您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo AEK Athens vs OFI Creta, 0h30 ngày 21/12
NEWS2025-01-22 08:19:30【Ngoại Hạng Anh】7人已围观
简介Nhận định,ậnđịnhsoikèoAEKAthensvsOFICretahngàclip bong da soi kèo AEK Athens vs OFI Creta, 0h30 ngàyclip bong daclip bong da、、
Nhận định,ậnđịnhsoikèoAEKAthensvsOFICretahngàclip bong da soi kèo AEK Athens vs OFI Creta, 0h30 ngày 21/12 - giải VĐQG Hy Lạp. Dự đoán, phân tích châu Âu, châu Á AEK Athens đấu với OFI Creta từ các chuyên gia hàng đầu.
Nhận định, soi kèo Dinamo Bucuresti vs Farul Constanta, 1h30 ngày 21/12很赞哦!(857)
相关文章
- Soi kèo phạt góc Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01
- Dự án bệnh viện theo chuẩn khách sạn sắp đi vào hoạt động ở Đông TP.HCM
- Nguyên nhân khiến 11 người nhập viện sau đám tang ở Sapa
- Đảo đẹp nhất ở phương Nam
- Soi kèo góc Leganes vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 18/1
- Bài học nhãn tiền cho môi giới Địa ốc Alibaba
- Chuẩn bị cưỡng chế 'dự án ma' thứ 2 của Địa ốc Alibaba
- Người dân Hà Nội có thể dùng app để xin giúp đỡ về y tế, lương thực
- Siêu máy tính dự đoán Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1
- Lý do Hàn Quốc có bước nhảy vọt về tuổi thọ, vượt xa Mỹ
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Bournemouth, 19h30 ngày 18/1
Hơn 50% thuốc chữa ung thư ở Anh không có tác dụng
Ngày 17/9/2009, Tập đoàn Viettel của Việt Nam đặt bút ký kết đầu tư vào Haiti - quốc gia tại vùng biển Caribe thuộc những nước nghèo nhất thế giới - với liên doanh viễn thông trực thuộc Ngân hàng Trung ương Haiti mang tên Teleco. Chỉ sau đó vài tháng, 3 ngày trước khi Viettel chính thức ký hợp đồng thành lập liên doanh, Haiti xảy ra trận động đất rất lớn, cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người. Không ai nghĩ Viettel quyết định ở lại khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đều nhanh chóng rời khỏi đất nước này.
Và rồi 1 năm sau đó, công ty liên doanh với tên gọi National Telecom S.A, tên thương hiệu là Natcom chính thức khai trương dịch vụ sau khi đã xây dựng mạng lưới cáp quang phủ 90% dân số Haiti. Đến nay, nhà mạng đến từ Việt Nam đã đem đến cho người dân Haiti dịch vụ viễn thông có chất lượng tốt nhất với giá rẻ hơn tới 80%. Từ một đất nước bị thiệt hại nặng nề, Haiti thành quốc gia có hạ tầng cấp quang lớn nhất khu vực Caribe.
Đó là điều mà những người Haiti giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể nghĩ tới. Sự phát triển của ngành viễn thông Haiti được thúc đẩy bởi Natcom, kéo theo sự thay đổi rất lớn trong phát triển kinh tế tại quốc gia này.
Sự công nhận những đóng góp của Natcom cho đất nước Haiti được đánh dấu bằng sự kiện Natcom trở thành doanh nghiệp viễn thông đầu tiên tại Haiti giành giải quốc tế, giải thưởng Steve Award 9 2015 ở hạng mục chương trình xã hội của năm trên các lĩnh vực giáo dục, du lịch, sức khỏe, Chính phủ điện tử.
Ngay sau đó, năm 2016, Natcom thử nghiệm mạng 4G thành công và đưa vào sử dụng ở một số vị trí trung tâm trên toàn quốc. Đây là một bước ngoặt giúp thị trường viễn thông của Haiti bắt kịp xu hướng chung của thế giới, giúp người dân tiếp cận thông tin và tri thức một cách nhanh hơn.
Năm 2020, Natcom lần đầu tiên vinh dự được Thủ tướng Joseph Jouthe thay mặt chính phủ Haiti tặng bằng khen cao quý nhất cấp nhà nước “Honneur & Mérite” ghi nhận sự đóng góp cho cộng đồng và tiến bộ công nghệ cho ngành viễn thông của Haiti.
Năm 2021, đánh dấu 10 năm chính thức khai trương dịch vụ ở Haiti, Natcom đạt con số 3 triệu khách hàng, trong đó gần 45% là khách hàng sử dụng 4G. Đó là tiền đề để Natcom tiếp tục phát triển với định hướng trở thành một công ty công nghệ, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ giải pháp, chuyển đổi số cho doanh nghiệp và người dân Haiti.
