Chưa tốt nghiệp cấp ba đã đỗ đại học vì 'học bạ đẹp'
"Tôi năm nay 40 tuổi,ưatốtnghiệpcấpbađãđỗđạihọcvìhọcbạđẹđá bóng hôm nay từng học đầy đủ lần lượt đến hết đại học. Ở trường, tôi học cũng thuộc loại khá, nhưng không đều các môn. Loanh quanh suốt từ cấp hai đến cấp ba, cố lắm tôi cũng chỉ được điểm trung bình 6,5 đến 7,0 là hết cỡ.
Thời đó, cả trường hoặc toàn khóa, kiếm được bạn nào đạt trung bình 8,0 là đã rất khó rồi. Những bạn đạt suýt soát 9,0 điểm thì phải nói là siêu hiếm. Thậm chí, có khi cả khóa không có ai được mốc đó. Hầu hết đám học sinh chúng tôi đều nhàng nhàng 5,0 đến dưới 6,5 điểm là đa số.
Hồi đó, học sinh xếp loại yếu, kém là rất bình thường, chuyện bị đúp lại lớp cũng chẳng phải là hiếm. Trong khi đó, nhìn vào bảng điểm của các học sinh bây giờ, để kiếm được một bạn xếp loại khá còn khó, chứ nói gì tới học sinh trung bình. Đi đâu tôi cũng thấy toàn là học sinh giỏi, học sinh xuất sắc.
Rồi đến chuyện thi đại học cũng rất khác ngày xưa. Thời của tôi, đại học là một cái gì đó thật sự rất ghê gớm, vì nó đòi hỏi học sinh phải 'cày cuốc' tối ngày, học hành đàng hoàng. Thi tốt nghiệp cấp ba thì học sinh có thể ngồi cùng để hỗ trợ nhau được, chứ thi đại học thì không có thực lực đừng có mơ trúng tuyển.
Các trường đại học top 5 thời bấy giờ là mơ ước của tất cả học sinh. Tôi khi ấy với sức học của mình cũng chỉ dám đăng ký thi vào trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. May mắn là tôi thi đỗ và tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại Trung bình - Khá.
>> Dùng học bạ xét tuyển đại học - 'siết đầu ra thay vì làm khó đầu vào'
Còn bây giờ, tôi thấy các bạn học sinh cấp ba ai cũng có học bạ đẹp, toàn điểm 9, 10, thậm chí chưa tốt nghiệp THPT đã biết là đỗ đại học rồi (bằng hình thức xét tuyển học bạ). Hậu quả là không ít bạn bị ảo tưởng về khả năng của bản thân. Đến lúc đi học đại học, mới trải qua năm đầu, các bạn đó đã thấy quá khắc nghiệt, vượt quá sức học của mình. Lúc đó, nhiều người mới đánh giá đúng được năng lực thực chất của mình không phù hợp với môi trường đại học.
Nói thật, tôi thấy các bạn học sinh bây giờ đi học phổ thông rất nhàn. Một phần cũng chính là vì các bạn không phải lo nghĩ gì nhiều đến việc thi đại học. Khi việc trúng tuyển đại học trở nên quá dễ, chỉ cần học bạ đẹp là đỗ, thành ra nó tạo tâm lý chủ quan, học hành không chuyên cần cho học sinh. Hậu quả là không ít người bước chân vào giảng đường đại học mới nhận ra mình không theo nổi và lại nghỉ ngang chừng".
Đó là quan điểm của độc giả Razer xung quanh thực trạng "Sinh viên năm nhất 'sốc đại học' vì xét tuyển học bạ". Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hai phương thức xét tuyển đại học chủ đạo vẫn là điểm thi tốt nghiệp THPT (chiếm gần 50% TS trúng tuyển) và xét học bạ (trên 30% trúng tuyển). Điều này đặt ra dấu hỏi về việc xét tuyển sớm có đạt hiệu quả hay gây lãng phí, mất thời gian của cả thí sinh, phụ huynh, lẫn trường đại học?
Kết quả so sánh điểm thi tốt nghiệp THPT của hai nhóm thí sinh trên cho thấy có 60% thí sinhtrúng tuyển bằng học bạ có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp ba môn khoảng 20 điểm. Trong khi đó, 60% thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT có điểm thi tốt nghiệp THPT ba môn trên 23 điểm. Như vậy, sự chênh lệch kết quả thi tốt nghiệp THPT của hai nhóm này là trên 3 điểm.