GS Trần Hồng Quân sinh ngày 15/2/1937, tại xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Cả cuộc đời mình, giáo sư luôn nặng lòng với giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Ông hoạt động giáo dục không mệt mỏi, dù khi đang sung sức hay lúc tuổi đã cao. 

Nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, trường đại học, phổ thông, viện nghiên cứu, đông đảo các nhà khoa học, trí thức, cùng người thân và bạn bè đã có mặt từ sáng 27/8 tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam để đưa tiễn GS Trần Hồng Quân.

Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đến viếng và ghi sổ tang: "Một người thầy khả kính, một cán bộ liêm chính, tận tụy. Một Đảng viên cộng sản kiên trung, mẫu mực, đã cống hiến trọn cuộc đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Một cán bộ lãnh đạo quản lý tài năng, dám nghĩ, dám làm. Một nhà giáo dục đầy tâm huyết, luôn khát khao đổi mới giáo dục nước nhà, người đã góp phần khởi xướng và đặt nền móng cho công cuộc đổi mới căn bản giáo dục đại học trong giai đoạn đầu của sự nghiệp đổi mới và theo đuổi cho đến ngày cuối cuộc đời...".

Từ năm 1983, GS Trần Hồng Quân là Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. Đến năm 1987, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Năm 1990, khi hợp nhất hai bộ thành Bộ GD-ĐT, GS Trần Hồng Quân giữ chức vụ Bộ trưởng. Đến năm 1998, ông là Phó ban Dân vận Trung ương.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới viếng GS Trần Hồng Quân
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia buồn với gia quyến GS Trần Hồng Quân
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới viếng GS Trần Hồng Quân
Ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng GD-ĐT, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, viết trong sổ tang: "Anh là tấm gương phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp trồng người, vì đổi mới ngành giáo dục và đào tạo.
Anh thanh thản ra đi, các đồng nghiệp và học trò các thế hệ mãi mãi nhớ thương và trân trọng anh".

Đồng thời, khi trên cương vị Bộ trưởng, Giáo sư Trần Hồng Quân cũng chủ trương một số chương trình mục tiêu để tập trung nguồn kinh phí nhằm giải quyết các vấn đề giáo dục, như: Chương trình Nghiên cứu khoa học; Nhà trường gắn với xã hội và lao động sản xuất; Xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, Xây dựng hệ thống trường sư phạm; Xây dựng cơ sở vật chất; Xây dựng các trường chuẩn cho phổ thông cơ sở vùng khó khăn; Xây dựng trường cho vùng bão lụt; Xây dựng ký túc xá sinh viên...

Giáo sư Trần Hồng Quân còn là người đóng góp cho sự phát triển của hệ thống trung tâm học tập, các trường cao đẳng cộng đồng ở các địa phương để đào tạo nhân lực cho các địa phương.

Những người đến viếng chia buồn cùng gia quyến Giáo sư Trần Hồng Quân. Với đồng nghiệp và các thế hệ kế tiếp, GS Trần Hồng Quân là một nhà cải cách giáo dục đại học Việt Nam có tầm nhìn xa rộng, tư duy biện chứng, quan điểm đúng đắn và xuyên suốt.
Đoàn của Hiệp hội Các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam tới viếng Giáo sư Trần Hồng Quân.
Từ năm 2005-2015: Giáo sư là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Ngoài công lập Việt Nam. Từ năm 2015-2021, Giáo sư Trần Hồng Quân là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Từ năm 2021 đến khi qua đời: Giáo sư là Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Hiệp hội.
PGS, TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện là Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) chia sẻ lần cuối cùng ông trò chuyện với Giáo sư Trần Hồng Quân là vào ngày 15/8 vừa qua, GS Quân vẫn nhắn tin hẹn gặp. "Sự ra đi của GS Trần Hồng Quân là mất mát to lớn đối với nền giáo dục nước nhà, là sự mất mát to lớn với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam”.

Trong suốt những năm tháng làm công tác quản lý và cho đến tận những ngày tháng cuối của cuộc đời, GS Trần Hồng Quân đặc biệt nặng lòng với giáo dục đại học. Chính ông là người khởi xướng để mở ra hệ thống các trường đại học ngoài công lập, và cũng là người đặt ra vấn đề về tự chủ đại học. 

“Là loại hình mới, thành phần mới, tự chịu trách nhiệm về tài chính, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập phải có những tố chất mới năng động, sáng tạo, hiệu quả.... Trong tương lai khi hệ thống giáo dục đào tạo phát triển đúng quy luật, cạnh tranh bình đẳng, các trường ngoài công lập sẽ phát triển mạnh và có những trường là mô hình đối chứng về tổ chức quản lý, về hiệu quả đào tạo trong việc quản lý, sử dụng, phát huy tài sản nhân lực, vật lực trong giáo dục đào tạo” - GS Trần Hồng Quân từng nhận định.

Cho đến nay, những dự đoán của ông dần được chứng minh trên thực tế.

Bộ Trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc Giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Quân, nhà giáo, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị xã hội với rất nhiều đóng góp to lớn cho đất nước, cho xã hội và ngành giáo dục và đào tạo.
Thay mặt cho toàn thể ngành giáo dục và đào tạo, cho các thầy cô giáo và các em học sinh sinh viên, xin kính cẩn dâng nén tâm hương tiễn biệt Giáo sư. Ngành giáo dục và đào tạo mãi mãi ghi nhớ những đóng góp của Giáo sư cho ngành, cho sự nghiệp trồng người. 
Tập thể lãnh đạo của Bộ, các cán bộ làm việc trong ngành nguyện mãi mãi noi theo tấm gương mẫu mực của thầy, một nhà giáo, nhà khoa học hết mình vì dân vì nước, vì sự nghiệp giáo dục...".

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đại học (sau này là Vụ Giáo dục đại học), vẫn nhớ rõ một câu chuyện về GS Trần Hồng Quân: “Anh Quân được điều ra Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp làm Thứ trưởng, tham gia vào Ban cải cách đại học, do Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ phân công. Có thể nói, tư tưởng cải cách đại học có từ thời Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, còn Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ thì chỉ đạo trực tiếp triển khai.

Có tư tưởng nhưng đổi mới thế nào, cải cách ra sao, phải có người nghiên cứu một cách bài bản, chiến lược. Tôi nhớ là Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ phân công anh Quân phụ trách Ban Nghiên cứu cải cách đại học.

Rồi anh Quân đã cất công đi tìm đúng người đúng việc, kết quả gặp được các anh Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà, Lê Thạc Cán và một số người khác - những người này vừa giỏi, vừa rất tâm huyết. Anh Quân tập hợp các anh ấy trong một tổ nghiên cứu rất bài bản. Lúc đó tất cả từ anh Quân đến anh Tảo và chúng tôi… đều rất sung sức...

Anh Quân là một người có thực tế, anh đã làm Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Tại đó anh Quân có điều kiện tiếp xúc và nghiên cứu các nền giáo dục đại học của nhiều nước, lại tiếp xúc với nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục tiến bộ, anh ấy đã suy ngẫm, tư duy có hệ thống và từ đó xuất hiện những ý tưởng mới, rất tốt”.

TS Lê Viết Khuyến khẳng định: “Anh Quân là người có tư duy sắc sảo, là vị Bộ trưởng tâm huyết, ngày đêm lo cho sự nghiệp chung và của ngành giáo dục đào tạo…”.

GS Hoàng Xuân Sính - một trong những người sáng lập Trường ĐH Thăng Long - trường đại học ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam, tâm sự : “Với tôi, anh Quân là một Bộ trưởng gần gũi anh em trí thức, từ tốn khiêm nhường, không quan liêu hách dịch, ghét thói tham nhũng, thấy việc gì tốt cho giáo dục thì khuyến khích cho làm, không có kiểu lúc nào cũng răn đe trừng phạt”.