Tổng kết lại hành trình 10 năm của Natcom tại Haiti, ông Lê Văn Đại – Tổng giám đốc xúc động khi nhớ lại từng kỷ niệm “vô tiền khoáng hậu” mà không có mấy người được trải nghiệm trong đời.
“Tại Haiti, chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, biểu tình…. Để vượt qua những điều đó, con người Natcom phải thực sự bản lĩnh hay nói đúng hơn, bản lĩnh đã trở thành một văn hóa”.
“Trong trận động đất xảy ra gần đây nhất, đa số người dân Haiti rất lo lắng và sợ hãi, cảnh tượng trận động đất 11 năm trước lại ập về trong tâm trí họ, đặc biệt là những người dân ở vùng tâm chấn”, ông Đại kể lại.
3 tiếng sau khi động đất, ông Đại triệu tập tất cả nhân viên Natcom, bao gồm cả người Việt Nam và người Haiti để thành lập đội phản ứng nhanh đi xuống vùng động đất ứng cứu mạng lưới.
“Trách nhiệm của chúng ta bây giờ là trách nhiệm với đất nước, với người dân Haiti. Chúng ta phải cứu mạng lưới để đảm bảo thông tin thông suốt trong thời điểm này. Hãy đối mặt và vượt qua thử thách”, sau chia sẻ của ông Đại, những nhân viên người Việt đã sẵn sàng lên đường ngay dù vẫn còn dư chấn. Điều bất ngờ là chỉ sau 1 tiếng, các nhân viên Haiti cũng vượt qua được nỗi ám ảnh và xin đi cùng.
“Khi anh em đang cứu cáp thì núi lở, họ chạy ra ngoài rồi sau đó tiếp tục lao vào với mục tiêu cứu mạng lưới thật nhanh. Tôi rất xúc động với tinh thần đấy. Sau 24 giờ, mạng lưới của Natcom đã cơ bản được khôi phục hoàn toàn”, ông Đại kể lại.
Trong quá trình điều hành Natcom, ông Đại cũng nhận thấy, văn hóa và môi trường kinh doanh tại Haiti tạo ra rất nhiều rào cản tâm lý, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.
“Khó cái gì thì phải đối mặt, tập trung làm dứt điểm cái đó, qua đó tạo ra niềm tin” là chiến lược mà ông Đại áp dụng với người Natcom nói chung để giải quyết những nút thắt của phát triển. “Khi quyết tâm đối mặt, tất cả cùng tìm cách làm và cùng vượt qua, khó khăn sẽ dần biến mất”, ông Đại nhận xét. Với chiến lược này, những người Natcom đã dần vượt qua nhiều khó khăn trước đây, bình tâm tìm cơ hội và trưởng thành trong một thập kỷ kinh doanh tại Haiti.
Giờ đây, trong mắt người dân Haiti, hình ảnh về Natcom là nhà mạng có chất lượng Internet hàng đầu với giá rẻ nhất. Với các bộ ban ngành trong bộ máy Chính phủ, Natcom là nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến kênh truyền, Internet hàng đầu. Phần lớn hoạt động của các cơ quan nhà nước, Chính phủ, doanh nghiệp đều sử dụng dịch vụ của Natcom cho kết nối nội bộ.
Đối tác liên doanh BRH (Ngân hàng Trung ương Haiti) đánh giá Natcom là thương vụ hợp tác thành công nhất trong việc chuyển từ quốc hữu hóa sang tư nhân hóa tại Haiti.
Vượt qua được nhiều khó khăn của thời kỳ đầu kinh doanh, những người Natcom không ngừng vươn lên, phát triển. Họ nhận thức rất rõ việc cần phải thay đổi để đáp ứng với tình hình mới. Ông Lê Văn Đại cho biết: “Những bài học thành công trong quá khứ giờ cũng không còn áp dụng được nữa, đặc biệt là trong xu thế chuyển đổi số trên toàn cầu. Natcom phải thay đổi mạnh mẽ”.
Cũng vì thế, khẩu hiệu “lột xác sau 10 năm dấn thân ở Haiti” với định hướng chuyển đổi Natcom từ một công ty viễn thông truyền thống thành một công ty công nghệ đầy đủ, cung cấp các dịch vụ giải pháp công nghệ thông tin viễn thông, được xác định là hướng đi chiến lược. Đi kèm với đó, Natcom thực hiện tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh các ứng dụng thông tin trong quản trị nội bộ, số hóa các quy trình, tăng năng suất, tối ưu chi phí.
