Lei Jun,ốccóxứngvớigiátrịtỷipswich town đấu với man utd sáng lập kiêm CEO Xiaomi, năm 2015 từng tuyên bố: “Sứ mệnh của Xiaomi là thay đổi cái nhìn của thế giới về các sản phẩm Trung Quốc”. Dù không còn là startup giá trị nhất thế giới, giá trị 45 tỷ USD của Xiaomi vẫn là một biểu tượng tạo cảm hứng không nhỏ, tới mức Xiaomi còn đưa nó vào các catalogue sản phẩm của mình.
Vì sao Xiaomi được định giá 45 tỷ USD?
Giá trị của “hạt gạo nhỏ” không được ước định dựa trên sức mạnh của điện thoại. Các nhà đầu tư đánh giá Xiaomi cao hơn FedEx hay Delta Air Lines là bởi lời hứa hẹn có thể tạo ra mạng lưới sản phẩm, dịch vụ và tạo ra doanh thu tương tự hệ sinh thái của Apple, không chỉ tại Trung Quốc mà trên toàn thế giới.
Ý tưởng về hệ sinh thái Xiaomi thậm chí còn tham vọng hơn cả Apple. Nhà sản xuất iPhone tập trung vào các dịch vụ như iTunes và bộ máy tính bảng, máy tính, điện thoại, trong khi Xiaomi lại hướng đến vạn vật kết nối (Internet of Things). Công ty hi vọng ngày nào đó bạn có thể điều khiển máy lọc nước Xiaomi, máy lọc không khí Xiaomi, đèn LED Xiaomi chỉ bằng vài lần bấm trên di động. Kể cả khi kết quả kinh doanh gây thất vọng, quan chức và nhà đầu tư vẫn cho rằng đó chỉ là chút trắc trở trên đường tới đích. Richard Ji, nhà đầu tư mạo hiểm và cựu chuyên gia công nghệ Morgan Stanley, người dẫn đầu vòng gọi vốn lớn vào Xiaomi năm 2014, bình luận: “Xét về xây dựng hệ sinh thái và bành trướng quốc tế, Xiaomi vẫn đang trong bước khởi đầu”.
Đặt cược vào hệ sinh thái cũng là đặt cược vào vài xu hướng chuyển dịch: sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, sự xuất hiện của các thiết bị giá rẻ vào Internet of Things, khả năng thâm nhập thị trường châu Âu và Mỹ của các công ty tiêu dùng Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Xiaomi dần tăng trưởng chậm lại, bắt đầu nổi lên những ngờ vực liệu một startup không có công nghệ mới của riêng mình hay có thành công nào khoác ngoài smartphone có thể cho ra đời một hệ sinh thái gần đến đẳng cấp của Apple hay Google không. “Tôi cho rằng các bánh xe đang chao đảo”, Duncan Clark, cố vấn ban đầu của gã khổng lồ TMĐT Alibaba, đánh giá.
Lãnh đạo Xiaomi rất ghét khi ai đó gọi họ là một startup smartphone. Họ muốn gọi là “công ty Internet” dù đã bán được tới 175 triệu smartphone trong hơn 5 năm qua. Mãi tới gần đây, hãng vẫn chưa có cửa hàng nào mà bán phần lớn qua website. Điện thoại của Xiaomi dùng hệ điều hành tự phát triển trên nền Google Android và có kho nhạc, ứng dụng riêng.
Vài năm trước, Xiami nhận ra nếu chỉ có người mua điện thoại sẽ không tạo ra doanh thu lớn. Họ bắt đầu bán pin smartphone với nhiều màu sắc khác nhau như một thứ phụ kiện và nó làm tốt đủ để nảy ra sáng kiến: “Tại sao không phải là các sản phẩm mới”, Hugo Barra, phụ trách kinh doanh quốc tế của công ty hồi tưởng. Barra từng dẫn dắt nhóm phát triển sản phẩm Android tại Google. Anh cho biết không quan tâm đến bán điện thoại mà đến việc có nhiều người dùng nhất có thể. Nếu thiết bị hấp dẫn người dùng, hãy làm ra thêm một loạt thứ khác.
Chiến dịch hệ sinh thái nhằm mục đích đó. Nòng cốt của nó là nhóm 170 người chuyên về phát triển sản phẩm, chuỗi cung ứng, thiết kế. Song, không như Apple có Jony Ive, nhóm của Xiaomi lại hợp tác chủ yếu với các công ty bên ngoài. Họ liên kết với startup phần cứng, cấp tiền để sản xuất sản phẩm. Xiaomi tránh việc kiểm soát toàn bộ, khuyến khích các nhà sáng lập mạo hiểm. Họ giành các giao dịch độc quyền để bán sản phẩm của startup và đổi lại, các startup này được phép tiếp cận chuỗi cung ứng, tiếp thị, kỹ sư của Xiaomi.
Liu De, cựu trưởng khoa thiết kế công nghiệp Đại học Kỹ thuật Bắc Kinh, dẫn đầu các nỗ lực về hệ sinh thái Xiaomi. Xiaomi bán tai nghe, loa Bluetooth, vòng đeo tay hỗ trợ tập luyện kiêm đồng hồ bao thức. Cho tới nay, sản phẩm bán chạy nhất của hãng lại không “thông minh” cho lắm: sạc dự phòng. Tuy nhiên, mục tiêu lớn hơn là tạo được một ngôi nhà thông minh. Tháng 4/2016, Xiaomi mới 300 nhà báo tới thủ đô Bắc Kinh giới thiệu nồi cơm điện thông minh 150 USD.
Năm ngoái, doanh số hệ sinh thái của Xiaomi đạt khoảng 750 triệu USD nhưng phần lớn tiền chảy về các startup thông qua các thỏa thuận chia sẻ doanh thu. Theo Juniper Research, thị trường nhà thông minh Trung Quốc đến năm 2018 đạt giá trị khoảng 15 tỷ USD còn theo ông Liu, doanh thu từ hệ sinh thái Xiaomi sẽ ngang bằng doanh thu từ smartphone trong chưa đầy 5 năm nữa. Năm 2015, 90% trong số doanh thu 12,5 tỷ USD của Xiaomi đến từ di động. Điều đó đồng nghĩa Xiaomi mong muốn biến 750 triệu USD thành mảng kinh doanh 11 tỷ USD.
Chuyến thăm tới Yeelight, một trong các startup mà Xiaomi đầu tư, cho thấy sự phức tạp mà công ty đang gặp phải. Có trụ sở tại thành phố Thanh Đảo, Yeelight bán đèn “thông minh” và bóng đèn Bluetooth.
Xiaomi có thực sự đáng giá 45 tỷ USD?
Năm 2014, sau khi Google mua Nest với giá 3,2 tỷ USD, các startup smarthome bỗng trở nên thịnh hành và nhà sáng lập Yeelight, Eric Jiang, bống dưng được các nhà đầu tư săn đón. Đề nghị của Xiaomi giống như được chúa ban tặng, theo ông Jiang. Xiaomi đã giúp đỡ mọi thứ từ thương hiệu đến quản lý chất lượng, còn cho phép Yeelight bỏ qua các nhà bán lẻ truyền thống để đưa sản phẩm lên website Xiaomi với hơn 140 triệu khách truy cập mỗi tháng.