您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo phạt góc Liverpool vs Ajax, 02h00 ngày 14/9
NEWS2025-02-01 15:24:20【Thể thao】0人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 13/09/2022 06:38 Kèo phạt hôm nay mùng mấyhôm nay mùng mấy、、
很赞哦!(69)
相关文章
- Soi kèo góc Fulham vs MU, 2h00 ngày 27/1
- Sao Hàn 6/9: Ahn Jae Hyun đâm đơn kiện Goo Hye Sun ra tòa để giải quyết vụ ly hôn
- Phụ huynh trèo tường ném bài, 600 học sinh bị đuổi học
- Sao Việt 21/8: H’Hen Niê lần đầu giải thích lý do thường xuyên để tóc dài
- Nhận định, soi kèo Barca vs Valencia, 03h00 ngày 27/1: Qúa khó cho Bầy dơi
- Tăng Thanh Hà lần đầu để lộ mặt con gái cùng chồng đại gia
- Cùng nằm viện, Mạc Can chia tiền giúp Mai Trần lo chi phí phẫu thuậtM
- Tin sao Việt 10/8: Thanh Thảo khoe không gian lãng mạn kỷ niệm 1000 ngày bên chồng Việt kiều
- Nhận định, soi kèo Club Leon vs Guadalajara, 10h00 ngày 29/1: Bất ngờ từ đội khách
- Phẩm chất người mà Stephen Hawking muốn nhân rộng
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Club Leon vs Guadalajara, 10h00 ngày 29/1
- Tăng Thanh Hà kết hôn cùng thiếu gia Louis Nguyễn - con trai một gia đình giàu có, quyền lực và ngừng hoạt động giải trí vào năm 2012 khi sự nghiệp đang thành công. Đến nay, nữ diễn viên đã hạ sinh cho chồng đại gia 2 nhóc tỳ, một bé trai 4 tuổi tên Richard và một gái 2 tuổi tên Chloe. Tuy nhiên, cô vẫn chưa từng để lộ mặt các con trên truyền thông.
Tăng Thanh Hà chưa một lần khoe ảnh cận mặt các con. Thế nhưng, trong một video đăng tải trên story Instagram cá nhân mới đây, Tăng Thanh Hà đã vô tình để lộ gương mặt của cô công chúa nhỏ.
Khi nữ diễn viên quay lại cảnh cùng con gái đi dạo, bé Chloe đang đội một chiếc mũ rộng vành thì bất ngờ một cơn gió thổi qua khiến chiếc mũ bị lật, để lộ ra một phần gương mặt.
Con gái của nữ diễn viên có nhiều phần giống mẹ. Trước đó, gia đình Hà Tăng cũng nhiều lần khoe ảnh chụp cả 2 con nhưng tất cả những bức ảnh của Richard và Chloe đều chỉ được chụp phía sau lưng, góc nghiêng nửa mặt, hoặc chỉ hé lộ một chút tay chân.
Đầu tháng 2/2019, Stephanie Nguyễn - chị chồng của Tăng Thanh Hà đăng tải hình ảnh 3 nhóc tỳ đang ngồi chơi cùng nhau. Điều đáng chú ý chính là icon trái tim che mặt một cô bé, trong khi vẫn để cận mặt 2 cô bé còn lại. Nhiều người cho rằng đó là bé gái nhà Hà Tăng. Tăng Thanh Hà đưa con gái đi thăm viện bảo tàng. Nữ diễn viên, người mẫu cũng hay khoe ảnh giấu mặt của con trai lớn sinh tháng 4/2015. Gương mặt bầu bĩnh của bé trai nhà nữ diễn viên từng được một trang giải trí chụp được. Những bức ảnh chụp con của người đẹp đều là góc nghiêng, sau lưng... Bé Richard vui vẻ chơi cùng em gái 2 tuổi của mình. Hà Tăng và chồng chia sẻ khoảnh khắc vui đùa cùng con. Công Nguyễn
Quốc Trường sắm xe sang 5 tỷ khi 'Về nhà đi con' vừa kết thúc
- Mỹ nam 'Về nhà đi con' vừa mua xế sang 5 tỷ đồng sau khi bộ phim "quốc dân" mà anh tham gia dừng phát sóng.