Cùng với những thay đổi về quản trị, công nghệ, Natcom cũng xây dựng hình ảnh mới: Một công ty công nghệ trẻ trung, năng động, hiện đại, kinh doanh gắn liền trách nhiệm xã hội. Từ năm 2018, Natcom đã chuyển nhận diện thương hiệu từ màu xanh sang màu cam trên nền trắng, tích cực tổ chức các sự kiện cho giới trẻ như giải bóng đá sinh viên, marathon, quảng cáo qua các TVC trẻ trung và đẩy mạnh trên nên tảng mạng xã hội, OTT.
Bên cạnh đó, Natcom đã và đang trở thành đối tác tin cậy của Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Haiti trong việc tư vấn, cung cấp hạ tầng, xây dựng giải pháp số. Natcom đã cung cấp nhiều giải pháp cho các doanh nghiệp đặc biệt là khối SME. Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp tại quốc gia này đã coi Natcom là nhà tư vấn uy tín về chuyển đổi công nghệ và cung cấp các dịch vụ số ở Haiti.
“Tiếp tục đưa công nghệ số hiện đại nhất của thế giới đến Haiti, đó sẽ cuộc cách mạng lần thứ 2 mà Natcom sẽ tạo ra ở Haiti – cách mạng công nghệ số”, ông Lê Văn Đại cho biết.
Nguyễn Nam
">Một thập kỷ dấn thân của Viettel và chiến lược ‘đối mặt với thử thách’ để làm cách mạng số ở Haiti
- - Lỗi hẹn một năm, ''Điều còn mãi" 2015 càng khiến cho người hâm mộ háo hứcđón chờ và đã chinh phục khán giả bằng chất lượng nghệ thuật đỉnh cao. Chỉ nóiriêng trong âm nhạc, thành công của "Điều còn mãi" là sự tổng hòa của nhiều yếutố.'Điều còn mãi' hòa vào hồn thiêng dân tộc">
Hòa nhạc Điều còn mãi 2015: Lan tỏa tinh hoa nhạc việt
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lecce, 21h00 ngày 19/1: Nắm bắt cơ hội
Ông Lê Quang Tự Do
Không dàn dựng
Thưa ông, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức gọi điện cho người dân trên sóng trực tiếp như vậy có nằm trong kịch bản chuẩn bị trước?
Chương trình Dân hỏi - thành phố trả lời là người thật, việc thật và không dàn dựng. Chúng tôi để người dân gửi câu hỏi trước, sàng lọc ra những câu không bị trùng và được nhiều người quan tâm để trả lời. Bên cạnh đó, cũng phản hồi những câu hỏi đặt ra trong phần bình luận lúc livestream.
Việc gọi điện trực tiếp cho người dân ngay trong chương trình để giải đáp cũng không hề dàn cảnh. Chúng tôi chọn những sự việc bức xúc nhất của người dân, những hoàn cảnh đặc biệt nhất gửi về chương trình để lãnh đạo thành phố và lãnh đạo quận huyện trả lời trực tiếp.
Nhiều lãnh đạo địa phương nắm rõ địa bàn nên muốn đích thân xác minh để trả lời người dân cho chính xác, vì cũng có trường hợp sau khi hỏi ra mới thấy không phải như vậy.
Đến nay, chương trình đã có 3 lãnh đạo thực hiện gọi trực tiếp, giải đáp thắc mắc cho dân. Việc này tạo hiệu ứng tốt, được bà con đánh giá cao.
Việc lãnh đạo gọi điện trực tiếp giải quyết như vậy có khiến người dân dồn câu hỏi vào chương trình. Điều này có tạo sức ép cho những người thực hiện, thưa ông?
Những cuộc gọi trực tiếp, người thật việc thật như vậy giúp củng cố niềm tin của người dân với chính quyền. Song song đó, thành phố thực hiện cứu trợ trên diện rộng.
Chẳng hạn, cho đến nay, chương trình đã tổng hợp được khoảng 1,6 triệu đơn đăng ký để gửi về các quận huyện xử lý. Nhờ đó, công tác giải ngân, cấp phát tiền hỗ trợ và túi an sinh cho người dân được thúc đẩy rất nhanh. Trong một tuần đã đạt được một triệu túi, một con số rất cao.
Việc cấp phát cứu trợ nhanh chóng đến nhiều người dân là xử lý trên diện rộng, còn gọi điện trực tiếp trong chương trình là một cách cho thấy lãnh đạo thành phố và địa phương muốn lắng nghe ý kiến nhân dân để xử lý kịp thời.
