Với việc tích hợp bàn phím trượt,ựkhácbiệtởbànphímtrượtỉ số mc Asus Eee Pad Slider thích hợp cho những người đang muốn tìm cho mình một chiếc máy tính bảng cho công việc. Ảnh: TP |
Thiết kế: thuận tiện cho công việc
Asus Eee Pad Slider được trang bị cấu hình không có nhiều điểm vượt trội, bao gồm màn hình chống xước Gorilla IPS 10 inch, độ phân giải 1.280 x 800 pixel, RAM DDR2 1GB, pin 25 Whr cho thời lượng sử dụng khoảng 8 tiếng, chip Nvidia Tegra 2 tốc độ 1GHz và camera kép. Phiên bản bán tại Việt Nam trước mắt cũng sẽ chỉ có kết nối Wi-Fi, dung lượng 16 GB. Máy chạy hệ điều hành Android Honeycomb 3.1, mỏng 18mm và nặng gần 1kg.
Điểm khác biệt và gây ấn tượng mạnh của Eee Pad Slider với những mẫu table xuất hiện trên thị trường hiện nay chính là bộ bàn phím QWERTY ẩn giấu bên dưới màn hình của máy hoạt động khá trơn tru, chuyển đổi từ chế độ tablet sang netbook khá nhanh chóng nhưng hơi khó mở bằng một tay. Bàn phím còn kèm các phím tắt để kích hoạt Wifi, Bluetooth, tăng giảm độ sáng màn hình. Tuy nhiên, do chứa cả màn hình và bàn phím cứng nên máy hơi dày và nặng so với những chiếc máy tính bảng khác như iPad 2 (khoảng 600g), Galaxy Tab 10.1 (565g), Asus Transformer (680g).
Để thuận tiện cho công việc, Asus Eee Pad Slider đã tích hợp sẵn Polaris® Office® 3.0, một giải pháp văn phòng cơ động chuyên nghiệp cho phép người dùng chỉnh sửa các loại tài liệu văn phòng bao gồm các tập tin tài liệu (doc), bảng tính (xls) và bài thuyết trình (.ppt). Ngoài ra, chiếc máy tính bảng này còn được tích hợp sẵn những ứng dụng của Asus như MyNet (dễ dàng kết nối các phương tiện truyền thông kỹ thuật số không dây với các thiết bị mạng gia đình như video HD hay bản nhạc có thể được trình phát như một chiếc TVHD hay máy tính để bàn), MyLibrary (tải và đọc sách) hay ứng dụng MyCloud bao gồm các giải pháp điện toán đám mây, cung cấp khả năng truy cập các nội dung kỹ thuật số như âm nhạc, video, tập tin từ đám mây điện toán bất cứ khi nào, bất kỳ nơi đâu. Người sử dụng thậm chí có thể sử dụng MyCloud để truy cập từ xa, điều khiển bất cứ chiếc PC hay hệ thống Mac nào và truy cập các ứng dụng hay tập tin.
Về thời lượng pin, Slider chỉ có thể dùng tối đa trong vòng từ 7-7,5 giờ, trong khi Transformer có thể sử dụng trong vòng 8 giờ (hay khoảng 16 giờ nếu gắn cả dock bàn phím đi kèm) và iPad 2 (khoảng 10 giờ).
Slider có mức giá khoảng 11-12 triệu đồng, khá thấp so với mặt bằng giá máy tính bảng 10,1 inh trên thị trường hiện nay, bằng với mức giá của iPad 2 16G phiên bản Wifi (nếu thêm bàn phím ngoài thì mức giá khoảng hơn 14 triệu đồng) và thấp hơn so với Samsung Galaxy Tab 10.1 inh (14 triệu đồng) cũng như "người anh em" cùng hãng Asus là Eee Pad Tranformer kèm Dock (13 triệu đồng).
Trải nghiệm: bất tiện khi không có 3G
Mặc dù kết nối Wifi trên Slider khá tốt, khi xem video Youtube không có hiện tượng bị giật nhưng do hệ thống loa được đặt ở phần tiếp xúc giữa bàn phím với màn hình nên âm thanh Supreme SRS chỉ thực sự hay và to hơn khi ở trạng thái trượt. Ngoài ra, do không trang bị kết nối 3G khiến cho việc sử dụng gặp khá nhiều bất tiện khi đang ở ngoài đường hay những nơi không có Wifi.
Do được trang bị lõi kép có tốc độ 1Ghz nên việc xử lý, thao tác trên máy nhanh và gần như không có độ trễ khi sử dụng. Do sử dụng phiên bản Honeycomb 3.1 với giao diện ASUS Launcher, người sử dụng có thể dễ dàng quản lý nội dung, truy cập các dịch vụ trực tuyến và kết nối các thiết bị chỉ với vài thao tác đơn giản... Ngoài ra, Slider còn có các chức năng truy cập nhanh như “Home screen” (Biểu tượng ngôi nhà) giúp bạn quay về màn hình sau cùng mà người dùng truy cập và nút truy cập nhanh giúp dễ dàng tìm đến những ứng dụng vừa mở trước đó.