您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Cô giáo dạy chuyện khó nói cho “500 anh em” học sinh
NEWS2025-02-22 05:19:33【Công nghệ】5人已围观
简介Dùng ngôn từ gần gũi như “500 anh em” học sinh,ôgiáodạychuyệnkhónóichoanhemhọlịch 2024 âm dương "ế ổlịch 2024 âm dươnglịch 2024 âm dương、、
Dùng ngôn từ gần gũi như “500 anh em” học sinh,ôgiáodạychuyệnkhónóichoanhemhọlịch 2024 âm dương "ế ổn định dù cá tính nhưng không dính", "thích nói cho qua hay nói cho ra"..., cô giáo đã có buổi dạy kỹ năng sống hào hứng cho học sinh.
Buổi giáo dục kỹ năng sống ở trường THPT Marie Curie, TP.HCM được cô giáo Tô Nhi A, giảng viên Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM mở đầu bằng câu hỏi mà cô giáo dành cho “500 anh em" học sinh: "Các em thích nói cho qua hay nói cho ra”.
![]() |
"Các em thích nói cho qua hay nói cho ra” |
Trước yêu cầu của hơn một ngàn học sinh yêu cầu nói cho ra, cô giáo cũng yêu cầu lại "Nếu nói cho ra, các em phải nhìn thẳng, nhìn thật và nói thật”.
Cô giáo bắt đầu bài học và đặt một loạt câu hỏi: "Ai ở đây đã từng đau đớn bởi những cậu bạn cùng tuổi với mình, ngủ qua một đêm không hề tè dầm nhưng sáng hôm sau giường nó ướt, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc đời, còn mình vẫn chưa?","Bạn nào từng đau đớn, rất tủi thân, liên tục tìm trên mạng cách chọn một bộ nội y?", "Ai ở đây đã từng một lần đau đớn nhìn mình trong gương, hỏi một câu mà không dám hỏi người khác "Mình là con trai hay con gái?""...
Sau câu hỏi của cô giáo, rất nhiều cánh tay giơ lên. Để tạo tâm lý cho học sinh, cô giáo tiếp tục dùng ngôn từ rất gần gũi để giảng bài như "ế ổn định dù cá tính nhưng không dính", “ế ổn định nhưng thanh lý không được”, "không chỉ ế với trâu, gấu của mình mà còn tương lai”...
![]() |
Theo cô Tô Nhi A, hầu hết học sinh THPT đã trải qua giai đoạn dậy thì với những thắc mắc về các "hiện tượng lạ". Nhưng khi các em chia sẻ điều này với cha mẹ thường nhận được sự lảng tránh, thậm chí là cấm đoán.
"Các em sẽ không dám nói với cha mẹ rằng con không tè dầm mà người con ướt, hay chuyện có kinh nguyệt…” - cô Nhi A cho biết, "bởi phần lớn phụ huynh ngại chia sẻ, họ không sẵn sàng do thiếu thông tin, kiến thức giới tính để dạy con".
Theo cô Nhi A, có khoảng 10% học sinh nữ lớp 8 đến lớp 9 từng trăn trở không muốn có "sự kiện quan trọng” trong cuộc đời. Còn các bạn trai thì tâm sự “việc cắt đầu đinh thấy ớn", "có xu hướng rung động trước một cái đầu đinh khác". Đây là tâm lý bình thường trong giai đoạn định hình về giới tính
Cô Nhi A cũng cho biết, vì không được giải đáp, nhiều em kể với bạn bè để nhận được sự đồng cảm, cùng nhau tìm câu trả lời trên mạng hoặc cho bạn. "Dù bạn tư vấn rất thần thánh nhưng chính bạn cũng chưa có bồ" đã dẫn tới thông tin sai lệch.
Cô giáo khuyên các em biết chuẩn bị kiến thức về giới tính để sẵn sàng bước vào cuộc sống, nhìn thẳng, nhìn đúng về chính mình. Với phụ huynh, cần cởi mở để chia sẻ một cách tế nhị, dễ hiểu cho con cái.