">Tăng Thanh Hà lần đầu để lộ mặt con gái cùng chồng đại gia
- Trong 3 ngày diễn ra lễ giỗ Tổ sân khấu, giới nghệ sĩ Việt không ai không tấp nập chuẩn bị lễ để thắp hương, cúng bái Tam vị Thánh Tổ nghề.
Trong đó, đền thờ Tổ của Hoài Linh ở quận 9, TP. HCM là một trong những điểm diễn ra lễ giỗ Tổ quy mô nhất, được nhiều nghệ sĩ như Trấn Thành, Cát Phượng, Thúy Nga, vợ chồng Thu Trang - Tiến Luật, Hồ Ngọc Hà, Minh Hằng... mang lễ đến cúng bái.
Đàm Vĩnh Hưng đến muộn với lễ "độc". Trong suốt 3 ngày lễ, Đàm Vĩnh Hưng vẫn im hơi lặng tiếng. Mới đây, vào chiều 12/9, Đàm Vĩnh Hưng mới xuất hiện ở đền thờ trăm tỷ của Hoài Linh. Anh tự nhận mình có suy nghĩ quái đản "đánh chết không bỏ" để lý giải chuyện vì sao vắng mặt suốt 3 ngày lễ giỗ Tổ.
Hóa ra, vì sợ trong mấy nghìn người tới xin Tổ độ khiến mình bị lọt thỏm và Tổ quên mình nên Đàm Vĩnh Hưng quyết định một mình đi cúng riêng.
Anh muốn với cặp chim công này, bàn thờ Tổ sẽ lung linh, rực rỡ hơn. Đàm Vĩnh Hưng gây chú ý khi mang lễ "độc" tới đền thờ Hoài Linh cúng bái. Thay vì mua heo quay, vịt quay, anh dâng Tổ cặp chim công được thiết kế tinh xảo, đứng trên hai khúc gỗ quý. Đến nơi, nam ca sĩ đặt cặp chim bên bàn thờ và thành tâm quỳ bái, khấn xin.
"Kính dâng lên Tổ nghiệp với lòng kính trọng và yêu quý của con hai lễ vật để chầu ngài. Con mong là nơi bàn thờ Tổ đã đẹp, rực rỡ và uy nghi dưới bàn tay chăm sóc của anh Hoài Linh rồi thì sẽ có thêm một chút lung linh từ hai lễ vật này của con kính dâng lên Tổ nghiệp.
Cầu mong cho sân khấu Việt Nam được nhiều vinh quang, danh tiếng vượt khỏi khu vực, anh chị em nghệ sĩ ai cũng sống sung túc với nghề mà Tổ đã để lại. Nhất là các nghệ sĩ đã lớn tuổi và không còn hoạt động được nữa.
Xin Tổ hãy cho họ sức khoẻ, cho chúng con biết yêu thương nhau, trân trọng nhau và những người trẻ sẽ thành đạt để chăm lo cho các nghệ sĩ lão thành", Đàm Vĩnh Hưng bày tỏ ước nguyện.
Hoài Linh ban đầu phớt lờ Đàm Vĩnh Hưng... ...nhưng nhanh chóng bị Đàm Vĩnh Hưng "hạ bệ" nhờ chiêu độc. Sau khi cúng bái xong, Đàm Vĩnh Hưng đã chạy ra sau vườn để tìm danh hài Hoài Linh. Ban đầu, khi nam ca sĩ đòi chụp ảnh cùng thì bị Hoài Linh giả vờ không để ý. Ngay sau đó, Đàm Vĩnh Hưng táo bạo câu cổ, thậm chí hôn lên vai, lên má đàn anh thì Hoài Linh đã không thể nhịn cười.
"Biết ơn anh Hoài Linh đã cho em là Đàm Vĩnh Hưng, ghi nhớ suốt đời cơ hội vàng mà anh đã dành cho em. Cảm tạ anh đã hy sinh tiền của cá nhân để có được đền thờ Tổ nguy nga, lộng lẫy và thiêng liêng như thế này", nam ca sĩ viết gửi đàn anh.
Đàm Vĩnh Hưng luôn kính trọng đàn anh Hoài Linh. Đàm Vĩnh Hưng từng bị nam danh hài giận nhiều năm vì lì lợm không chịu nghe theo lời khuyên của đàn anh. Song, anh luôn tâm niệm: "Không có Hoài Linh sẽ không có Đàm Vĩnh Hưng ngày hôm nay".
