TheộTTTTsẽtặnglãnhđạocáctỉnhcuốnsáchvềđôthịthôlich âm dươngo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cuốn sách này có một số điểm đặc biệt: Đô thị thông minh không phải là đô thị công nghệ. Đô thị thông minh (smart city) từ chính không phải “smart” mà là “city”, là người dân. Đô thị thông minh không phải chỗ để trình diễn công nghệ mà trình diễn giá trị cho người dân.
Đô thị thông minh không phải dự án to mà là dự án nhỏ, mang lại giá trị thiết thực ngay. Đô thị thông minh không phải do công ty công nghệ làm mà do chính quyền thành phố làm, công ty công nghệ chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
“Thế giới sau 10 năm làm thành phố thông minh (từ năm 2010) mới học được mấy điểm này. Ở nước ngoài, nhiều dự án đô thị thông minh được đầu tư tỷ đô mà vẫn thất bại”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý.
Phát triển đô thị thông minh được xác định là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Từ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 950 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo thống kê của Cục Phát triển đô thị, tính đến tháng 12/2022, cả nước có 888 đô thị; 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh.
Những địa phương tích cực xây dựng và phê duyệt các đề án, định hướng phát triển đô thị thông minh có thể kể đến: TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thừa Thiên-Huế, Hải Phòng, Cần Thơ…
Đô thị thông minh, tương lai xán lạn (Smart cities, smart future) được kỳ vọng sẽ giúp các địa phương “tránh những vết xe đổ”, tăng hiệu quả đầu tư đem lại lợi ích thiết thực cho người dân. Sách được viết bởi hai tác giả Mike Barlow và Cornelia Levy- Bencheton, Trần Thị Mỹ Duyên dịch.
Trong lời giới thiệu nêu rõ: “Đô thị thông minh là sự hòa trộn đa dạng giữa các dịch vụ, hệ thống và công nghệ tương tác lẫn nhau được thiết kế và phối kết hợp giúp con người có được cuộc sống sáng tạo, an toàn, yên bình và hạnh phúc. Không phải các đô thị thông minh đều giống nhau... Không có định nghĩa chuẩn hay khuôn mẫu chuẩn. Tuy nhiên, các tác giả đã tận lực nắm bắt và truyền tải chiều sâu và sự phong phú của trào lưu đô thị thông minh, và cho thấy tiềm năng của trào lưu này là sức mạnh tạo nên sự thay đổi tích cực trong cuốn sách quan trọng và tuyệt vời này”.
Cuốn sách là tập hợp những câu chuyện kể về những công dân mà cuộc sống của họ đã thay đổi từ chương trình, sáng kiến, dự án đô thị thông minh. Với lối viết kết hợp giữa nghiên cứu và phỏng vấn báo chí, ngoài chủ đề chi tiết, tác giả còn dành nhiều thời gian phỏng vấn các chuyên gia và những người tham gia tích cực vào làn sóng đô thị thông minh.
Sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2020, dày 380 trang, gồm 11 chương và 2 phụ lục. Nội dung cụ thể là: Những thành phố trong mơ; Đô thị dữ liệu; Đô thị di động; Lực hấp dẫn; Thiết kế lấy con người làm trung tâm; Cư dân cùng một hội; Chúng ta quyết định; Quốc gia thông minh; Nhắm đúng mục tiêu; Tìm sự cân bằng; Sự phức tạp giả hình.
Thúy Nga và nhóm PV, BTV