很赞哦!(273)
相关文章
- Soi kèo góc Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2
- Kết quả bóng đá Real Madrid 4
- Quảng Ninh: Hỗ trợ doanh nghiệp trẻ chuyển đổi số
- Theo blogger 8X trải nghiệm foodtour Buôn Mê Thuột ngon 'hiếm có khó tìm'
- Nhận định, soi kèo PSV vs Juventus, 3h00 ngày 20/2: Lật ngược thế cờ
- Núi Bà Đen tổ chức dâng đăng vào mọi tối thứ 7 trong tháng chạp
- Vũ Thư: Tăng cường vận động mở tài khoản nhận chi trả chế độ an sinh xã hội
- Bảo dưỡng vũ khí hạt nhân cần tỉ mỉ thế nào?
- Nhận định, soi kèo Ajax vs Saint
- Nhiều ca đột quỵ có dấu hiệu này xuất hiện trước một tuần
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Anderlecht vs Fenerbahce, 3h00 ngày 21/2: An bài
Xem nhanh:">
Bỏ túi địa điểm vui chơi, cùng loạt thiên đường ẩm thực Hà Thành vào dịp 8/3
Thậm chí, khi nhân viên bê nồi lẩu ra, chị T. thấy nước dùng hơi ít nhưng cũng không để ý nhiều và chỉ xin thêm nước lẩu.
Bài đăng về trải nghiệm không tốt khi dùng bữa tại một quán lẩu ếch có tiếng ở phố Châu Long của chị T. thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng (Ảnh chụp màn hình).
Sau khi ăn vài miếng, chị phát hiện trong nồi lẩu ếch còn có cả nấm kim châm, đậu phụ và thịt gà nên đã thông báo cho nhân viên và yêu cầu giải thích.
"Tất cả những đồ này chúng tôi đều không gọi thêm, khi đảo nồi lên còn thấy ở dưới có thêm các nhân lẩu khác như thịt bò, ngao", chị T. nói.
Sau khi tiếp nhận phản ánh từ khách hàng và tiến hành kiểm tra, nhân viên giải thích rằng "đã bê nhầm nồi lẩu Thái của một khách hàng khác".
“Thú thực là mình không tin cái lý do đó vì nhân lẩu vớt được rất vụn và rời rạc, tất cả giống đồ ăn dở còn sót lại hơn là nhân lẩu mới đổ vào. Có thể nhân viên đã bê nhầm nồi, nhưng là bê nhầm nồi cũ khách trước ăn cho chúng tôi, chứ không phải nồi mới như họ giải thích", chị T. cho hay.
Nữ khách hàng cho rằng, nhân viên quán đã phục vụ nồi lẩu từ nước lẩu đã qua sử dụng (Ảnh: N.T).
Vị khách này cũng tiết lộ, sáng hôm sau, chồng chị bị đau bụng nhẹ. Lúc sau, chị đăng tải lại thông tin trên hội nhóm ẩm thực đông thành viên trên Facebook để cảnh báo người tiêu dùng.
“Tôi đăng bài chỉ muốn chia sẻ trải nghiệm của bản thân và nâng cao cảnh giác cho khách hàng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số quán ăn", chị bày tỏ.
Người phụ nữ này cũng cho hay, sau sự việc, chủ quán lẩu ếch đã liên hệ xin lỗi, nhắn khách hàng theo dõi sức khỏe trong 24 giờ sau khi ăn, nếu có vấn đề sẽ hỗ trợ thăm khám.
Chị H. (đại diện nhà hàng) cũng đăng tải bài viết trên trang Facebook cá nhân, công khai xin lỗi khách hàng, đồng thời thừa nhận "nhân viên đã bê nhầm nồi lẩu thừa cho khách".
Theo chị H., vì quá sợ hãi nên nhân viên chỉ báo cáo với người quản lý là "nhầm từ nồi nước lẩu ếch sang lẩu Thái" và xin lỗi khách hàng.
"Bán hàng với cái tâm đã được xây dựng hệ thống lẩu suốt 17 năm nay, chúng tôi khẳng định không bao giờ làm ăn kiểu chộp giật hay không an toàn vệ sinh thực phẩm. Dù bất cứ lý do gì từ nhân viên thì chúng tôi vẫn xin nhận lỗi về mình", chị H. viết.