Kênh thông tin khổng lồ tạo sự thay đổi chính sách
Lãnh đạo thành phố và quận huyện xử lý trực tiếp từng trường hợp cụ thể trên sóng như vậy đã tạo sự liên thông giữa chính sách và đời sống ra sao, thưa ông?
Đây là một chương trình của chính quyền để nghe trực tiếp các bức xúc, nguyện vọng, nhu cầu, lời kêu cứu của người dân. Muốn nghe trực tiếp những ý kiến đó thì tất cả những ý kiến của người dân phải được truyền đạt một cách chân thực nhất.
Khi làm báo, làm một chương trình truyền hình thì chúng ta sẽ cắt gọt tên, địa chỉ, số điện thoại. Những chương trình đó chỉ có tác dụng phổ biến chính sách, giải đáp chính sách, cũng như giải đáp những vấn đề chung trong quá trình thực thi. Nhưng với tính chất của chương trình này muốn trực tiếp lắng nghe dân và giải quyết những nỗi khổ của dân trong một hoàn cảnh quá ngặt nghèo như hiện nay thì bắt buộc phải người thật, việc thật, địa chỉ thật.
Hiện nay chương trình đang phát trên 12 trang fanpage và 2 kênh YouTube. Riêng lượng bình luận ở 4 kênh chính đã đạt tổng 200.000 lượt, cho thấy người dân rất quan tâm đến chương trình này.
Trong các bình luận, rất nhiều người đã nhận được túi an sinh, cám ơn thành phố, đồng thời xin hỗ trợ tiếp, hoặc xin hỗ trợ cho người thân, bạn bè gặp khó khăn. Tất cả những ý kiến này đều được chúng tôi tổng hợp gửi về địa phương để xử lý. Nhờ kênh này, rất nhiều địa phương đã giải quyết được, phát hiện được những hoàn cảnh khó khăn của người dân trên địa bàn mình.
Hiện nay việc cứu trợ dựa hẳn vào tổ dân phố và phường xã. Nên có trường hợp tổ trưởng dân phố bị đi cách ly, hoặc mệt quá không làm xuể, hoặc phường quá tải chẳng hạn thì ngay lập tức sẽ có hàng chục, hàng trăm hộ ở trong địa bàn kêu cứu lên chương trình. Vì vậy, cách này của chương trình đã giúp địa phương nắm được số lượng người dân đang cần giúp đỡ.
Trong khi làm chương trình, có hoàn cảnh nào khiến các ông cảm thấy xúc động?
Nhiều lắm. Như tôi nói lúc đầu có gần 1,6 triệu đơn đăng ký gói an sinh thông qua chương trình này. Con số đó đã cho thấy một thực trạng là kể từ khi thành phố thực hiện phong toả, cách ly nghiêm ngặt thì số lượng người khó khăn tăng lên rất nhiều.
Giữa một thành phố là đầu tàu kinh tế cả nước thế này mà vẫn có người khó khăn, một số ít đói ăn. Điều đó khiến cho rất nhiều người, trong đó có những người làm chương trình như chúng tôi rất đau lòng. Do đó, cần giải quyết nhanh nhất, trong một thời gian ngắn nhất, và phủ nhiều nhất cho những người đang khó khăn, đặc biệt là về lương thực.
Tuy nhiên chương trình này chỉ có tác động gióng lên hồi chuông về thực trạng, cũng như gửi những lời kêu đó đến chính quyền. Trước đó, phải có được sự chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo cao nhất của thành phố để thông suốt từ trên xuống dưới.
Vì vậy, khoảng 10 ngày nay, thành phố đã có những chủ trương mới cắt giảm rất nhiều tiêu chí để người dân dễ dàng nhận được túi an sinh. Trước đây, để được nhận hỗ trợ người dân phải đáp ứng nhiều tiêu chí hơn, phải xác nhận nhiều thứ hơn, rồi người khó khăn được định nghĩa cũng khó hiểu hơn, thì bây giờ định nghĩa rất đơn giản.
Ví dụ như hôm Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan nói trên chương trình rằng tóm lại tiêu chí để người dân được hỗ trợ rất đơn giản: một là bị mất việc, hai là bị cách ly không đi làm được, ba là gặp khó khăn về lương thực.
Những người này thậm chí sẽ được công an phường, tổ dân phố đến phát luôn rồi ký nhận chứ họ không cần phải đi làm thủ tục gì cả. Đó là những điều chúng tôi thấy đạt được ở chương trình này.
Ngoài người dân gặp khó khăn, chương trình có nhận phản ánh từ phía doanh nghiệp?
Nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí là đang đứng trên bờ vực phá sản. Họ có nhiều kênh để kêu cứu, riêng qua kênh này họ cũng gửi nhiều tâm tư, những ý kiến rất sâu sắc, tập trung nhiều vào việc xin có những chính sách về thuế, giãn nợ, khoanh nợ, hoặc xin điều chỉnh lại giấy đi đường để người lao động của họ đi làm việc được, rồi chính sách về 3 tại chỗ, một cung đường hai điểm đến...
Những khó khăn của họ hiện nay mang tính ngắn hạn, còn bài toán trung hạn là làm sao vẫn phải mở cửa lại để hoạt động. Vì một đất nước vận hành là do người dân làm việc và đóng tiền ngân sách để hoạt động. Đó là lý do doanh nghiệp mong muốn làm sao sớm có những giải pháp để mở cửa trở lại.
Ngoài việc cứu trợ của nhà nước, các doanh nghiệp đóng góp cho dân qua chương trình này cụ thể thế nào, thưa ông?
Việc cứu trợ hiện nay có hai nhánh, chính quyền hỗ trợ tiền và túi an sinh, nhánh kia là dân cứu dân. Nhiều người làm các bếp ăn từ thiện, các nơi hỗ trợ bình ô-xy, và những hoạt của người dân bình thường khác đều phát huy tác dụng. Nhưng đến ngày 23/8, bắt đầu giãn cách nghiêm ngặt, hầu hết đều phải dừng lại, lúc đó hoạt động của dân cứu dân lại bị tạm dừng, nhà nước mất đi một đội ngũ quan trọng.
Trong việc cứu trợ những người gặp khó khăn, tôi thấy ở Mặt trận Tổ quốc hiện nay đã nghĩ ra một cách rất hay, đó là xây dựng ra app An sinh. Trên app này, người dân đăng ký nhận cứu trợ, chính quyền phường xã sẽ xác nhận nhanh chóng. Các mạnh thường quân đọc được danh sách này, muốn cứu trợ bất kỳ ai cũng được. Sau khi cứu trợ, cả mạnh thường quân lẫn người dân và chính quyền đều nắm rõ con số hỗ trợ một cách minh bạch. Điều này hạn chế được những lùm xùm hiện nay về công tác cứu trợ do những người nổi tiếng thực hiện, khiến người dân mất niềm tin vào các hoạt động thiện nguyện.
Chủ động cung cấp thông tin ở ngay mảnh đất của tin giả
Chương trình đã làm được những việc rất ý nghĩa, tuy nhiên có điểm nào các ông vẫn thấy chưa hài lòng?
Xin nói trước những điểm đã làm được. Thứ nhất, chương trình đã tạo ra một cú hích cho cho chính quyền các cấp không chỉ ở TP.HCM trong việc sử dụng một công cụ truyền thông mới để tiếp cận với người dân, để vừa đối thoại vừa lắng nghe và giải đáp thắc mắc, vừa cung cấp thông tin chính xác. Phương tiện này là mạng xã hội, livestream - vốn đang được rất nhiều thành phần trong xã hội sử dụng nhưng chính quyền thì chưa dùng đến. Chính vì vậy, nó là mảnh đất màu mỡ cho tin giả, tin sai sự thật, tin xấu độc lan tỏa. Nếu chính quyền sử dụng ở nơi mà mảnh đất tin giả phát sinh, chúng ta cung cấp thông tin đầy đủ chính xác, kịp thời, trực tiếp cho dân thì tin giả không còn đất để tồn tại. Cú hích này quan trọng nhất.
Thứ hai, chính quyền đã làm được điều chưa từng làm. Khi làm việc gì chưa có tiền lệ sẽ có rất nhiều những lo sợ xuất hiện, như sợ rủi ro, sợ nhỡ mồm nhỡ miệng, sợ người dân bình luận ném đá, sợ những điều chúng ta chưa làm được bị phơi bày, sợ những thông tin chúng ta nói ra rồi chúng ta không làm nổi,... Nhiều lắm, và những nỗi lo đó có lý, đặc biệt đối với chính quyền và đối với những người chịu trách nhiệm.
Chính quyền đã phải cân giữa cái được và cái mất. Và trong hoàn cảnh hiện tại này chắc chắn cái được phải lớn hơn. Do đó, người đứng đầu phải chấp nhận những sự nguy hiểm đó, và khi đã trở thành một chuyện bình thường rồi mọi thứ sẽ dễ dàng hơn.
Thứ ba, hiệu quả của chương trình mang lại rất cao. Mạng xã hội là phương tiện để đo lường dư luận xã hội, nắm bắt ý kiến của người dân rất thuận tiện, một kho khảo sát xã hội học khổng lồ. Đây là nguồn dữ liệu đầu vào rất tốt để lãnh đạo tham khảo, ra được quyết sách rất gần, rất thực tiễn.