GS Trần Hồng Quân sinh ngày 15/2/1937, tại xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng; thường trú tại đường Quốc Hương, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Từ năm 1961-1975: Giáo sư Trần Hồng Quân giảng dạy tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Từ năm 1975-1976: Giáo sư là Trưởng Khoa Cơ khí Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Từ năm 1976-1982: Giáo sư là Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM.Từ năm 1982 - 1987: Giáo sư là Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.

Từ năm 1987 - 1990: Giáo sư Trần Hồng Quân giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại Học Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề. Từ năm 1990-1997: Giáo sư là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ 1998 đến khi về hưu: Giáo sư Trần Hồng Quân là Phó Ban Dân vận Trung ương.

Từ năm 2005-2015: Giáo sư là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Ngoài công lập Việt Nam. Từ năm 2015-2021, Giáo sư Trần Hồng Quân là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Từ năm 2021 đến khi qua đời: Giáo sư là Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Hiệp hội.

Giáo sư Trần Hồng Quân là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII, Đại biểu Quốc hội khóa VIII, X. Ông nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, VII, VIII.

GS Trần Hồng Quân được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì; Huy hiệu 60 năm tuổi đảng và nhiều huân, huy chương cao quí khác.

Lễ viếng GS Trần Hồng Quân được tổ chức lúc 11h ngày 27/8 tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam, số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM; Lễ truy điệu tổ chức lúc 9h ngày 29/8.

An táng GS Trần Hồng Quân tại Nghĩa trang thành phố.

" />

Xúc động lần cuối chào GS Trần Hồng Quân

13h02 ngày 25/8,úcđộnglầncuốichàoGSTrầnHồngQuâlịch ngoại hang anh GS Trần Hồng Quân từ trần, hưởng thọ 87 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương đối với nhiều nhiều thế hệ những người làm trong ngành, những người quan tâm tới sự phát triển của giáo dục nước nhà.

GS Trần Hồng Quân sinh ngày 15/2/1937, tại xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Cả cuộc đời mình, giáo sư luôn nặng lòng với giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Ông hoạt động giáo dục không mệt mỏi, dù khi đang sung sức hay lúc tuổi đã cao. 

Nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, trường đại học, phổ thông, viện nghiên cứu, đông đảo các nhà khoa học, trí thức, cùng người thân và bạn bè đã có mặt từ sáng 27/8 tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam để đưa tiễn GS Trần Hồng Quân.

Ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM đến viếng và ghi sổ tang: "Một người thầy khả kính, một cán bộ liêm chính, tận tụy. Một Đảng viên cộng sản kiên trung, mẫu mực, đã cống hiến trọn cuộc đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Một cán bộ lãnh đạo quản lý tài năng, dám nghĩ, dám làm. Một nhà giáo dục đầy tâm huyết, luôn khát khao đổi mới giáo dục nước nhà, người đã góp phần khởi xướng và đặt nền móng cho công cuộc đổi mới căn bản giáo dục đại học trong giai đoạn đầu của sự nghiệp đổi mới và theo đuổi cho đến ngày cuối cuộc đời...".

Từ năm 1983, GS Trần Hồng Quân là Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp. Đến năm 1987, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Năm 1990, khi hợp nhất hai bộ thành Bộ GD-ĐT, GS Trần Hồng Quân giữ chức vụ Bộ trưởng. Đến năm 1998, ông là Phó ban Dân vận Trung ương.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới viếng GS Trần Hồng Quân
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia buồn với gia quyến GS Trần Hồng Quân
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới viếng GS Trần Hồng Quân
Ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng GD-ĐT, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ, nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, viết trong sổ tang: "Anh là tấm gương phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp trồng người, vì đổi mới ngành giáo dục và đào tạo.
Anh thanh thản ra đi, các đồng nghiệp và học trò các thế hệ mãi mãi nhớ thương và trân trọng anh".

Đồng thời, khi trên cương vị Bộ trưởng, Giáo sư Trần Hồng Quân cũng chủ trương một số chương trình mục tiêu để tập trung nguồn kinh phí nhằm giải quyết các vấn đề giáo dục, như: Chương trình Nghiên cứu khoa học; Nhà trường gắn với xã hội và lao động sản xuất; Xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, Xây dựng hệ thống trường sư phạm; Xây dựng cơ sở vật chất; Xây dựng các trường chuẩn cho phổ thông cơ sở vùng khó khăn; Xây dựng trường cho vùng bão lụt; Xây dựng ký túc xá sinh viên...

Giáo sư Trần Hồng Quân còn là người đóng góp cho sự phát triển của hệ thống trung tâm học tập, các trường cao đẳng cộng đồng ở các địa phương để đào tạo nhân lực cho các địa phương.

Những người đến viếng chia buồn cùng gia quyến Giáo sư Trần Hồng Quân. Với đồng nghiệp và các thế hệ kế tiếp, GS Trần Hồng Quân là một nhà cải cách giáo dục đại học Việt Nam có tầm nhìn xa rộng, tư duy biện chứng, quan điểm đúng đắn và xuyên suốt.
Đoàn của Hiệp hội Các trường Đại học, cao đẳng Việt Nam tới viếng Giáo sư Trần Hồng Quân.
Từ năm 2005-2015: Giáo sư là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Ngoài công lập Việt Nam. Từ năm 2015-2021, Giáo sư Trần Hồng Quân là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Từ năm 2021 đến khi qua đời: Giáo sư là Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Hiệp hội.
PGS, TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện là Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) chia sẻ lần cuối cùng ông trò chuyện với Giáo sư Trần Hồng Quân là vào ngày 15/8 vừa qua, GS Quân vẫn nhắn tin hẹn gặp. "Sự ra đi của GS Trần Hồng Quân là mất mát to lớn đối với nền giáo dục nước nhà, là sự mất mát to lớn với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam”.

Trong suốt những năm tháng làm công tác quản lý và cho đến tận những ngày tháng cuối của cuộc đời, GS Trần Hồng Quân đặc biệt nặng lòng với giáo dục đại học. Chính ông là người khởi xướng để mở ra hệ thống các trường đại học ngoài công lập, và cũng là người đặt ra vấn đề về tự chủ đại học. 

“Là loại hình mới, thành phần mới, tự chịu trách nhiệm về tài chính, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập phải có những tố chất mới năng động, sáng tạo, hiệu quả.... Trong tương lai khi hệ thống giáo dục đào tạo phát triển đúng quy luật, cạnh tranh bình đẳng, các trường ngoài công lập sẽ phát triển mạnh và có những trường là mô hình đối chứng về tổ chức quản lý, về hiệu quả đào tạo trong việc quản lý, sử dụng, phát huy tài sản nhân lực, vật lực trong giáo dục đào tạo” - GS Trần Hồng Quân từng nhận định.

Cho đến nay, những dự đoán của ông dần được chứng minh trên thực tế.

Bộ Trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc Giáo sư, tiến sĩ Trần Hồng Quân, nhà giáo, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị xã hội với rất nhiều đóng góp to lớn cho đất nước, cho xã hội và ngành giáo dục và đào tạo.
Thay mặt cho toàn thể ngành giáo dục và đào tạo, cho các thầy cô giáo và các em học sinh sinh viên, xin kính cẩn dâng nén tâm hương tiễn biệt Giáo sư. Ngành giáo dục và đào tạo mãi mãi ghi nhớ những đóng góp của Giáo sư cho ngành, cho sự nghiệp trồng người. 
Tập thể lãnh đạo của Bộ, các cán bộ làm việc trong ngành nguyện mãi mãi noi theo tấm gương mẫu mực của thầy, một nhà giáo, nhà khoa học hết mình vì dân vì nước, vì sự nghiệp giáo dục...".