Sau phản ánh của khách hàng, phía nhà hàng lẩu ếch đã kiểm điểm toàn bộ 3 cơ sở, cho thôi việc đối với nữ nhân viên “bê nhầm nồi lẩu thừa cho khách”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Dân Huy, Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin phản ánh về sự việc, phường đã nhanh chóng thành lập tổ kiểm tra liên ngành, trực tiếp kiểm tra 2 cơ sở của hệ thống nhà hàng ở số 33 và 44 phố Châu Long, trích xuất camera an ninh, lấy lời kể của quản lý và một số nhân viên nhà hàng.
"Cơ sở này bị tạm đình chỉ hoạt động từ ngày 18/4 để phục vụ công tác kiểm tra sau phản ánh từ du khách về vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm", ông Huy cho biết.
Tổ kiểm tra liên ngành của phường Trúc Bạch tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà hàng lẩu ếch số 33 Châu Long vào sáng 18/4 (Ảnh: UBND phường Trúc Bạch cung cấp). Thông tin thêm về vụ việc, lãnh đạo phường Trúc Bạch cũng cho hay, đây là lần đầu tiên trên địa bàn xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy. Nhà hàng này đã kinh doanh trên địa bàn gần 20 năm nay và vẫn đảm bảo ATVSTP khi được kiểm tra vào lần gần đây nhất (tháng 3/2023).
Nếu có vi phạm, phường sẽ kiên quyết xử lý nghiêm và yêu cầu các cơ sở kinh doanh khác chấp hành nghiêm quy định, quy trình về VSATTP, để tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc.
Phạt 20 triệu đồng nhà hàng bị tố ‘chặt chém’ 3 khách Trung Quốc ở Nha Trang
Nhà hàng hải sản ở Nha Trang (Khánh Hòa) bị phạt hơn 20 triệu đồng sau khi bị phản ánh “chặt chém” 3 khách Trung Quốc.">Nhà hàng bị tố cho khách dùng nước lẩu thừa ở Hà Nội
Việc đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính giúp các bộ, tỉnh thấy rõ hiện trạng để có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh minh họa: V.Sỹ Sau khi được đánh giá theo bộ tiêu tiêu chí, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương được chia thành 5 mức độ có tổng điểm từ cao xuống thấp gồm: A (từ 90 - 100 điểm); B (từ 80 - 89 điểm); C (từ 65 - 79 điểm); D (từ 50 - 64 điểm) và D (dưới 50 điểm).
Kết quả, điểm trung bình của khối bộ, ngành là 43. Trong 21 bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, không bộ, ngành nào có hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đạt mức A và B; 5 bộ đạt mức C gồm Bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt mức D; 15 bộ, ngành còn lại đạt mức E.
Sáu bộ dẫn đầu trong bảng đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính khối bộ, ngành năm 2024. Ảnh: Cục Chuyển đổi số quốc gia Với 63 địa phương, điểm trung bình của khối này là 63 điểm, cao hơn so với khối các bộ, ngành. Tuy nhiên, tương tự khối bộ ngành, không hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính nào của địa phương đạt mức A và B; 39 địa phương đạt mức C; 24 địa phương đạt mức D; 9 tỉnh bị đánh giá mức E gồm: Gia Lai, Đồng Nai, Thanh Hóa, Bình Thuận, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hậu Giang và Phú Yên.
Tỷ lệ mức độ xếp hạng đánh giá theo tỉnh, thành phố. Ảnh: Cục Chuyển đổi số quốc gia Kết quả mới được Bộ TT&TT công bố cho thấy, điểm số trung bình và xếp loại trong đánh giá năm 2024 giảm đáng kể so với năm ngoái. Nguyên nhân, theo phân tích của Bộ TT&TT, là do phạm vi đánh giá mở rộng từ 3 nhóm tiêu chí năm 2023 lên 6 nhóm tiêu chí trong năm nay.
Cụ thể, năm 2023 chỉ tập trung vào đánh giá phân hệ cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, còn năm 2024 đã bổ sung đánh giá thêm nhiều nhóm tiêu chí như: Phân hệ giải quyết thủ tục hành chính; cấu trúc và bố cục của cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh; ciệc đảm bảo an toàn thông tin và việc kết nối hệ thống EMC. Thậm chí, với các nhóm tiêu chí đã có, các tiêu chí thành phần cũng được bổ sung và mở rộng chi tiết hơn.
Điểm chức năng của các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024 nhìn chung chưa cao, trung bình là 30/50 điểm. Trong đó, nhiều chức năng còn thiếu hoặc có nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu.