Mời xem clip tự tạo của bài viết:
Cẩm Lan
Đàm Vĩnh Hưng công khai chuyện cạch mặt Bằng Kiều 10 năm
Vì bị người khác tác động khiến hiểu lầm càng thêm sâu sắc, Đàm Vĩnh Hưng và Bằng Kiều hiểu lầm nhau, dẫn tới việc không nhìn mặt suốt 10 năm trời.
">Đàm Vĩnh Hưng mang lễ 'độc' đến cúng Tổ ở đền thờ Hoài Linh
(Theo Zing)
Khi Hoài Linh nói với kẻ gian ở ngày giỗ Tổ: 'Thôi tha cho bà con đi'
Biết có kẻ gian trà trộn trong dòng người đến đền thờ Tổ, Hoài Linh nhắn gửi: “Tha cho bà con đi, lâu mới có một ngày”. Chia sẻ của danh hài khiến ai cũng bật cười.
">Hoài Linh ở ẩn, Trấn Thành, Trường Giang phủ sóng game show thế nào?
Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
Hoài Linh ít xuất hiện nhưng đẳng cấp vẫn như xưa
Trước nghi vấn về mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa nam danh hài và nhà sản xuất, đại diện của phía Ơn giời, cậu đây rồi khẳng định: "Mối quan hệ của chúng tôi vẫn tốt đẹp. Anh Hoài Linh không tham gia Ơn giời mùa này vì không thể sắp xếp được thời gian".
Khán giả tiếc nuối khi Hoài Linh không tham gia show Ơn giời.
Trong khi đó, trả lời Zing.vn, Hoài Linh cho biết sau khi hoàn thành tâm nguyện xây nhà thờ Tổ, anh không còn bị áp lực kinh tế. Nam danh hài cũng muốn nhường cơ hội cho các đồng nghiệp trẻ.
Trước quyết định tạm dừng xuất hiện trên các game show của Hoài Linh, đồng nghiệp thân thiết với anh cho biết không bất ngờ.
Minh Nhí cho hay tình hình game show vài năm qua rơi vào bão hòa. Sau khi tham gia nhiều, nghệ sĩ chọn lọc show hơn là điều dễ hiểu. "Ngay cả tôi, trước khi nhận lời game show cũng phải suy nghĩ, cân nhắc. Chương trình nào không bị xàm xí, nhảm nhí thì tham gia. Xuất hiện thế nào để khán giả, học trò xem không bị hụt hẫng, buồn lòng", anh nói.
Theo Minh Nhí, Hoài Linh ít xuất hiện hơn trước thì đẳng cấp vẫn như thế. "Nét và kiểu diễn, sự thông minh của Hoài Linh vẫn khác biệt. Và các bầu show vẫn trân trọng khi mời Linh. Quyết định không nhận show là lựa chọn của cậu ấy", nam nghệ sĩ nhấn mạnh.
Minh Nhí khẳng định không ai thay thế địa vị của Hoài Linh.
Nói về nghệ sĩ trẻ có khả năng thay địa vị của Hoài Linh, Minh Nhí lắc đầu, cho rằng không ai có thể làm được điều đó.
" Mỗi nghệ sĩ có chỗ đứng riêng, không ai có thể thay thế ai. Trong nghề này, chỉ có ai đang hot thôi. Nghệ sĩ nổi tiếng, được khán giả yêu mến đều có cái riêng, giá trị riêng. Nếu ai có tư tưởng thay thế tiền bối là bạn đó đi theo con đường tà đạo. Ai bước vào nghề cũng mong mình nổi tiếng. Nhưng ước mơ đó để mình rèn luyện, động lực, vươn lên, chứ không phải để cạnh tranh".
Cát-xê của Hoài Linh vẫn cao nhất showbiz
Chia sẻ về sự vắng bóng của Hoài Linh, Tấn Beo khẳng định: "Linh tạm dừng là đúng đó. Tôi đã khuyên Linh dừng lại từ thời gian trước. Ở tuổi của anh em chúng tôi, làm việc cường độ cao như Linh trước đây thì nguy hiểm lắm. Tôi khuyên Linh dừng vì thương cậu ấy".
Tấn Beo kể anh và Hoài Linh gắn bó từ ngày nam danh hài mới về nước hoạt động. Chứng kiến quá trình làm nghề của đồng nghiệp, anh hiểu vì sao Hoài Linh lại được khán giả yêu thương như vậy. Nhưng anh cũng xót xa khi biết Hoài Linh bị giãn dây thanh đới, giọng khàn, nhập viện, truyền nước biển vì kiệt sức.
Tấn Beo cho biết từng khuyên Hoài Linh nên nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe.
"Mọi người chỉ nhìn thấy hào quang của nghề diễn mà ít biết rằng nghệ sĩ phải thức khuya, làm việc dưới ánh đèn sân khấu, áp lực vô cùng. Hoài Linh có quyền dừng lại để nghỉ dưỡng, nạp năng lượng. Sau đó, tôi tin Hoài Linh trở lại sẽ có nhiều cống hiến hơn cho khán giả", nghệ sĩ hài cho biết.
Một nhà sản xuất từng hợp tác với Hoài Linh khẳng định nam danh hài hiện vẫn được trả cát-xê cao nhất showbiz.
"Cát-xê và vị trí của anh ấy hơn hẳn các bạn nghệ sĩ đang hot bây giờ. Vấn đề bây giờ là Hoài Linh có muốn làm việc hay không thôi. Tôi nghĩ anh ấy muốn nghỉ ngơi, làm những điều mình thích nên từ chối nhận game show. Hơn nữa, game show hiện nay khó khăn, không phải nhà sản xuất nào cũng đủ kinh phí để mời Hoài Linh", người này nói.
Theo Zing.vn
Vì sao Hoài Linh vắng mặt ở hàng loạt game show truyền hình?
Sau thời gian phủ sóng các chương trình truyền hình, có mặt trong những game show ăn khách, Hoài Linh hiện từ chối nhiều lời mời hợp tác.
">'Hoài Linh vắng bóng ở game show nhưng cát
Thị phần smartphone của các hãng tại Việt Nam năm 2021. Xiaomi và Apple tăng trưởng ấn tượng. (Nguồn: IDC) Theo số liệu, 5 hãng smartphone lớn nhất thị trường năm 2021 vẫn là những tên tuổi quen thuộc: Samsung, Oppo, Apple, Xiaomi, Vivo. Trong đó, hai vị trí dẫn đầu đã không thay đổi trong ít nhất 7 năm trở lại đây.
Tính cả năm, Apple và Xiaomi có những tăng trưởng ấn tượng về lượng máy nhập về (shipment). Năm 2020, Xiaomi nhập 1,2 triệu chiếc, và tăng lên 2 triệu chiếc vào năm 2021. Apple cũng tăng từ 0,9 triệu lên 1,4 triệu chiếc.
Ở quý 2/2021, Xiaomi đã vượt qua khỏi Oppo để chiếm thị phần số 2 tại Việt Nam, song đó là tất cả những gì hãng này làm được trong cả năm 2021. Oppo vẫn chứng tỏ kinh nghiệm dày dặn trong việc duy trì thị phần số 2 sau Samsung.
Trong quý 4/2021, Samsung tiếp tục dẫn đầu khi nắm giữ 28,7% thị phần smartphone tại Việt Nam nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc smartphone giá rẻ.
Trong năm 2021, thương hiệu đến từ Hàn Quốc đã xuất xưởng 5,3 triệu smartphone, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020, đồng thời thị phần của hãng cũng tăng lên 33,3% so với mức 29,3% của năm 2020.
Dù Samsung đang tăng trưởng trên nhiều kênh bán hàng khác nhau, nhưng phần lớn sự mở rộng của thương hiệu này trong năm 2021 vẫn đến từ kênh bán lẻ. Cuối năm 2021, Samsung bắt đầu tăng cường hiện diện bằng việc mở rộng các cửa hàng độc quyền thương hiệu.
Oppo giành ngôi vị á quân khi chiếm 17,3% thị phần trong quý 4/2021. Các mẫu Oppo A95 và A55 đã đóng góp lớn vào doanh số của Oppo trong quý 4/2021, trong khi dòng Reno cũng được người dùng đón nhận nồng nhiệt.
Vivo cán đích ở vị trí thứ ba với 16,1% trong quý cuối năm 2021, cũng là thời điểm hãng cho ra mắt hàng loạt mẫu smartphone mới. Tính theo cả năm 2021 thì Vivo đạt thị phần 11,7% với mức tăng trưởng 29,4% so với năm 2020.
