NEWS

Bức thư cảm độngNhững ngày qua,ứcthưcảmđộngcủacụônggửingườihàngxómnấucơmchomìlich thi dau ngoai hanglich thi dau ngoai hang anh toi naylich thi dau ngoai hang anh toi nay、、

Bức thư cảm động của cụ ông gửi người hàng xóm nấu cơm cho mình

Bức thư cảm động

Những ngày qua,ứcthưcảmđộngcủacụônggửingườihàngxómnấucơmchomìlich thi dau ngoai hang anh toi nay mạng xã hội lan truyền 2 bức thư nói lời cám ơn của cụ ông 88 tuổi sống một mình khi được một gia đình giúp đỡ khiến cộng đồng mạng xúc động. Trong thư, ông nói lời cám ơn gia đình hàng xóm đã liên tục nấu, gửi cơm cho ông suốt nhiều ngày qua.

Người này cho biết, nhờ những bữa cơm ấm nóng, ông đã đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật. Ông viết: “Từ 1/7, tôi bị đau khớp kết hợp với bệnh tiền liệt tuyến có sẵn cả từ năm trước. Gần nửa tháng, đau nhức, đêm ngủ ngồi chập chờn, lại chỉ uống sữa, không dám ăn uống, tiêu hóa bị rối loạn”.

“Hai ngày qua, được cô cho cơm ăn. Của cho không nhiều nhưng tác dụng lại kỳ diệu: Sau bữa cơm đầu, cảm thấy bớt đau, không còn sợ những cơn đau như trước. Tình cảm xóm giềng, cô giúp đỡ rất quý, không lời cám ơn nào xứng đáng. Hiện nay, bệnh tình tôi đã khá nhiều, đêm có thể nằm ngủ, gần hồi phục như trước khi có lệnh giãn cách…”.

{ keywords}
Hai bức thư ông Thanh gửi cho gia đình bà Sen, người đã giúp đỡ ông suốt thời gian ông dưỡng bệnh. (Bức thư bên trái ông ghi nhầm năm 2011).

Cuối thư, ông cho rằng mình đã khỏe, nhà có sẵn thực phẩm nên không dám phiền gia đình người hàng xóm. Tuy vậy, gia đình người giúp đỡ vẫn kiên trì nấu cơm, gửi sang cho ông để ông an tâm dưỡng bệnh.

Cuối cùng, nhận thấy những bữa cơm nóng ấm ấy giúp mình hồi phục bệnh tật, ông quyết định viết lá thư thứ hai. Trong thư, ông ngợi khen tài nấu ăn của người hàng xóm và khẳng định nhờ gia đình bà, ông đã hồi phục rất nhanh.

Thư có đoạn: “Bảy mươi năm cơm hàng cháo chợ, tôi chưa bao giờ được ăn ngon như những ngày này. Nhờ ăn cơm, mau lại sức tôi mới có thể chịu đựng được những cơn đau nối tiếp nhau ngày cũng như đêm…”,

Cuối cùng, ông nhận định, tình hình giãn cách còn dài nên nhờ gia đình hàng xóm tiếp tục nấu cơm cho mình. Tuy vậy, ông cũng xin được góp chi phí để “không cảm thấy áy náy”.

Những lá thư với lời lẽ cảm động, chân thành, văn phong khúc chiết, đặc biệt chữ viết sạch đẹp của cụ ông khiến người xem thích thú, xúc động. Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, câu chuyện và những bức thư được cư dân mạng chia sẻ mạnh mẽ.

Tài khoản có tên Dương Tử Anh viết: “Bác 88 tuổi mà chữ đẹp, hành văn mạch lạc, là người tự trọng lại rất biết trước sau. Mong bác được mạnh khỏe, bình an. Cảm ơn mẹ của chủ tus (người chia sẻ câu chuyện), một tấm lòng đẹp làm cuộc đời này thêm đẹp. Mong sao những điều tốt đẹp nhân lên và truyền đi xa mãi…”.

{ keywords}
Nhà ông Thanh và nhà bà Sen (cổng màu xanh) sát vách nhau. Tuy nhiên, cả hai ít tiếp xúc vì ông Thanh sống khá khép kín.

