Đầu năm ngoái,ịkiệndokhôngđảmbảoquyềnlợingườidùlịch thi đấu bóng đá hôm nay việt nam hãng bị phát hiện đã vô hiệu hóa các thiết bị iPhone và iPad mà hãng cho là được các bên thứ 3 sửa chữa. ACCC lúc đó nói rằng họ sẽ lập tức điều tra để đảm bảo rằng Apple không vi phạm quyền của người tiêu dùng.
Theo Business Insider, hôm nay ACCC tiếp tục tuyên bố họ đang tiến hành các hoạt động pháp lý tại Toà án Liên bang nhằm chống lại Apple cùng chi nhánh ở Úc, sau khi điều tra phát hiện rằng Apple "thường từ chối" giúp đỡ khách hàng với các thiết bị hư hỏng nếu hãng cho rằng thiết bị đã được sửa bởi bên thứ 3 trước đó.
Chủ tịch ACCC Rod Sims nói: "Từ chối quyền của người tiêu dùng chỉ vì họ chọn bên sửa chữa thứ 3 không chỉ ảnh hưởng tới những người tiêu dùng đó mà còn ngăn những khách hàng khác tìm kiếm chỗ sửa chữa với chi phí thấp hơn nhà sản xuất".
Vấn đề này xảy ra lần đầu khi khách hàng nâng cấp lên iOS 9 ra mắt cuối 2015. Bản nâng cấp này được thiết kế để phát hiện liệu phím home của iPhone/iPad hoặc cảm biến vân tay đã bị chỉnh sửa hay chưa.
Khi phát hiện, màn hình sẽ hiển thị "error 53" và không còn dùng được nữa (hay còn gọi là brick).
Thậm chí đến nhân viên của Apple Store cũng không thể gỡ brick và người dùng sẽ không có cách nào để lấy lại thông tin cá nhân trên thiết bị nếu chưa backup lên cloud.
Sims nói tiếp: "Khi hàng hóa trở nên phức tạp, quyền của người tiêu dùng gắn với những hàng hóa này cũng phải được áp dụng lên phần mềm hoặc bất kỳ cập nhật phần mềm nào liên quan tới chúng. Các sai phạm với phần mềm hay cập nhật phần mềm sẽ khiến người dùng phải nhờ tới Luật Tiêu dùng để khắc phục".
Tờ Business Insiderđã liên lạc với Apple Australia để tìm câu trả lời. ACCC cũng nhấn mạnh rằng họ đang tìm kiếm " các hình phạt tài chính, các lệnh cấm, phán quyết, các yêu cầu tuân thủ cũng như thông báo và giá trị khắc phục" từ vụ việc.