Thị phần theo từng quý của các hãng trong năm 2021. (Nguồn: IDC) Apple đứng vị trí thứ 4 khi bán ra 548,3 ngàn chiếc iPhone, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất chấp những hạn chế về nguồn cung, dòng iPhone 13 của họ vẫn thể hiện phong độ khá tốt và trở thành động lực chính cho doanh số quý 4/2021 - thời điểm Apple mở rộng hợp tác với các đối tác bán lẻ trong nước để mở các chuỗi cửa hàng chuyên bán Apple.
Trong năm qua, Apple đã mở rộng sự hiện diện tại thị trường bán lẻ Việt Nam với các cửa hàng độc quyền thương hiệu do các đối tác lớn như Thế Giới Di Động, ShopDunk, FPT Shop, vận hành.
Cũng trong quý 4/2021, Xiaomi đã đạt doanh số 546,9 ngàn điện thoại - con số này xấp xỉ Apple và giúp thương hiệu Trung Quốc vững vàng ở vị trí thứ 5 về doanh số. Tính cả năm 2021, Xiaomi đạt thị phần 12,7%, tương ứng với 2 triệu smartphone bán ra, tăng đáng kể từ mức 8,3% của năm 2020.
Các mẫu máy giá rẻ như Redmi 9A/9/9C/9T là trụ cột về doanh số của Xiaomi trong khi dòng máy cao cấp như dòng Mi 11 có doanh số khả quan, đóng góp nhiều hơn so với mức khiêm tốn của dòng Mi 10 năm trước đó.
Do đà phát triển của 5G tại Việt Nam và chính sách hạn chế điện thoại cơ bản, IDC dự báo tốc độ phát triển smartphone tại Việt Nam năm 2022 sẽ cao nhất Đông Nam Á.
Thảo Trần
Người dùng lên đời 4G/5G, thị trường smartphone Việt sẽ tăng trưởng gấp đôi năm nay
Do xu hướng hạn chế điện thoại cơ bản, thị trường smartphone tại Việt Nam được dự báo tăng trưởng gần gấp đôi so với năm ngoái.
">Thị trường smartphone Việt: Xiaomi, Apple tăng trưởng mạnh
- Nguyễn Triệu Luật được coi như cha đẻ của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, người đề xuất “gây lấy một cái trường của ta” để nâng cao văn hóa dân tộc, một thầy dạy sử uyên bác…Ông ít được lớp người trẻ tuổi và trung tuổi ở Việt Nam biết đến, mặc dù tên của ông đã từng được đặt cho một con đường tại Sài Gòn từ rất lâu.
- Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên - Câu chuyện một đời người
- 'Món nợ' với giáo sư Trần Đức Thảo
- Một người nước Nam kỳ lạ
- Một chủ bút tốt nghiệp tú tài từng bị quên lãng
Nguyễn Triệu Luật (1903 - 1946) là tác giả của các cuốn tiểu thuyết về lịch sử: Hòm đựng người, Bà chúa chè, Ngược đườngTrường thi… và nhiều tiểu luận, tạp luận báo và tạp chí đương thời.
Tại cuộc tọa đàm diễn ra tại Hà Nội vừa qua, những nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa như Phạm Toàn, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Triệu Căn... cho rằng việc còn ít người biết đến Nguyễn Triệu Luật là một thiếu sót lớn của những người làm sách giáo khoa phổ thông thời gian qua.
Cha đẻ của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
Nhà nghiên cứu văn hoá Hữu Ngọc đã nhận địnhNguyễn Triệu Luật được coi như cha đẻ của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam. Ông cũng nhận xét về cuộc đờiNguyễn Triệu Luật như sau: “Thứ nhất, ông là nhà nho yêu nước hiện đại.Thứ hai, ông là nhà sử học viết tiểu thuyết lịch sử hơn là nhà tiểuthuyết lấy đề tài lịch sử để viết.
NguyễnTuân, Giản Chi có nói: đọc Nguyễn Triệu Luật thấy phần tiểu thuyết hưcấu ít hơn phần chính sử. Vì vậy, đọc văn ông người ta thấy đấy là sựthực lịch sử. Nguyễn Triệu Luật đã làm cho những nhân vật xưa, nhữngcảnh ngộ xưa sống lại, sinh động. Nó khác với các tiểu thuyết của A.Duma.
Chínhvì vậy, Nguyễn Tuân nhận định người viết tiểu thuyết lịch sử tốt nhấtlà Nguyễn Triệu Luật vì ông vừa là nhà sử học, vừa là nhà văn. Hai cáiđó trộn vào với nhau, khiến cho sách của Nguyễn Triệu Luật rất có giátrị”.
“Bổn phận của ta là phải gây lấy một cái trường của ta”
Theo PGS Trần Thị Băng Thanh thì Nguyễn Triệu Luật quan niệm dân tộc có một nền văn hóa riêng, trước hết thể hiện ở ngôn ngữ. Nhưng văn học giới nước ta lúc đó đã sinh ra những “quái trạng” và chịu những cái ách, đó là tư tưởng sùng ngoại, sính ngoại, “ngoại chủng hóa” có nguy cơ tự biến thành một “giống lai”!
Hệ quả trong quá trình “Tây hóa” đó là hàng ngày hàng giờ tâm hồn Việt, tính cách Việt bị bào mòn tiêu hao dần.
Để chống lại điều đó, để truyền bá, cổ súy nâng cao văn hóa dân tộc, Nguyễn Triệu Luật đặt niềm tin trước hết vào sự nghiệp giáo dục: “Hết thảy những ai lấy cái tương lai tinh thần của giống nòi làm sự băn khoăn tha thiết trên mọi băn khoăn tha thiết” phải thấy “Bổn phận của ta là phải gây lấy một cái trường của ta” - bài viết "Làm sao mà gây được một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam?", đăng trên Tao đàn số 5, 1 Mai 1939.
Thực ra đây là vấn đề rất lớn phải đặt ở quy mô quốc gia, nhưng bấy giờ triều đình đã không lo, không thể tự quyết, cho nên “Cái trường của ta” mà thực chất là giới trí thức yêu nước đương thời phải tự nguyện gánh vác. Nguyễn Triệu Luật đã nhân danh “Cái trường của ta” đề xuất những vấn đề quan trọng cụ thể…
Thứ nhất là cách đối đãi với các nền văn hóa ngoại nhập. Theo ông, đối với các nền văn hóa ngoại nhập, về kỹ xảo cơ khí, tư tưởng triết học, học thuật, ta có thể thu nhận mà “không hại gì cho cá tính của ta”, bởi “tính cách phổ thông” của các bộ môn khoa học ấy. Tuy nhiên, muốn thu nhận chúng thì tốt nhất phải dịch ra Tiếng Việt.
Nguyễn Triệu Luật (đứng giữa) cùng các học trò
Ảnh TL
Thứ hai là trên lĩnh vực trí tuệ, học giới và giáo giới nước nhà phải phá bỏ cái “quái trạng” ngoại chủng hóa.
Quan sát cách dạy Tiếng Pháp đương thời, Nguyễn Triệu Luật cho rằng dùng phương pháp trực thụ để dạy, luyện mãi thì thành công, nhưng lại không đủ bản lĩnh để bảo vệ lối tư duy, “phô diễn” Việt nên kết quả là “cái óc Việt Nam cứ lùi bước dần dần cho đến khi bị tiêu hẳn”.
Bổn phận thứ ba mà Nguyễn Triệu Luật đặt ra cho “cái trường của ta” là nâng cao trình độ cho “dân trí thức”.
Có lẽ ông là người rất sớm đặt vấn đề phải được nâng cao trình độ giới trí thức. Theo ông, họ có hai phần. Phần thứ nhất ít hơn, là nhóm tinh hoa, chừng độ một hai phần nghìn, bao gồm những người trước tác, văn sĩ, học giả. Nhóm này cần được đào tạo để trước tác, để trở thành những nhà giáo, những nhà ngôn ngữ gìn giữ và truyền bá văn hóa dân tộc mà trước hết là “cái lối tư duy Việt”, “quốc hồn”, tinh thần Việt, để sáng tác được những tác phẩm tầm cỡ.
Đối với phần (dân trí thức) còn lại, đông hơn, ông rất coi trọng việc nâng cao văn hóa cho họ, mà trước hết phải trang bị cho họ một tri thức phổ thông, tuy không cao xa gì nhưng nếu thiếu nó thì “đừng mong có văn hóa”.