Tại sao chỉ trong một tuần TP.HCM phát được một triệu túi an sinh, giải ngân được hơn 2.000 tỷ trong khi trước đó làm rất mất thời gian? Vì khi thấy được tính cấp bách của việc cứu đói cho người dân quan trọng nhất, chính sách sẽ điều chỉnh để giải ngân nhanh nhất. Còn nếu chưa thấy được tính cấp bách đó, trong tình hình khẩn cấp như thế này, những tình huống đặc biệt như thế này vẫn làm theo các quy định cũ chắc chắn không phù hợp.
Vẫn còn một số thứ chưa được nhưng tôi cho rằng không nhiều và không đáng kể. Ví dụ, làm sao để người đại diện cho chính quyền ở trong các lĩnh vực trả lời các câu hỏi trực diện hơn, sát hơn. Qua 9 số, có nhiều người trả lời rất tốt, dân rất thích, nhưng cũng có những người trả lời theo kiểu chung chung. Làm sao các cấp chính quyền khi trả lời cho dân phải đối mặt với thực tiễn, thậm chí thực tiễn không tốt đang có để đối mặt với sự thật và giải quyết nó không tránh né.
Thứ hai, làm rồi mới biết các kênh báo chí truyền thông vẫn yếu trên mạng xã hội. Khi thực hiện chương trình, chúng tôi phải làm việc với những công ty chuyên nghiệp về livestream chứ các cơ quan khác chưa làm được.
Kinh phí là vấn đề cuối cùng. Trong giai đoạn này, kể cả anh Quyền Linh và những người khác đều đang làm với tinh thần thiện nguyện. Tuy nhiên, nếu được xem là một chương trình chính quy, bài bản trong những giai đoạn bình thường cần có chi phí, có kế hoạch và phải có hậu cần đảm bảo để làm lâu dài.
Để chương trình khởi sự, vượt qua những khó khăn và có được thành công bước đầu như hiện nay, ông nhớ đến những người nào đã thúc đẩy việc này?
Tôi có thể khẳng định, để chương trình này làm được và làm thành công như thế này, vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng, cụ thể là lãnh đạo TP.HCM, mà trực tiếp thời điểm đó là Phó Bí thư thường trực thành uỷ Phan Văn Mãi (nay đồng thời là Chủ tịch UBND TP). Khi chúng ta làm việc gì chưa có tiền lệ, quyết định cuối cùng có làm hay không do người lãnh đạo.
Ban đầu, Phó Bí thư thường trực Phan Văn Mãi đặt vấn đề với Bộ TT&TT về việc xử lý những thông tin xấu độc ảnh hưởng đến công tác chống dịch của thành phố. Tuy nhiên, hiện nay việc chống tin giả vẫn đang là chạy theo tin giả, gỡ bỏ tin này sẽ có tin khác xuất hiện, do đó Chủ tịch UBND TP đề nghị Bộ TT&TT tư vấn cách giải quyết. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng có chỉ đạo rằng, từ trước đến nay việc chặn tin giả là phối hợp với Facebook, YouTube và Tiktok để họ chặn, nhưng đó là cách làm thụ động, cần có cách làm chủ động hơn.
Do đó, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử đề nghị bên cạnh việc phối hợp ngăn chặn, cần truyền thông chủ động trên chính mảnh đất màu mỡ đã sinh ra tin giả.
Đó chính là lý do chương trình Dân hỏi - thành phố trả lời ra đời. Chúng tôi cung cấp thông tin chính xác, trực tiếp, nhanh đến người dân để bảo đảm người dân có thông tin đầy đủ, kịp thời. Giả sử trong ngày có tin giả nào, ngay đêm đó chúng tôi kịp thông tin lại cho người dân cảnh giác.
Cách truyền thông chủ động này sẽ giải quyết được ba bài toán. Một là phản bác tin giả ngay trên nơi nó sinh ra, hai là cung cấp trực tiếp cho người dân những thông tin để họ không nghe tin giả, ba là cung cấp được lượng thông tin lớn, giải thích đi giải thích lại chặt chẽ hơn. Đây là ưu thế của livestream so với các cách truyền thông khác.
Khi chúng tôi đề xuất ý đó với ông Phan Văn Mãi, ông rất ủng hộ và đồng ý triển khai. Tất nhiên chúng tôi cũng nói những khó khăn khi thực hiện, ví dụ những rủi ro, những nguy hiểm, nhưng ông Mãi khẳng định thời điểm đó ở TP.HCM không có gì nguy hiểm bằng để dân đói. Phải để dân yên tâm mới là vấn đề quan trọng nhất hiện nay. Do đó, người làm chính trị, cán bộ nhà nước phải vượt qua những nỗi sợ đó để cứu dân lúc này.
