DN Mỹ hỗ trợ Việt Nam giải quyết quá tải bệnh viện
Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN đã ký biên bản ghi nhớ với Bộ Y tế Việt Nam,ỹhỗtrợViệtNamgiảiquyếtquátảibệnhviệtin bóng dá hỗ trợ giải quyết những vấn đề then chốt của ngành y tế, trong đó có quá tải bệnh viện.
Nhiều cơ hội mới
Đoàn Doanh nghiệp Cấp cao Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (gọi tắt là US-ABC) vừa có chuyến thăm và làm việc thường niên tại Việt Nam với sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao tại 37 tập đoàn, công ty hàng đầu Mỹ như: Apple, Abbot, Boeing, Coca-Cola, Facebook, Ford, GSK, General Electric, Proctor & Gamble, Qualcomm, UPS...
Ông Alexander Feldman, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh US-ABC chia sẻ, sau chuyến thăm của Tổng thống Obama vào tháng 5 vừa qua, quan hệ song phương Mỹ - Việt Nam đã tiến xa chưa từng thấy. Bằng chứng, các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư nhiều hơn tại Việt Nam, háo hức tham gia cùng với những cam kết đổi mới kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sau hiệp định TPP.
Trong 3 ngày, đoàn doanh nghiệp Mỹ đã trình bày nhiều nội dung, lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam như các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ, y tế, năng lượng...
Lĩnh vực y tế là một tập trung đặc biệt, ông Alexander Feldman cho biết, US-ABC đã ký biên bản ghi nhớ với Bộ Y tế Việt Nam, cam kết hỗ trợ giải quyết nhiều vấn đề then chốt như: Quá tải bệnh viện, cung cấp thuốc, dịch vụ y tế, quản lý thiết bị y tế, và dược phẩm, xác định lại tiêu chuẩn định giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y tế, hỗ trợ đào tạo...
Đánh giá thực tế, ông Shane Pang, Giám đốc phụ trách đối ngoại GSK Châu Á TBD nhận định, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Việt Nam là do người dân từ các địa phương vượt tuyến lên tuyến trên.
“Do đó chúng tôi sẽ nhắm đến tập trung cải thiện các dịch vụ y tế ở vùng sâu vùng xa trong tương lai bằng việc hiện đại hóa cách chúng tôi tương tác với nhân viên y tế trong thời đại kỹ thuật số. Chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Y Tế để mở rộng tiếp cận đến thuốc men và hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế tuyến cơ sở trong công tác phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, hoặc chẩn đoán cũng như điều trị nhiều loại bệnh như hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính...”, ông Shane Pang nói.
Hướng đến lợi ích của bệnh nhân
Ông James Strenner, Trưởng VP đại diện GSK Pte Ltd tại Việt Nam cũng cho biết, trong 21 năm hiện diện tại Việt Nam, GSK luôn đồng hành cùng ngành y tế để ngày càng nhiều người dân được tiếp cận với các chương trình tiêm chủng và thuốc thiết yếu.
Từ phải qua: Ông Alexander Feldman, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh cấp cao Hoa Kỳ - ASEAN Ông James Strenner, Trưởng VPĐD GSK Pte Ltd tại Việt Nam Ông Shane Pang, Giám đốc phụ trách Đối ngoại, GSK Châu Á Thái Bình Dương |
Từ tháng 1/2015, Việt Nam cùng với Mỹ là 2 quốc gia đầu tiên GSK áp dụng mô hình hoạt động mới, hoàn toàn đặt lợi ích của người bệnh làm trung tâm của mỗi quyết định. Theo đó, đội ngũ trình dược viên được đánh giá dựa vào sự đóng góp về mặt kiến thức và chuyên môn. Đồng thời hiện đại hóa cách tương tác với các chuyên gia y tế, ngưng chi trả dịch vụ diễn giả cho nhân viên y tế nhằm xóa bỏ những quan ngại về mâu thuẫn lợi ích. Thay vào đó, GSK tăng cường các giải pháp truyền thông đa phương tiện, kết nối các chuyên gia và nhân viên y tế thông qua các hội nghị trực tuyến, giúp các bác sĩ cập nhật nhanh nhất những thông tin mới về thuốc và các thông tin hữu ích khác liên quan đến thuốc.
Đặc biệt GSK cũng đang hợp tác với Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) để tập trung giải quyết những vấn đề về sức khỏe ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam.
Vừa qua, GSK và Tổ chức Save The Children đã trao giải thưởng trị giá 400.000 USD cho Tổ chức PATH Việt Nam nhằm hỗ trợ triển khai và nhân rộng ứng dụng kỹ thuật số trong quản lý chủng ngừa tốt hơn tại các tuyến tỉnh, vùng sâu vùng xa. Hệ thống trực tuyến sẽ tổng hợp danh sách người được tiêm ngừa và tự động gởi tin nhắn (SMS) nhắc nhở trước 1-2 ngày để mọi người không lỡ lịch hẹn. Sau buổi hẹn, nhân viên y tế sẽ cập nhật liều dùng và thông tin của người được chủng ngừa thông qua ứng dụng trên điện thoại. Nhóm quản trị của chương trình sẽ truy cập và đánh giá tính hiệu quả cũng như độ bao phủ của chương trình thông qua các dữ liệu được cập nhật này.
GSK và Tổ chức Save the Children cũng đang phát triển dự án trị giá 360.000 USD cho hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Yên Bái, mục tiêu tiếp cận tới 25.000 bà mẹ có con nhỏ mới sinh, tập cho những bà mẹ trẻ này thói quen chăm sóc con mình, tập huấn cho những người đỡ đẻ, nhân viên y tế, và tăng cường tiếp cận cộng đồng để cải thiện một số tiêu chuẩn y tế.
“Chúng tôi không chỉ cung cấp thuốc mà còn mong muốn đem đến những hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ đổi mới đến với người dân Việt Nam và giúp đội ngũ y bác sĩ cập nhật được những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực này trên nền tảng công nghệ số”, ông James nhấn mạnh.
Minh Anh