Thực hiện nhiệm vụ này, theo ông, là phải dạy những kiến thức cơ bản nhất về địa lý, sử ký, hóa học, vật lý học, số học, sinh vật học, tâm lý học “để gây lấy cái trí thức phổ thông của dân đọc sách”, mà phải dạy bằng quốc văn.
Có lẽ Nguyễn Triệu Luật là người rất sớm đề xuất ý kiến các trường trong nước ta, từ trung học tới tiểu học, các môn khoa học, sử học, địa lý đều dạy bằng Tiếng Việt hết; các loại sách thuộc loại tư tưởng đều dịch hết ra Tiếng Việt và “bắt” học trò phải học; Tiếng Pháp chỉ học như một ngoại ngữ thứ nhất.
Và như vậy một công việc cấp bách của giáo dục lúc ấy là biên soạn bộ Giáo trình cơ sở bằng Tiếng Việt cho các môn học. Đề xuất này của Nguyễn Triệu Luật được đưa ra từ năm 1939, mãi mấy năm sau (1944) Hoàng Xuân Hãn mới hoàn thành, thường được gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn.
Vẫn cần phải học “người của một thời”Những ý tưởng về giáo dục của Nguyễn Triệu Luật quả thật đã không chỉ có ý nghĩa đối với thời đại ông. PGS Trần Thị Băng Thanh nhấn mạnh: "Những vấn đề ông đặt ra cho việc gây dựng một nền văn hóa riêng cho dân tộc Việt Nam, trong đó đặc biệt là những vấn đề của giáo dục, cách đây đã trên 70 năm. Có những việc đã được giải quyết, có những đề xuất đã bị thời gian vượt qua, nhưng những ý tưởng cốt lõi vẫn còn nguyên giá trị, kể cả tính thời sự của vấn đề".
Nhưng một điều khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên nữa là ngay từ khi còn rất trẻ, Nguyễn Triệu Luật đã hoạt động với tinh thần tự nhiệm, gánh vác công việc của đất nước. Ông đã biên dịch và viết những bài báo về tâm lý học rất có giá trị, mà bài đầu tiên đăng trên tờ Nam Phong vào năm 1924, khi ông mới 21 tuổi.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Khắc Mai thì lý giải "Sự xui khiến của bản năng sinh tồn của dân tộc khiến cho thời đó xuất hiện những con người rất trẻ, tài hoa, cưỡng lại xu thế".
"Ngày nay có cần giới trẻ trưởng thành nhanh như thế hệ Nguyễn Triệu Luật không? Bài học Nguyễn Triệu Luật là bài học rất lớn của văn hóa Việt. Và cả bài học từ câu chuyện Thánh Gióng: Nếu giới trẻ Việt Nam không sớm trưởng thành thì sẽ mất hết" - ông Nguyễn Khắc Mai khẳng định.
GS Bùi Trân Phượng thêm ý kiến: "Yếu tố quan trọng để thời kỳ đó xuất hiện những con người rất trẻ tuổi và tài hoa là sự tự do tư duy để suy nghĩ khác với những con người cùng thời – nghĩ khác, nói khác, làm khác - nên nói được sự thật. Đó là bài học của Nguyễn Triệu Luật mà chúng ta nên học cho xứng đáng".
Nguyễn Triệu Luật (1903 - 1946), bút hiệu: Dật Lang, Phất Văn Nữ Sĩ. Ông là người làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).
Năm 1927, ông cùng Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài tham gia thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng... Cuộc tổng khởi nghĩa thất bại, mười ba đồng chí của ông, bị thực dân Pháp xử chém ở Yên Bái ngày 17/6/1930; ông cũng bị thực dân cầm tù cùng với hai nhà văn khác là Nhượng Tống và Trúc Khê.
Sau khi được tha, ông bị buộc thôi nghề dạy học nên quay sang làm báo, viết cho nhiều tờ như: Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Ích hữu, Tao đàn, Tiểu thuyết thứ Bảy, Nhật Tân... Trong những năm 1937 - 1939, ông được mời vào giảng dạy tại trường tư thục Lê Văn ở Vinh.
Năm 1940, ông bị thực dân Pháp đưa đi an trí, và qua đời năm 1946, lúc 43 tuổi.
Chi Mai
">Thầy dạy sử uyên bác ít người biết tới