Sau khi nghe như vậy chúng tôi rất xúc động, bắt tay vào làm ngay. Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông chỉ có 18 tiếng để hoàn thành mọi thứ, cho ra số đầu tiên của Dân hỏi - thành phố trả lời.
Chủ động tìm công cụ công nghệ mới để thực thi nhiệm vụ
Hiện nay chính quyền trung ương lẫn địa phương đều có các trang mạng xã hoạt động hiệu quả, ông có cho rằng chính quyền ngày càng quan tâm hơn đến việc truyền thông trên mạng xã hội?
Chắc chắn là như vậy. Tầm quan trọng của việc thông tin tuyên truyền trên mạng xã hội, đặc biệt là truyền thông về chính sách, ngày càng được chính phủ quan tâm và chính quyền các cấp quan tâm. Nên xem truyền thông xã hội là một phương thức, một công cụ để đối thoại với người dân.
Việc sử dụng mạng xã hội để truyền thông chính sách như hiện nay có tạo tiền đề cho các tư duy cởi mở hơn ở các cấp chính quyền trong thời gian tới, thưa ông?
Ở tầm vĩ mô, các cơ quan quản lý, những nhà hoạch định chính sách phải làm sao lắng nghe được, nắm bắt được càng chính xác, càng nhanh chóng càng tốt những tâm tư nguyện vọng của dân. Và cách lắng nghe, nắm bắt càng nhanh càng chính xác phải từ khoa học công nghệ.
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trên lĩnh vực internet, sẽ rất lớn, rất nhiều qua thời gian. Cách đây 10 năm đã có mạng xã hội tạo bước ngoặt, sau 5 năm loài người phát minh ra tính năng livestream - gần như mỗi người đã thành một đài truyền hình có thể làm tường thuật trực tiếp. Không biết 5 năm nữa có gì, 10 năm nữa ra sao, nhưng người lãnh đạo cần tư duy khi nào có những công cụ mới, những ứng dụng mới để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, giải đáp cho người dân thì phải sử dụng. Điều này sẽ tạo một thói quen hành động không chờ người khác làm mình mới làm, mình sẽ chủ động đi tìm những công cụ mới để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Theo kế hoạch, Dân hỏi - thành phố trả lời sẽ kéo dài trong bao lâu thưa ông?
Chương trình thực hiện trong 15 ngày giãn cách nghiêm ngặt của TP.HCM, từ 23/9 tới 6/9. Theo như tôi biết, Sở TT&TT đang tư vấn thành phố để kéo dài chương trình, có thể mỗi tuần một lần chẳng hạn. Tôi hy vọng chương trình sẽ tạo cú hích để các địa phương khác tham khảo, triển khai.
Xin cám ơn ông. Chúc cho chương trình tiếp tục nhận được sự tin yêu, ủng hộ của người dân.
Hải Đăng thực hiện
Ảnh: Trương Thanh Tùng
Dân hỏi thành phố trả lời: “Phục hồi kinh tế và hỗ trợ người dân quận 8”
Chương trình Dân hỏi - Thành phố trả lời trên fanpage của Trung tâm Báo chí TP.HCM và fanpage Thông tin Chính phủ và hôm 4/9 giải đáp trực tiếp những thắc mắc về chủ đề “Phục hồi kinh tế và hỗ trợ người dân quận 8”.
">Ông Lê Quang Tự Do: Chủ động cung cấp thông tin ở ngay mảnh đất tin giả phát sinh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (Ảnh: VGP) Cùng với việc có tên gọi mới là Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Ủy ban này cũng được Thủ tướng kiện toàn gồm 16 thành viên.
Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có Phó Chủ tịch thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực TT&TT; Bộ trưởng Bộ TT&TT làm Phó Chủ tịch.
Ủy ban còn có các Ủy viên là Bộ trưởng các bộ, cơ quan: Công an, Văn phòng Chính phủ, KH&CN, Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ, Y tế, GD&ĐT, Công Thương, Xây dựng, NN&PTNT; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thứ trưởng Bộ TT&TT.
Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng và giúp Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
Cho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban cũng có nhiệm vụ giúp Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; điều phối việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.
Cùng với đó, điều phối chung việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.