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đại học (sau này là Vụ Giáo dục đại học), vẫn nhớ rõ một câu chuyện về GS Trần Hồng Quân: “Anh Quân được điều ra Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp làm Thứ trưởng, tham gia vào Ban cải cách đại học, do Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ phân công. Có thể nói, tư tưởng cải cách đại học có từ thời Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, còn Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ thì chỉ đạo trực tiếp triển khai.

Có tư tưởng nhưng đổi mới thế nào, cải cách ra sao, phải có người nghiên cứu một cách bài bản, chiến lược. Tôi nhớ là Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ phân công anh Quân phụ trách Ban Nghiên cứu cải cách đại học.

Rồi anh Quân đã cất công đi tìm đúng người đúng việc, kết quả gặp được các anh Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà, Lê Thạc Cán và một số người khác - những người này vừa giỏi, vừa rất tâm huyết. Anh Quân tập hợp các anh ấy trong một tổ nghiên cứu rất bài bản. Lúc đó tất cả từ anh Quân đến anh Tảo và chúng tôi… đều rất sung sức...

Anh Quân là một người có thực tế, anh đã làm Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Tại đó anh Quân có điều kiện tiếp xúc và nghiên cứu các nền giáo dục đại học của nhiều nước, lại tiếp xúc với nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục tiến bộ, anh ấy đã suy ngẫm, tư duy có hệ thống và từ đó xuất hiện những ý tưởng mới, rất tốt”.

TS Lê Viết Khuyến khẳng định: “Anh Quân là người có tư duy sắc sảo, là vị Bộ trưởng tâm huyết, ngày đêm lo cho sự nghiệp chung và của ngành giáo dục đào tạo…”.

GS Hoàng Xuân Sính - một trong những người sáng lập Trường ĐH Thăng Long - trường đại học ngoài công lập đầu tiên của Việt Nam, tâm sự : “Với tôi, anh Quân là một Bộ trưởng gần gũi anh em trí thức, từ tốn khiêm nhường, không quan liêu hách dịch, ghét thói tham nhũng, thấy việc gì tốt cho giáo dục thì khuyến khích cho làm, không có kiểu lúc nào cũng răn đe trừng phạt”.

GS Trần Hồng Quân sinh ngày 15/2/1937, tại xã Mỹ Quới, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng; thường trú tại đường Quốc Hương, phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, TP.HCM.

Từ năm 1961-1975: Giáo sư Trần Hồng Quân giảng dạy tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. Từ năm 1975-1976: Giáo sư là Trưởng Khoa Cơ khí Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Từ năm 1976-1982: Giáo sư là Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM.Từ năm 1982 - 1987: Giáo sư là Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.

Từ năm 1987 - 1990: Giáo sư Trần Hồng Quân giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại Học Trung học Chuyên nghiệp và Dạy nghề. Từ năm 1990-1997: Giáo sư là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ 1998 đến khi về hưu: Giáo sư Trần Hồng Quân là Phó Ban Dân vận Trung ương.

Từ năm 2005-2015: Giáo sư là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Ngoài công lập Việt Nam. Từ năm 2015-2021, Giáo sư Trần Hồng Quân là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Từ năm 2021 đến khi qua đời: Giáo sư là Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Hiệp hội.

Giáo sư Trần Hồng Quân là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII, Đại biểu Quốc hội khóa VIII, X. Ông nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, VII, VIII.

GS Trần Hồng Quân được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì; Huy hiệu 60 năm tuổi đảng và nhiều huân, huy chương cao quí khác.

Lễ viếng GS Trần Hồng Quân được tổ chức lúc 11h ngày 27/8 tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam, số 5 Phạm Ngũ Lão, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM; Lễ truy điệu tổ chức lúc 9h ngày 29/8.

An táng GS Trần Hồng Quân tại Nghĩa trang thành phố.