Cà Mau tập trung hỗ trợ giảm thiểu thiếu hụt các dịch vụ xã hội cho nông dân và hướng dẫn giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững,ôngtinkịpthờilàđònbẩygiúpngườidânpháttriểnkinhtếeverton – newcastle giai đoạn 2021 – 2025, trong đó giảm nghèo thông tin được đặc biệt quan tâm.
Trong năm 2023, tỉnh Cà Mau đề ra kế hoạch mục tiêu giảm nghèo bền vững đa chiều là 0,8%. Hỗ trợ người dân đảm bảo mức sống tổi thiểu, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, internet, các ấn phẩm báo chí, truyền thanh, truyền hình.
Anh Phạm Trung Tâm, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau nhờ các thông tin anh cập nhật được trên internet đã mạnh dạn thay đổi mô hình nuôi cua truyền thống, chuyển sang hướng nuôi cua sinh học.
Theo anh Tâm trước đây, gia đình nuôi cua theo hướng truyền thống cũ ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, năng suất cua bấp bênh.
Anh Tâm luôn trăn trở tìm hướng đi mới cho hơn 2ha đầm nuôi của mình. Nhờ những thông tin từ mạng internet, tiếp cận các hội nhóm trên mạng xã hội chia sẻ cách nuôi cua quảng canh sử dụng chế phẩm sinh học.
Anh mạnh dạn đầu tư con giống là thực hiện theo hướng dẫn: Cải tạo ao đầm, xử lý nguồn nước, diệt khuẩn và thả hơn 5000 con giống và xử lý môi trường nuôi bằng các chế phẩm sinh học, gây nguồn thức ăn tự nhiên cho cua. Sau 4 – 5 tháng thả nuôi cua nuôi đã đạt tiêu chuẩn thu hoạch, mang lại hơn 80 triệu đồng cho gia đình.
Đây là lần đầu tiên anh Tâm thực hiện nhờ có học hỏi kiến thức từ bạn bè nuôi cua từ các địa phương khác anh đã mạnh dạn thay đổi.
Mô hình nuôi này hiệu quả nên nhiều hộ gia đình ở Tam Giang Tây đã thực hiện. Cua thương phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bước đầu đem lại hiệu quả cao.
Anh Tâm chia sẻ, bước đầu nuôi cua đã khả quan hơn. Sự phát triển mô hình này nhờ vào các thông tin mà người nông dân tiếp cận được.
Gia đình chị Nguyễn Thị Mơ (trú tại xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) nuôi cua giống. Các thông tin về dịch bệnh, thời tiết được vợ chồng chị cập nhật thường xuyên trên hệ thống loa phát thanh cơ sở và cổng thông tin của huyện. Nếu không có thông tin kịp thời, công việc sản xuất thủy sản của gia đình chị sẽ gặp phải khó khăn.
Nhờ được cung cấp thông tin thường xuyên, chị Mơ còn tự trau dồi kiến thức nuôi trồng thủy sản cũng như tiếp cận cách chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển kinh tế.
Từ hai bàn tay trắng, đến nay gia đình chị Mơ có nhà, có đầm và đời sống gia đình cải thiện, thu nhập bình quân 20 triệu đồng/tháng.
Nhằm mục đích phát triển mạng lưới thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, trong giai đoạn từ nay tới năm 2025, tỉnh Cà Mau sẽ tập trung các nguồn lực để triển khai thực hiện, đảm bảo khả thi và hiệu quả.
Cà Mau đề ra mục tiêu tới năm 2025, 100% tỷ lệ xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền thanh hoạt động tại các ấp, khóm, tổ dân phố, khu dân cư; 70% tỷ lệ chuyển đổi đài truyền thanh có dây/không dây FM sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông; 100% tỷ lệ phường, thị trấn có trang thông tin điện tử tại UBND cấp xã; 70% tỷ lệ xã có bảng tin điện tử công cộng; 100% tỷ lệ huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có bảng tin điện tử công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh.
Tỉnh Cà Mau cũng phấn đấu để tăng cường ứng dụng dịch vụ thông tin di động, 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, tăng lên 95% vào năm 2030. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản và thường xuyên giao dịch thanh toán điện tử đạt 80%.
Xuân Quý và nhóm PV, BTV