Ngoài ra, Ủy ban còn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; đôn đốc việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia…
Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định thành lập Tổ công tác giúp việc Ủy ban đặt tại Bộ TT&TT do Bộ trưởng Bộ này làm Tổ trưởng và có Tổ phó gồm Thứ trưởng các Bộ: TT&TT, KH&ĐT, Công Thương, Xây dựng; lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tổ công tác gồm đại diện lãnh đạo cấp Vụ của một số Bộ, cơ quan cùng lãnh đạo, chuyên gia các doanh nghiệp VNPT, Viettel, Vietnam Post, FPT và một số chuyên gia về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số, kinh tế số, đô thị thông minh, xã hội số trong nước và quốc tế. Trong trường hợp cần thiết, Tổ công tác được huy động các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bộ TT&TT làm nhiệm vụ thường trực của Ủy ban và Tổ công tác; bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.
Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm cho Tổ trưởng Tổ công tác trình Chủ tịch Ủy ban phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban, lãnh đạo Tổ công tác, Kế hoạch hoạt động và Quy chế hoạt động của Ủy ban; phê duyệt danh sách thành viên và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác.
Được phê duyệt tháng 6/2020, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản cụ thể.">Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đổi tên thành Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số
Công an, y tế phường giám sát người cách ly tại nhà bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt. TP.HCM triển khai thí điểm điều trị F0, F1 tại nhà, sau khi được sự đồng ý từ Bộ Y tế. Theo đó, các trường hợp F1 ở những khu vực có nguy cơ cao và khu vực khác được cách ly tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Riêng khu vực có nguy cơ rất cao, thí điểm cách ly F0, F1 tại nhà với các điều kiện đi kèm.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM, số bệnh nhân Covid-19 mắc mới trên cả nước đang tăng nhanh tại nhiều địa phương, tạo áp lực rất lớn cho công tác thu dung, điều trị các bệnh nhân Covid-19.
Để quản lý người cách ly tại nhà, trước đó TP.HCM đã có kế hoạch triển khai nền tảng quản lý dựa trên công nghệ. Đại diện Viettel Solution cho biết, hệ thống giám sát cách ly tại nhà được xây dựng, tích hợp trên nền tảng ứng dụng Tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration) do Viettel xây dựng từ năm 2020.
Trước đó, giải pháp này dự kiến được đưa vào áp dụng trước tại TP.HCM vào ngày 17/7/2021. Tuy nhiên, do các khâu rà soát chuẩn bị, nên tính đến ngày hôm nay 20/7 giải pháp này vẫn chưa áp dụng. Đại diện Viettel Solution cho biết, hiện tại các yếu tố về công nghệ đã sẵn sàng và ứng dụng sẽ được đưa vào triển khai thử nghiệm tại TP.HCM đầu tiên. Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM đang rà soát và lập danh sách các đối tượng cách ly đủ điều kiện có thể cách ly tại nhà. Các cơ quan quản lý đang lên phương án phối hợp với các bộ phận liên quan.
Theo đó, công an phường, cán bộ y tế phường sẽ giám sát, quản lý hiệu quả những người cách ly tại nhà qua các ứng dụng công nghệ. Chiều ngày 20/7, Bộ TT&TT sẽ họp với các bên liên quan về việc ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch trong đó có việc ứng dụng công nghệ tại TP.HCM.
Dựa trên nền tảng khai báo y tế tập trung của Bộ Y tế và Bộ TT&TT, nền tảng hệ thống giám sát cách ly tại nhà được tích hợp thêm công nghệ nhận diện khuôn mặt. Người phải thực hiện theo dõi cách ly tại nhà được yêu cầu sử dụng smartphone, khi đến thời điểm khai báo sẽ thực hiện check-in bằng nhận diện khuôn mặt, từ đó khai báo y tế. Trong khai báo y tế sẽ có lịch cho công an phường và cán bộ y tế theo dõi tình hình cách ly tại nhà của người dân.
Đối với người không có smartphone sẽ thực hiện khai báo y tế qua số điện thoại trên feature phone. Hàng ngày cán bộ y tế phường, công an phường đến kiểm tra và nhận định đối tượng cách ly có thực hiện đúng theo quy định và cập nhật các thông tin về sức khỏe của đối tượng cách ly.
Thông qua hệ thống này, các cấp có thể chủ động quản lý nhóm đối tượng cách ly từ xa. Hệ thống đưa ra cảnh báo cho cơ sở y tế khi các đối tượng cách ly không thực hiện khai báo y tế theo quy định về thời gian. Cán bộ y tế có thể nhanh chóng nắm bắt được tình trạng của đối tượng cách ly: Sốt, ho, khó thở, rát cổ, rát họng hay đau mỏi người.
Nguyễn Thái
TPHCM: Triển khai ứng dụng tra cứu thông tin người thân đang điều trị Covid-19
Nền tảng mới ra mắt cho phép người thân biết được bệnh viện điều trị của người nhiễm Covid-19.
">Công an, y tế phường giám sát người cách ly tại nhà bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt