- Các bạn trẻ Việt cần thay đổi tư duy và xác định được mục đích học của bản thân là gì thay vì chỉ để làm hài lòng bố mẹ hay đơn giản là để hàng xóm không nói xấu về bản thân mình.
Đó là chia sẻ của ThS. Bùi Quang Minh (Minh Beta,Đừnghọcchỉđểbốmẹvuihayhàngxómkhôngnóixấuvềmì24h.com.vn MBA ĐH Harvard) với các bạn sinh viên tại chương trình Chào tân sinh viên với chủ đề Học chủ động dovừa được tổ chức cuối tuần qua.
ThS. Bùi Quang Minh (Minh Beta, MBA ĐH Harvard) chia sẻ về cách học chủ động. |
Theo anh Minh, khi mà những động lực học không xuất phát từ chính bên trong bản thân mỗi bạn trẻ, để nuôi dưỡng luôn cần phải có người khác đứng phía sau thúc đẩy.
Trải nghiệm từ bản thân, anh cho rằng điều các bạn trẻ hiện nay cần có là động lực cho chính mình.
“Nó đến từ việc các bạn cần biết mình học để làm gì. Tôi nghĩ việc học không phải chỉ để vinh thân, tề gia hay đơn giản là kiếm được nhiều tiền hay được nhiều người trong xã hội trọng vọng. Kiến thức sẽ giúp các bạn tồn tại tốt hơn, làm được nhiều việc hơn và giúp được những người khác trong xã hội. Khi động lực xuất phát từ bên trong chính bạn, hứng thú với mỗi việc bạn làm sẽ nhiều hơn”.
Dẫn chứng ở bản thân anh Minh khi từng là ông chủ chuỗi cửa hàng café, bánh ngọt với những thành công nhất định.
Nhưng khi nhận thấy bản thân ngày càng có một sức ì nhất định, anh quyết định tiếp tục ra nước ngoài học để tiếp cận những luồng tư tưởng mới, để có thể cập nhật kiến thức cho bản thân mình hơn.
Anh Minh dẫn chứng hiệu quả của chủ động từ việc học của bản thân cũng như tiếp cận thông tin từ một tư duy lý thuyết về kinh doanh là thị trường có nhiều phân khúc khi học để áp dụng vào thị trường Việt Nam trong lĩnh vực rạp chiếu phim và đã thành công với nó. Đó là có thể không đối đầu, cạnh tranh trực tiếp mà có thể mở rộng thị trường bằng cách nhắm vào phân khúc khách hàng khác.
Đồng quan điểm, thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng, các giảng viên ở bậc đại học sẽ chỉ giảng dạy theo tính chất định hướng chủ yếu.
Do đó việc các bạn trẻ cần chủ động trong việc học là hết sức quan trọng.
“Tuy nhiên, một trong những điểm yếu của sinh viên Việt Nam là rất bị động trong việc học. Thực tế, thường chỉ trước một thời gian ngắn trước thi các bạn mới ôn luyện, chứ trước đó chủ yếu là chơi nhiều hơn học”.
Thầy Ngọc cho rằng, hiện các nguồn tài liệu, giáo trình trên mạng luôn cập nhật trong khi sinh viên khá bị động trong việc tìm kiếm, cập nhật để nâng cao trình độ của mình. Như hình thức học trực tuyến, học sinh được hoàn toàn chủ động về chi phí, thời gian, địa điểm học tập, nhưng chỉ khi học tập chủ động, học sinh mới có thể đạt hiệu quả.
Cần “phá cách” trong cách học
Bàn về việc học chủ động, TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT cũng nêu lên một thực tế:
“Chúng ta có thể thấy những người giỏi nhất ở bậc tiểu học chưa chắc đã giỏi nhất ở bậc THCS, điều này cũng tương tự ở các bậc THPT và ĐH. Nhưng quan trọng nhất là những người giỏi nhất ở bậc ĐH chưa chắc đã là những người thành công nhất trong cuộc sống”.
TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT. |
Điều này để thấy nếu không chủ động thì kết quả mỗi người sẽ thay đổi rất nhiều.
Do đó, để thành công cần theo đuổi tới cùng đam mê của mình và dám trả giá cho điều đó.
Ông Minh chia sẻ thêm: “Thực tế là, ở trong lớp, những người thành công đôi khi là những người rất nghịch ngợm, phá cách, dám đặt lại vấn đề theo một cách khác, dám đưa ra một lời giải khác thay vì lời giải quen thuộc. Xã hội luôn phát triển, muốn thành công, chúng ta phải mở ra những kinh nghiệm mới cho tương lai”.
Ông Đặng Quang Hùng, đại diện hệ thống giáo dục Hocmai cho rằng, học trực tuyến hoàn toàn không phải là chìa khóa vạn năng.
“Cũng như mọi hình thức học khác, học trực tuyến không thể giải quyết tiêu cực từ phía chủ quan học sinh như ý thức học, tinh thần học. Điểm tích cực của hình thức này là hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện, không bị ảnh hưởng bởi bất cứ yếu tố nào”.
Ông Hùng chia sẻ thêm, học sinh dù “phá cách” nhưng cũng cần tỉnh táo lựa chọn cơ sở giáo dục chất lượng, quan trọng nhất là phù hợp với bản thân mình.
Thanh Hùng