Đơn cử như, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa chuẩn hóa về mã, tên thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; cung cấp biểu mẫu điện tử kèm theo dịch vụ công trực tuyến; các hướng dẫn quy trình sử dụng cho tổ chức, cá nhân, hướng dẫn quy trình xử lý của các cơ quan nhà nước và kết quả của dịch vụ công trực tuyến đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính còn thiếu; mức độ cung cấp dịch vụ công tại nhiều bộ, tỉnh chưa đúng theo quy định hiện hành; hồ sơ điện tử được số hóa chưa đáp ứng theo quy định; nhiều cơ quan chưa xây dựng trợ lý ảo phục vụ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; việc liên thông cập nhật trạng thái, vết xử lý hồ sơ điện tử chưa qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu...
Bộ TT&TT cũng nhận xét, việc triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung tại cấp bộ đang đối mặt với nhiều thách thức hơn so với cấp tỉnh, nhất là các bộ, ngành lớn có nhiều hệ thống đã hoạt động trong thời gian dài, việc chuyển đổi và hợp nhất trở nên phức tạp và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn.
Các hệ thống cũ thường có sự khác biệt về cấu trúc và tính năng khiến việc tích hợp các hệ thống này không chỉ cần thời gian nâng cấp, mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan để đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả trong quá trình triển khai.
Trong báo cáo chuyển đổi số nửa đầu năm nay, Bộ TT&TT chỉ rõ, kết quả đánh giá không bộ, ngành, địa phương nào có hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đạt mức A và B, phản ánh chất lượng các hệ thống còn nhiều hạn chế, cần phải đặc biệt quan tâm.
Vì thế, Bộ TT&TT khuyến nghị các bộ ngành và địa phương cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện các chức năng, tính năng kỹ thuật theo Thông tư 21 năm 2023 của Bộ TT&TT quy định về chức năng và tính năng kỹ thuật của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.
63 địa phương hoàn thành hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tửViệc hợp nhất cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử của các địa phương giúp cán bộ, công chức xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính một cách thuận tiện, từ đó giảm thiểu tình trạng xử lý chậm, muộn.">Không hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, tỉnh nào đạt mức B trở lên
Nhận định, soi kèo Montego Bay vs Racing United, 6h00 ngày 21/2: Kéo dài mạch thắng
Mê du lịch, thích khám phá Phượng và Thịnh thường đến các tỉnh miền Trung để trải nghiệm văn hóa, con người ở những vùng đất này. Phượng chia sẻ ở mỗi nơi đôi bạn trẻ lại được kết nối với những người bạn thú vị, làm những việc ý nghĩa và học hỏi nhiều điều hay.
Cặp đôi đã có nhiều chuyến đi đến các tỉnh, thành khác nhau trên dải đất hình chữ S
Vốn sinh ra và lớn lên ở TP.HCM, Phượng đã quen thuộc và thích la cà ở các gánh hàng rong. Còn Thịnh quê ở Quảng Nam và hiện đang sinh sống tại TP.HCM. Quen Phượng, Thịnh cũng "bị nhiễm" đam mê trải nghiệm ăn uống hàng rong.
Theo quan sát của Phượng và Thịnh, hàng rong ở từng vùng miền sẽ có một nét đặc trưng khác nhau. Như ở miền quê thì cặp đôi bắt gặp rất nhiều ông bà, cô chú, anh chị buôn bán nhiều loại mặt hàng trên quai gánh, một nét văn hóa rất truyền thống, rất Việt Nam. Còn ở TP.HCM, nhiều chiếc xe hàng được làm bằng nhôm, sắt hoặc inox, phù hợp hơn với đời sống hiện đại và tấp nập của đô thị.
Đi khắp Thành phố Hồ Chí Minh để "thu nạp" nụ cười
Chia sẻ lý do đi khắp nơi tại TP.HCM để vẽ bảng hiệu miễn phí cho những người bán hàng rong, Thanh Phượng cho biết: “Việc xây dựng ý tưởng vẽ xảy ra cũng rất tình cờ, khi chúng mình đi ngoài phố thấy nhiều xe buôn bán hàng rong của các ông bà, cô chú lớn tuổi, những người khuyết tật không có bảng hiệu hoặc bảng hiệu cũ kỹ, mờ nhạt, chúng mình thấy rất khó đọc và không biết xe hàng đó đang bán gì để ủng hộ.
Những xe hàng này đa số là của các cô, chú, anh, chị có hoàn cảnh khó khăn, có những gia đình chỉ sống nhờ vào chiếc xe bán hàng rong đó nhưng thường bán rất chậm hàng, mỗi ngày có khi chỉ được 100.000 - 200.000 đồng. Chúng mình cho rằng, việc sản xuất ra một tấm biển hiệu sẽ có phần khó khăn với những hoàn cảnh này. Vì vậy, chúng mình đã nảy ý tưởng là vẽ, trang trí lên những chiếc xe đó thật cho nổi bật, gây sự chú ý tới nhiều khách hàng để bán chạy hơn, phần nào giúp đỡ những hoàn cảnh trên.”
Phượng và Thịnh trong lần vẽ bảng hiệu cho xe bún riêu bà Sáu Cặp đôi thường tranh thủ lúc rảnh rỗi, khi chiều tối hay các ngày cuối tuần để vẽ bảng hiệu cho những người bán hàng rong. Thay vì dạo chơi phố phường, hai bạn trẻ lựa chọn đi “thu nạp” nụ cười. Thanh Phượng chia sẻ: “Tất cả các công đoạn từ vệ sinh đến khi lên ý tưởng đều là những thử thách đối với bọn mình. Khi cả hai tìm được các ông bà, cô chú đồng ý cho vẽ thì chỉ có khoảng 30 phút đến 1 tiếng để hoàn thành tranh, vì các cô chú còn phải đi bán ở những điểm khác. Còn với các quán tại chỗ, thời gian sẽ thoải mái hơn, chúng mình có tầm 2 đến 3 tiếng để vừa trò chuyện vừa lên ý tưởng thực hiện tác phẩm."
Đôi bạn trẻ thường chọn màu Acrylic, bút sơn,... với tiêu chí có tính ứng dụng cao, linh hoạt, vẽ được trên nhiều chất liệu và phải bền màu với cả nắng mưa Tính đến thời điểm hiện tại hai bạn trẻ chia sẻ mình đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp, nhận được rất nhiều tình cảm. Phượng ấn tượng nhất là lần vẽ cho mẹ con em Hoàng.
“Chúng mình rất cảm phục tinh thần và sức mạnh tình cảm lớn lao của một người mẹ, chăm sóc, kiên nhẫn dạy bảo một 'đứa trẻ' 21 tuổi với tâm trí bằng một bé 4 tuổi vì bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam. Mỗi ngày Hoàng đều theo mẹ đi bán để phụ mẹ kiếm tiền 'mum mum' (ăn cơm), trong lúc ngồi bán thì em nghe Kinh Phật, niệm Phật. Khi tiếp xúc với em, chúng mình thấy em rất ngoan và hiểu chuyện, điều đó thực sự chạm đến cảm xúc của chúng mình”, cô gái trẻ trẻ tâm sự.
Phượng và Thịnh trong lần vẽ bảng hiệu cho mẹ con Hoàng Phượng cho biết cặp đôi thực hiện hành trình này theo một cách tình cờ, cả hai hi vọng có thể đi tô, vẽ thật nhiều xe hàng rong nữa, để “thu nạp” được cho bản thân những câu chuyện hay, vốn sống tích cực từ các ông, bà, cô, chú. Cả hai hi vọng hành trình này sẽ được nối dài, không chỉ ở TP.HCM mà có thể kết nối thêm các bạn trẻ có niềm đam mê mỹ thuật ở những nơi khác, góp phần lan tỏa thêm nhiều tích cực và yêu thương.
Đôi bạn trẻ đã "thu nạp" cho mình những câu chuyện tích cực, những nụ cười của người bán hàng rong và lan tỏa nó đến mọi người Cặp đôi nhận được nhiều tình cảm từ những người bán hàng rong mà họ vẽ tặng biển hiệu Không chỉ giới thiệu những mặt hàng bằng những hình vẽ, con chữ, đôi bạn trẻ còn ghi lại những thông điệp tích cực để truyền đến những người mua hàng Chia sẻ những suy tư về mạng xã hội, Phượng nhận thấy đối tượng sử dụng mạng xã hội khá trẻ, đa số là các em học sinh, sinh viên đang ở độ tuổi còn bồng bột. Mạng xã hội vừa có cái hay, vừa có cái dở, nếu thế hệ trẻ các em tiếp xúc với nhiều video tiêu cực, xu hướng độc hại thì hậu quả ảnh hưởng rất to lớn.
Vì vậy đôi bạn trẻ mong muốn góp phần xây dựng một văn hoá sử dụng mạng xã hội tích cực, thông qua video có thể truyền tải được niềm tin, sự lạc quan, niềm vui, sự cảm thông và sẻ chia đến với mọi người. Qua đó, hy vọng thế hệ trẻ ngày nay có thể mở lòng yêu thương nhiều hơn, gắn kết nhiều hơn, cùng 'nối vòng tay lớn' để giúp đỡ được nhiều người hơn nữa.
Ảnh: NVCC
">
Cặp đôi mê du lịch, đi khắp TP.HCM vẽ bảng hiệu cho những gánh hàng rong
Công nhân làm việc trong nhà máy tại KCN Phước Đông. Ảnh: KCN Phước Đông Theo chia sẻ cua TS. Ngô Công Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế (ISC) tại Toạ đàm “Thực trạng các khu công nghiệp hiện nay và các giải pháp tài chính”, hiện đã có các doanh nghiệp của 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp tại Việt Nam, trong đó 10 đối tác đầu tư lớn nhất đã chiếm 91% tổng vốn FDI vào các khu công nghiệp là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc, Hà Lan, BritishVirgin Island, Samoa, Malaysia. Các khu công nghiệp đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 4 triệu lao động.
Đánh giá về đóng góp của khu công nghiệp thời gian qua, ông Ngô Công Thành cho rằng, các khu công nghiệp, khu kinh tế thời gian qua đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thể hiện qua các mặt: Thu hút được lượng vốn đầu tư lớn, bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi không gian phát triển, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng bền vững; góp phần đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
KCN Phước Đông Hướng tới phát triển KCN bền vững
Hiện nay, lợi thế thu hút đầu tư của Việt Nam chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi thuế, nhân công giá rẻ, nền chính trị ổn định,… Song việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay phần nào làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Do đó Chính phủ đang đẩy mạnh hoàn thiện, ban hành các chính sách liên quan đến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu nhằm giữ vững lợi thế thu hút đầu tư, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh khoa học, kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo phát triển, nhân công giá rẻ không phải yếu tố để thu hút đầu tư bền vững. Do đó để thu hút FDI thế hệ mới, chất lượng nguồn nhân lực cần sớm được cải thiện.
Khu dân cư Thuận Lợi tại KCN Phước Đông. Ảnh: KCN Phước Đông Song song đó, Chính phủ cũng đang nỗ lực phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, đặc biệt hạ tầng kết nối khu công nghiệp đến khu vực cảng, sân bay, vùng kinh tế trọng điểm,… Đồng thời chuyển đổi, phát triển KCN theo định hướng KCN sinh thái, Khu phức hợp công nghiệp - đô thị để phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
KCN Phước Đông tiên phong mô hình khu phức hợp công nghiệp - đô thị
Mô hình khu phức hợp công nghiệp - đô thị không còn xa lạ trong xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, KCN Phước Đông (Tây Ninh) là một trong những KCN tiên phong phát triển mô hình này.
Xuất phát từ nhu cầu nhà đầu tư “cần nhiều hơn một mặt bằng để sản xuất”, KCN Phước Đông được thành lập nhằm tạo ra một môi trường sản xuất hiện đại tích hợp môi trường sống tiện nghi, sáng tạo, cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Khác với định hướng truyền thống của KCN, khu phức hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông được phát triển để trở thành một nơi đáng làm việc, đáng sống, đáng trải nghiệm.
Nhà xưởng KCN Phước Đông. Ảnh: KCN Phước Đông Sở hữu tổng diện tích 2.838ha, Phước Đông trở thành khu phức hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ hàng đầu ở Tây Ninh. Trong đó diện tích dành cho sản xuất công nghiệp là 2.190ha, còn lại là diện tích để phát triển khu đô thị và khu dịch vụ.
Đến nay KCN Phước Đông công bố gần hoàn thiện phát triển hạ tầng giai đoạn 1 với đầy đủ tiện ích công nghiệp và bước đầu đưa vào khai thác một số hạng mục tiện ích đô thị phục vụ đời sống dân cư.
Về phát triển công nghiệp, KCN Phước Đông trở thành điểm đầu tư tiềm năng của hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, thu hút tổng vốn đầu tư đạt 6 tỷ USD. Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 7.4 tỷ USD.
Với quỹ đất dồi dào, tiện ích công nghiệp toàn diện, và nằm ở vị trí kết nối vùng tốt, nhà đầu tư tại KCN Phước Đông đa số là các tập đoàn quốc tế có quy mô lớn và công nghệ sản xuất hiện đại. Ngành nghề sản xuất của nhà đầu tư và các yếu tố liên quan đến môi trường được chú trọng tại KCN Phước Đông nhằm đảm bảo môi trường sống trong lành cho cư dân khu đô thị.
Nhằm đa dạng hóa dịch vụ và đáp ứng nhu cầu thực của nhà đầu tư, cuối năm 2023 KCN Phước Đông đưa vào khai thác gần 50.000 m2 kho xưởng xây sẵn cho thuê. Được trang bị đầy đủ tiện ích gồm văn phòng 2 tầng, hệ thống PCCC, sân bãi, cung cấp điện - nước công nghiệp,… kho xưởng xây sẵn cho thuê là loại hình dự đoán thu hút nhiều nhà đầu tư.
Song song đó, KCN Phước Đông cũng tập trung phát triển hạ tầng đô thị, hình thành khu dân cư hiện đại, văn minh với hệ thống tiện ích: ký túc xá, nhà ở, siêu thi, nhà hàng, khách sạn, cây xăng, phòng khám đa khoa, trường mầm non, khu thể thao - giải trí,… Tạo môi trường sống tiện nghi cho lực lượng lao động đang làm việc tại KCN và thu hút lượng lớn dân cư từ các khu vực xung quanh.
Khu phức hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ Phước Đông đang bước vào giai đoạn phát triển 2, bổ sung một số tiện ích để tăng tính toàn diện cho hạ tầng công nghiệp. Đồng thời triển khai xây dựng hoàn thiện các hạng mục hạ tầng đô thị dịch vụ để phát triển theo đúng định hướng ban đầu và phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp chung của thế giới.
Hồng Nhung
">Tăng sức hấp dẫn cho khu công nghiệp
Đông đảo người dân làm thủ tục đất đai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TP Thủ Đức. Ảnh: Anh Phương Như VietNamNet đã thông tin, ngày 29/8, Cục Thuế đã có văn bản khẩn lần 2 kiến nghị UBND TPHCM sớm ban hành bảng giá đất điều chỉnh và có hướng dẫn cơ quan thuế áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật để tính nghĩa vụ tài chính đất đai cho các hồ sơ đã tiếp nhận từ ngày 1/8.
Theo Cục Thuế, ngày 1/8 là thời điểm Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định 103 quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có hiệu lực. Tuy nhiên, do chưa có bảng giá đất điều chỉnh nên quá trình giải quyết hồ sơ đất đai tại cơ quan thuế phát sinh vướng mắc, bất cập.
Từ ngày 1-27/8, Cục Thuế tiếp nhận 8.808 hồ sơ. Trong đó, 346 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận; 277 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất; 5.448 hồ sơ thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; 2.737 hồ sơ không phát sinh nghĩa vụ tài chính.
Liên quan đến vướng mắc trên, theo nội dung cuộc họp liên ngành do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 10/9, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, cho biết các đại biểu đã cơ bản thống nhất hướng xử lý.
Theo ông Châu, các đại biểu thống nhất quan điểm cơ quan thuế phải thực hiện đúng “nguyên tắc áp dụng pháp luật”, tức hồ sơ nhận tại thời điểm nào thì áp dụng quy định pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó để xem xét, giải quyết.
Sắp họp tháo gỡ vướng mắc về bảng giá đất TPHCM
Nhằm tháo gỡ các vướng mắc của UBND TPHCM khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai năm 2024, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp vào đầu tuần này.">Cục Thuế TPHCM kiến nghị họp khẩn để giải quyết hồ sơ đất đai tồn đọng