Tỉnh Thanh Hóa đang thiếu hàng nghìn giáo viên so với nhu cầu thực tế.
Bà Phạm Thị Hằng,ớinhấtThanhHóaxinthêmbiênchếchongạchgiáoviêtruc tiep bong giám đốc Sở GD-ĐT cho biết, tổng số biên chế Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT tạm giao năm học 2016 - 2017 của tỉnh Thanh Hóa là 48.666. Còn tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên hành chính hiện có là 49.426 người.
Thanh Hóa đang thiếu hàng nghìn giáo viên các cấp học |
Trong khi đó, nhu cầu số lượng người làm việc theo quy định của tỉnh Thanh Hóa ở các cấp học năm học 2016 - 2017 là 53.235 người.
So với biên chế tạm giao năm học 2016 - 2017 thì nhu cầu biên chế theo quy định của tỉnh Thanh Hóa ở cấp Mầm non còn thiếu 4.123 người, Tiểu học thiếu 1.223, THCS thừa 256 và THPT thiếu 521 người.
So với biên chế hiện có thì nhu cầu biên chế theo quy định cấp Mầm non còn thiếu 2.636, Tiểu học thiếu 1.801 người, THCS thừa 958 người và THPT thiếu 331 người.
Còn nhu cầu thực tế tại các cấp học năm học 2016 - 2017 là 53.664. So với biên chế hiện có thì Mầm non còn thiếu 2.874 người, Tiểu học thiếu 1.797 người, THCS thừa 763 người và THPT thiếu 339 người.
Theo bà Hằng, nguyên nhân của việc thiếu giáo viên trên là do tác động từ việc tăng - giảm dân số cơ học dẫn đến số lượng học sinh các cấp Mầm non, Tiểu học và THCS giảm mạnh những năm trước đây, do đó thừa giáo viên, đặc biệt là giáo viên THCS.
Trong những năm gần đây, số lượng học sinh Mầm non, Tiểu học lại tăng dần lên. Nhưng biên chế giáo viên hàng năm không được giao bổ sung, hoặc sắp xếp điều chuyển giáo viên từ THCS xuống bậc Tiểu học hoặc Mầm non chưa được nhiều.
Bên cạnh đó, thực hiện các văn bản quy định của nhà nước và của UBND tỉnh Thanh Hóa một số huyện tuyển dụng và hợp đồng giáo viên không đúng quy định, không báo cáo UBND tỉnh.
Bà Hằng cho biết, giải pháp mà Sở GD-ĐT Thanh Hóa đưa ra để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên các cấp học là UBND các huyện căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh bố trí, sắp xếp, điều động đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hành chính theo đúng quy định trên địa bàn huyện quản lý và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc thực hiện.
Đồng thời, Sở đề nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết bổ sung biên chế giáo cho bậc học mầm non còn thiếu do học sinh tăng, giáo viên tiểu học cho đủ định mức 1,5 GV/ lớp đối với trường chuẩn quốc gia; giáo viên thiếu cho các bộ môn còn thiếu đối với bậc THCS và THPT.
Trong trường hợp Trung ương không cho tăng chỉ tiêu biên chế thì cho phép các huyện được hợp đồng giáo viên để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, đặc biệt đối với giáo viên mầm non, tiểu học.
Trước đó, một số huyện ở Thanh Hóa đã cắt hợp đồng lao động của cả nghìn giáo viên. Cụ thể, ngày 28/6, UBND huyện Vĩnh Lộc cũng ra thông báo số 98/TB-UB về việc dừng ký lại hợp đồng với 376 GV.
Ngày 19/8/2016, UBND huyện Yên Định ra QĐ số 1251/QĐ - UBND thông báo chấm dứt (HĐLĐ) đối với 647 giáo viên (GV). Lý do UBND huyện không có nhu cầu sử dụng lao động HĐ tại thời điểm đó.
Chỉ tính riêng ở 2 huyện này đã có hơn một nghìn GV, nhân viên nhà trường “bỗng dưng” thất nghiệp…
Lê Anh