT phiên bản 2.0 và từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu chuyên ngành.
Để đạt được những kết quả trên, ông Hà cho rằng, nguyên nhân đầu tiên đến từ vai trò quyết định của người đứng đầu trong việc quán triệt chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn khi thực hiện Chính phủ điện tử. Cụ thể, trong các buổi giao ban theo tháng, quý, năm, Bộ TN&MT đều có báo cáo riêng về Chính phủ điện tử, đánh giá từng đơn vị trực thuộc. Đồng thời, lãnh đạo của Bộ TN&MT thường xuyên có chỉ đạo sát sao, kiên quyết không nhận hồ sơ giấy, chỉ nhận hồ sơ điện tử trên hệ thống.