Gần 20 hộ dân tại tổ 50 phường Yên Hòa (nay là tổ 44 phường Yên Hòa,ôngcaoốckéotrôinhàcảdãyphốmu vs liv quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang phải sống trong cảnh bất an vì việc thi công tại 2 dự án cao tầng khiến nhà có hiện tượng lún, nứt kéo trôi nhà trên cả dãy phố.
Vừa qua, báo VietNamNet nhận được đơn thư phản ánh của người dân tổ dân phố 44 phường Yên Hòa phản ánh về việc xây dựng tại 2 dự án cao tầng là dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư và dự án xây dựng trụ sở của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng CCIC Hà Nội (Công ty CCIC) gần khu vực gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại đây.
Theo đơn phản ánh, Công ty CCIC đã tự ý thay đổi đường ống thoát nước của cả khu dân cư mà không họp bàn, lấy ý kiến của người dân. Chính vì thế, mỗi khi trời đổ mưa cả khu phố bị nhấn chìm trong nước, khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn.
Hiện trạng khu vực cống thoát gần kề công trình của Công ty CCIC
Hiện tượng lún, nứt xảy ra tại nhiều hộ cư dân. |
Ông Nguyễn Trung Kiên, người dân tại tổ dân phố 44 cho biết, đường ống thoát nước cho cả khu dân cư ban đầu được thiết kế vừa đủ để làm dòng chảy lưu thông nước cho khu dân cư mỗi khi trời mưa. Tuy nhiên, từ khi Công ty CCIC đến xây dựng trụ sở của Công ty thì đã thay đổi đường ống thoát của cả tổ dân phố.
“Trước đây hệ thống thoát nước của cư dân vẫn chảy bình thường không bao giờ có hiện tượng ngập úng dù đây là khu vực trũng nhất tại đây. Nhưng kể từ khi đường ống bị thay đổi thì chỉ cần mưa không lớn cũng làm nước dâng lên ngập cả dãy phố, tràn vào nhà” – ông Kiên cho biết.
Phần liền kề giữa 2 nhà bị kéo nứt. |
Ngay cạnh đó là công trình dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư. Theo phản ánh của người dân, phần đất của dự án phía sau khu dân cư có phần chồng lấn lên cống thoát nước của khu dân cư gây khó khăn trong việc thoát nước thải sinh hoạt của gần 20 hộ dân cư dễ xảy ra tình trạng úng ngập nước tràn vào nhà.
Đặc biệt, sau khi 2 công trình thi công một thời gian cả dãy phố với gần 20 hộ dân đang xảy ra tình trạng lún nứt, “kéo trôi” nhiều nhà.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hà phải dùng chậu, thùng để hứng nước mưa. |
Ghi nhận tại đây, trong nhiều hộ dân các vết nứt xuất hiện chạy dọc theo trần nhà, cầu thang, kéo xuống ở khu vực sân. Phần liền kề giữa 2 nhà cũng bị kéo nứt. Nằm sát công trình của Công ty CCIC, ông Nguyễn Trung Kiên cho biết, gần đây ông cảm nhận rất rõ hiện tượng nhà bị kéo trôi không chỉ xuất hiện các vết nứt mà mới đây cửa cổng của gia đình còn dồn kẹt không đóng mở được.
Khu vực công trường xây dựng dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long ngập trong rác ảnh hưởng tới môi trường khu vực nhà ở của các hộ dân. |
Hai công trình cao ốc liền kề không chỉ đặt ra vấn đề an toàn kết cấu công trình mà vấn đề an toàn cho những công trình xung quanh có được tính đến? |
Trong khi đó, chỉ cho PV thấy nhiều vết nứt tại nhà kéo từ tầng thượng đến góc cầu thang tầng 1 bà Nguyễn Thị Hà nhà gần phía công trình Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long cho hay sau một thời gian xuất hiện các vết nứt tại tầng thượng giờ đây các vết nứt đã dần bị thấm dột. Nhiều khi gia đình phải dùng chậu, thùng để hứng nước mưa.
Các hộ dân cũng cho biết, dù đã phản ánh đến chính quyền, chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình nhưng đến nay nỗi lo của người dân tại tổ 44 Yên Hòa vẫn bị “bỏ ngỏ”.
Điều khiến người dân không khỏi bức xúc là dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư là công trình đã liên tục được thay đổi theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”. Vấn đề về an toàn khi thay đổi kết cấu của công trình được đặt ra không chỉ là an toàn kết cấu công trình mà vấn đề an toàn cho những công trình xung quanh có được tính đến? Câu hỏi về vấn đề quy hoạch cũng được dư luận đặt ra.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Quy hoạch xây dựng làm nóng nghị trường Tại phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 17/11, trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Đại biểu Lê Nam (Thanh Hoá) gửi đến Bộ trưởng Bộ Xây dựng câu hỏi về tình hình ùn tắc giao thông gần đây tái phát rất nghiêm trọng. Trong đó có một nguyên nhân là dân số cơ học tăng quá nhanh, chỉ một phường Hoàng Liệt đến năm 2017 sẽ nhận thêm 12.000 căn hộ, dân số của phường sẽ tăng thêm 200%... Đại biểu Lê Nam cho rằng, nguyên nhân quan trọng đó là vấn đề quy hoạch và quản lý xây dựng. Xin Bộ trưởng Bộ xây dựng cho biết vấn đề này như thế nào và quan trọng hơn là giải pháp sắp tới sẽ giải quyết thế nào? Trong khi Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nêu ra các nguyên nhân ùn tắc giao thông thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu: “Vấn đề đại biểu hỏi đơn giản là quy hoạch thế nào, xây dựng trái luật và cao tầng phải chặt ngọn, trách nhiệm của Bộ xây dựng thế nào ở chỗ này. Đó là một biện pháp, chỗ đó là một việc gây ra ùn tắc giao thông, dân cư vào đúng rồi nhưng quy hoạch xây dựng đô thị dân cư thế nào? Thứ hai, tại sao cứ xây nhà cao tầng giữa phố, trách nhiệm Bộ xây dựng ở chỗ nào, quản lý thế nào? Sau khi xảy ra rồi thì các đồng chí ra chỉ thị phải thực hiện nghiêm, quản lý nghiêm, xử lý nghiêm. Nhưng ở đây hỏi về quy hoạch về quản lý, tôi hiểu ý của đại biểu Lê Nam hỏi như vậy". Bộ trưởng Bộ Xây dựng tiếp tục nói đến giải pháp phải giãn dân ở trung tâm như việc di dời trụ sở các cơ quan Trung ương, bệnh viện, trường học ra ngoài khu vực đô thị... Một lần nữa, Chủ tịch Quốc hội phải ngắt lời Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, “đại biểu chỉ hỏi là trách nhiệm của Bộ Xây dựng về mấy việc, quy hoạch có rồi, bây giờ lại làm không đúng, giấy phép thấp tầng cứ xây cao tầng, phạt và cho tồn tại. Tại sao trong quá trình quản lý thì không biết, đến lúc xảy ra rồi lại đập phá thì hại cả cho dân. Chỗ này đồng chí phải trả lời sâu vào mới giải quyết được vấn đề”. Sau phần chất vấn này của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã đề nghị chỉ trả lời phần quy hoạch chung, còn các vấn đề cụ thể xin phép được trả lời đại biểu sau. |
Hồng Khanh
Dự án Hòa Bình Green: Xây chung cư nghìn tỷ nứt nhà dân