Trong khi đó, tài khoản Nguyễn Huy lại nhận định, ông cụ là dân trí thức, nhân sinh quan hiện rõ qua từng câu chữ trong các bức thư. “Ôi ông người ở đâu mà hay thế. Chắc chắn là dân trí thức vì lối viết rất rõ ràng mạch lạc, chấm phẩy chuẩn, chữ viết cũng ngay ngắn dễ nhìn, cách thể hiện thì rất khiêm tốn, tinh tế, văn vẻ. Đọc vài dòng thư ông mà thấy cả một khung cảnh cuộc đời và nhân sinh quan của ông hiện ra”, tài khoản này bình luận.

Đùm bọc nhau mùa dịch

Chị Phan Mai Ngọc Yến (ngụ phường 13, quận Phú Nhuận, TP.HCM), người chia sẻ câu chuyện nói trên cho biết, chị xúc động trước những lá thư đậm chất văn của ông cụ và muốn giới thiệu đến nhiều người.

Chị Yến kể: “Nhà tôi và bác ấy sát vách nhau. Tuy nhiên, tôi cũng không hay giao lưu xóm giềng nên chỉ biết bác tên Thanh, ở một mình, mấy tháng mới có người ghé thăm. Chỉ có mẹ tôi thỉnh thoảng mới nói chuyện với bác”.

“Trước dịch, sáng, chiều bác hay quét sân cho những nhà xung quanh. Hai tuần trước, mẹ tôi thấy nhà bác đóng cửa im lìm, không ai ra ngoài. Lo lắng, mẹ qua gọi cửa thì biết bác bệnh không thiết ăn uống gì cả”, chị Yến kể thêm.

Thương người hàng xóm côi cút, bà Mai Thị Sen (64 tuổi, mẹ chị Yến) trở về nhà, lặng lẽ nấu tô cháo, đem qua nhà cho ông ăn. Biết ông cụ cao tuổi lãng tai, bà Sen viết thư để lại, nói rõ mục đích việc làm của mình.

Tuy vậy, ông cụ vẫn từ chối, không nhận sự giúp đỡ của gia đình chị Yến. “Mẹ tôi nấu cháo mang qua, bác ấy nhất định không chịu nhận. Mẹ phải mang trở về. Hôm sau, nhà tôi nấu cơm, mẹ lại để dành một phần cho bác. Mẹ mang sang nhà và nói dối là người quen gửi đồ nhờ mẹ nấu giúp, bác mới nhận”, chị Yến kể.

{ keywords}
Phần quà ông Thanh gửi cho bà Sen để không cảm thấy ngại khi nhận sự giúp đỡ từ gia đình bà.

Cũng theo chị, nửa tháng sau, ông Thanh viết thư tay, gửi cho bà Sen để nói lời cám ơn. Trong thư, ông khẳng định nhờ những bữa cơm của bà Sen mà bệnh tình mình thuyên giảm. Cuối thư, ông tiếp tục từ chối sự giúp đỡ của bà Sen vì sợ mình làm phiền người hàng xóm tốt bụng.

Chị Yến nói: “Dẫu vậy, mẹ tôi vẫn tiếp tục nấu cho bác ăn. Gia đình tôi ăn gì thì cho bác ăn như vậy. Chỉ là trong lúc nấu nướng, khi thức ăn sắp chín, đến công đoạn nêm gia vị, tôi và mẹ tách ra một phần thức ăn để nêm nhạt hơn, nấu cho nhừ hơn”.

“Bác Thanh chỉ nhận cơm từ gia đình tôi một cữ vào khoảng 10h -11h trưa thôi. Bác lớn tuổi, ăn ít nên chúng tôi không cảm thấy phiền hà gì cả. Ngược lại, gia đình tôi cảm thấy rất vui vì có thể giúp bác trong lúc đang đau bệnh thế này. Hôm 28/7, nhà tôi nhận được lá thư thứ 2 của bác. Đọc thư xong, chúng tôi xúc động lắm” chị nói thêm.

Cùng với lá thư thứ 2, ông Thanh gửi cho gia đình bà Sen đôi chai dầu ăn, nước mắm. Sợ người hàng xóm buồn, không chịu nhận sự giúp đỡ của mình, bà vui vẻ nhận quà và tiếp tục nấu cơm cho ông ăn.

Bài: Nguyễn Sơn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bức thư cảm động của người mẹ gửi con trai nhân ngày sinh nhật

Bức thư cảm động của người mẹ gửi con trai nhân ngày sinh nhật

Trước sau gì bố mẹ cũng phải rời xa con, nhưng con luôn nhớ rằng con có một nửa tốt nhất của cha và một nửa tốt nhất của mẹ.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap