您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Nhận định, soi kèo Malut United vs Persis Solo, 15h30 ngày 21/11: Chiến thắng nhọc nhằn
NEWS2025-02-24 03:15:06【Bóng đá】3人已围观
简介 Hồng Quân - 20/11/2024 17:40 Nhận định bóng đ baobongđabaobongđa、、
很赞哦!(6)
相关文章
- Soi kèo góc Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2
- Medici được các quỹ ngoại rót vốn
- Ca sĩ Thu Phương hài lòng với cuộc hôn nhân thứ 2 cùng 4 người con
- CEO Tim Cook Steve Jobs sẽ yêu thích Apple của hiện tại
- Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs Liverpool, 02h30 ngày 20/2
- Nữ minh tinh Chae Rim: Nhan sắc tàn phai vì thẩm mỹ, hôn nhân thất bại
- Quỳ xuống cầu hôn bạn trai trong lễ Valentine trắng
- Vén áo phản đối lãnh đạo phát biểu quá lâu
- Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Thái Lan, 14h00 ngày 20/2: Nỗ lực hết mình
- Thiện Nhân Review: Những clip triệu view TikTok về miền Tây dân dã
热门文章
站长推荐
Kèo vàng bóng đá Anderlecht vs Fenerbahce, 03h00 ngày 21/2: Khách hoan ca
Phùng Ngọc Huy bán hàng online, bị công kích đến nỗi bỏ việc
Phùng Ngọc Huy được khán được biết đến với vai trò ca sĩ và diễn viên truyền hình. Sự nghiệp ca hát không nhiều ấn tượng, anh tạo dựng được tên tuổi qua các bộ phim như: Chạm vào quá khứ, Cổng mặt trời, Tay chơi miệt vườn,...
Phùng Ngọc Huy và bạn gái cũ - cố nghệ sĩ Mai Phương từng kết hợp trong các sản phẩm âm nhạc: Bí mật trái tim, Sau mộ tình yêu, E ngại... Sau 3 năm hẹn hò, Phùng Ngọc Huy chia tay Mai Phương khi cô đang mang bầu để sang Mỹ định cư và tiếp tục theo đuổi nghệ thuật.
Mặc dù gặp nhiều chỉ trích của khán giả nhưng anh không hối hận với quyết định của mình. Nhiều năm sang Mỹ, cuộc sống của Phùng Ngọc Huy dần ổn định. Khi Mai Phương qua đời, cái tên Phùng Ngọc Huy được nhắc rất nhiều, có không ít người trách móc anh vô tâm bỏ mặc Mai Phương và bé Lavie.
Phùng Ngọc Huy bị chỉ trích vì bỏ rơi cố nghệ sĩ Mai Phương khi cô đang mang bầu để sang Mỹ lập nghiệp. Gần đây, xuất hiện trở lại, nam diễn viên nhìn tươi tắn và lạc quan hơn. Anh cùng một số người bạn quay video giới thiệu, bán các món ăn vặt Việt Nam và những sinh hoạt thường ngày của mình.
Bên cạnh việc bán hàng online để mưu sinh, Phùng Ngọc Huy từng chia sẻ cuộc sống ở Mỹ được gặp nhiều bạn bè người Việt cùng trong giới giải trí như ca sĩ Như Quỳnh, Phạm Ngọc Huy, diễn viên Minh Thư. Anh vẫn tham gia các show diễn hải ngoại khi có lời mời và có dự định đầu tư vào các dự án nghệ thuật của riêng mình.
Xuân Mai bỏ ca hát, làm việc ngân hàng, bình yên bên chồng và 3 con
Xuân Mai sinh năm 1995, là "thần đồng âm nhạc" một thời. Cô bắt đầu đi hát từ năm 2 tuổi, và trở thành hiện tượng với loạt bài hit Con cò bé bé, Cả nhà thương nhau, Con heo đất,... Trong sự nghiệp ca hát, Xuân Mai sở hữu 30 album, một số lên đến triệu bản.
Lên 5 tuổi, Xuân Mai tổ chức liveshow riêng với hàng ngàn khán giả. Năm 9 tuổi, gia đình Xuân Mai chuyển đến Mỹ định cư cùng mẹ. Từ đó, nữ ca sĩ ít xuất hiện trong các sự kiện âm nhạc.
Xuân Mai chia sẻ: "Cuộc sống của mẹ con tôi ở Mỹ không sung túc như mọi người nghĩ". Mẹ Xuân Mai phải đi bán băng đĩa cho một cửa hàng tại California để nuôi hai chị em cô. Xuân Mai phải phụ giúp bố bán phở, đi làm thêm tại cửa hàng điện thoại để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Ở tuổi 25, Xuân Mai đã lập gia đình và có 3 con. Sau một thời gian vắng bóng, năm 2009, Xuân Mai trở lại con đường ca hát với album Cò lớn. Tuy nhiên, lần trở lại này không thành công như mong đợi, Xuân Mai không thể tự vượt qua được cái bóng quá lớn của mình.
"Điều em cảm thấy khó khăn nhất chính là việc bị so sánh giữa em bây giờ và lúc còn nhỏ. Khán giả đã quá quen với hình ảnh lúc bé nhưng bây giờ em đã thay đổi rất nhiều. Nhiều lúc mọi người còn nghĩ em là Xuân Mai giả", Xuân Mai chia sẻ.
Năm 2015, Xuân Mai gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn và có con đầu lòng ở tuổi 20. Nữ ca sĩ cũng bỏ hẳn ca hát và chuyển sang làm việc tại một ngân hàng. Cuối năm 2018, mẹ Xuân Mai cho biết nữ ca sĩ đã sinh con thứ 3. Gia đình vốn ít người nên bố mẹ cũng khuyến khích Xuân Mai sinh nhiều con.
Mặc dù đã xa rời con đường ca hát, Xuân Mai cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại bởi khán giả vẫn dành nhiều tình thương cho cô. Gia đình nhỏ 5 người của Xuân Mai gắn bó, các con của cô đều khỏe mạnh và yêu thích những ca khúc thuở nhỏ của cô.
Ngọc Quyên sống vất vả, ‘vỡ mộng’ sau khi sang Mỹ
Ngọc Quyên từng là một cựu người mẫu và diễn viên nổi tiếng người. Năm 2018, thông tin Ngọc Quyên chia tay bác sĩ Richard Lê khiến người hâm mộ tiếc nuối. Cô thừa nhận từng phải bán hàng online kiếm thêm thu nhập, gồng mình xoay sở trên đất Mỹ.
Tuyên bố giải nghệ giữa lúc sự nghiệp thăng hoa, Ngọc Quyên từng ao ước được trở về Việt Nam nhưng không thể. Cô thừa nhận: “Trước đây lúc ở quê nhà, tôi cứ nghĩ sang Mỹ để đổi đời. Nhưng đến Mỹ mới “vỡ mộng”. Ở Việt Nam tôi có sự nghiệp, có nhà riêng, có tài xế đi đâu cũng người đưa kẻ rước. Qua Mỹ tôi đã chấp nhận mất tất cả”.
Sau gần 2 năm ly hôn, giờ đây cuộc sống của Ngọc Quyên chỉ xoay quanh con trai. Những hình ảnh Ngọc Quyên bán hàng thuê khiến người hâm mộ không khỏi xót xa. Cô thậm chí phải ăn bánh mì triền miên như là món ăn chính để tiết kiệm, có những lúc cô cắt làm ba khúc để ăn 3 bữa trong ngày.
Hiện tại Ngọc Quyên chăm chỉ kinh doanh để nuôi con, không ngại livestream bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Tâm sự với VietNamNet gần đây, cô chia sẻ những biến cố khiến mình mạnh mẽ, đĩnh đạc và bình tĩnh hơn khi giải quyết công việc.
Ngọc Quyên mong muốn nhanh chóng ổn định cuộc sống để đón mẹ sang Mỹ. Khi nhắc tới mẹ, Ngọc Quyên nhiều lần rơi nước mắt vì nhớ nhà và không thể thường xuyên chăm sóc khi mẹ dần già yếu. Cô mong muốn có thể mau chóng ổn định để đưa mẹ sang định cư để vơi bớt nỗi cô đơn “đi về chỉ có một mình”.
Nghệ sĩ Thanh Hằng phải làm móng, lau chùi nhà vệ sinh
Thanh Hằng sinh năm 1959 trong một gia đình có truyền thống cải lương. Các chị em Thanh Hằng là Ngân Quỳnh, Thanh Ngọc, Thanh Ngân cũng là nghệ sĩ cải lương. Thanh Hằng nổi tiếng với các vở Người đẹp Bạch hoa thôn, Một kiếp đọa đày, Xử án Trần Thế Mỹ, Hàn Mạc Tử,... Năm 1991, chị giành huy chương vàng giải thưởng cải lương Trần Hữu Trang. Năm 1997, Thanh Hằng đoạt giải Mai Vàng với vở Duyên kiếp.
Năm 2001, nghệ sĩ Thanh Hằng đi định cư tại Úc cùng chồng và 2 con. Rút lui khỏi sân khấu khi sự nghiệp vẫn đang trên đà phát triển, nghệ sĩ Thanh Hằng khiến nhiều người hối tiếc. Những ngày đầu trên đất khách, khác biệt từ ngôn ngữ, cách sinh hoạt đến lối sống khiến Thanh Hằng hụt hẫng. Mặc dù vậy Thanh Hằng vẫn cố gắng để các con hoàn thành việc học.
Nghệ sĩ Thanh Hằng quyết định rời quê nhà khi sự nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Ban đầu, nghệ sĩ dành thời gian để học tiếng Anh và lái xe hơi để có thể giao tiếp và chủ động đi lại. Một thời gian, Thanh Hằng chuyển nghề nấu cơm và giao cho các gia đình có nhu cầu để kiếm thêm thu nhập và giảm bớt tiền mua thức ăn cho gia đình
"Mỗi ngày tôi nấu ba món, để vào hộp rồi tự lái xe đi giao đến các gia đình, mỗi tuần 6 buổi. Với mỗi gia đình như vậy, tôi được khoảng 70 USD”, nghệ sĩ Thanh Hằng chia sẻ.
Được một thời gian, nghệ sĩ ngừng việc vì bị đau lưng do làm nhiều việc nặng. Sau đó, Thanh Hằng được chính phủ Australia tài trợ tiền để đi học nghề. Thanh Hằng chọn nghề làm móng và có bằng chính thức sau đó 6 tháng. Sau đó, Thanh Hằng may mắn được giao chức quản lý của một tiệm làm móng. Tại đây, dù trách nhiệm là trông nom cửa hàng, nhưng nữ nghệ sĩ vẫn phải tự tay làm móng cho khách và đảm nhận cả việc lau chùi nhà vệ sinh như mọi người.
Nghệ sĩ Thanh Hằng phải làm nhiều việc từ lái xe hơi, nấu cơm đến làm móng, lau chùi nhà vệ sinh để kiếm sống. Làm móng được một năm, bệnh cũ tái phát và thậm chí đau đớn hơn nhiều lần. Sau khi đi khám, Thanh Hằng được bác sĩ thông báo mình bị gai cột sống và có nguy cơ teo cơ. Tuy nhiên, nghệ sĩ lại tiếp tục được chẩn đoán bị mòn xương chậu bẩm sinh ở mức độ nặng và không thể tiếp tục công việc trước đây. Lần này, Thanh Hằng chuyển sang làm việc tại một quán nước do người em kết nghĩa làm chủ.
Năm 2016, nghệ sĩ Thanh Hằng quyết định về nước và trở lại con đường nghệ thuật: "Động lực quay về thật sự là từ nghệ sĩ Hoài Linh. Hoài Linh coi tôi như người chị ruột trong gia đình. Phải nói là Hoài Linh “công tác tư tưởng” dữ lắm nên tôi mới về. Về đây vui cái nhất là đồng nghiệp cứ liên tục gọi điện hỏi thăm. Mình xúc động lắm, thật sự là mình “sống dễ thương” nên người ta thương mình nhiều", nghệ sĩ chia sẻ".
Hùng Cường - Ngọc Mai - Mai Hương
Phùng Ngọc Huy bán đồ ăn vặt mưu sinh, bé Lavie sống cùng ông bà nội
Phùng Ngọc Huy livestream bán đồ ăn vặt, đồng thời thu âm một số ca khúc và chia sẻ trên trang cá nhân. Do dịch, anh chưa thể thu xếp đoàn tụ cùng con. Bé Lavie hiện đang ở cùng với ông bà nội.
">Phùng Ngọc Huy bán online, Xuân Mai bỏ hát
Khốn đốn vì trăng gió với chồng bệnh nhân
Đồng nhân dân tệ điện tử (e-CNY) của Trung Quốc mở cửa cho người dùng quốc tế tại Olympics mùa đông 2022. Du khách có thể tải ứng dụng ví điện tử e-CNY trên cửa hàng App Store và Google Play, hoặc giữ tiền trên thẻ vật lý, vòng đeo tay. Trung Quốc nghiên cứu tiền điện tử từ năm 2014, thí điểm tại hơn 10 thành phố. Đến cuối năm 2021, đã có hơn 260 triệu người mở tài khoản e-CNY và tổng giao dịch đạt gần 90 tỷ NDT (14 tỷ USD).
Trung Quốc không phải nước đi đầu về tiền điện tử
e-CNY là một dạng tiền điện tử do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC), vốn đang là xu thế trên toàn cầu. Dù có lợi thế so với nhiều quốc gia khác, Bắc Kinh lại không phải “anh cả” trong lĩnh vực CBDC. Vị trí đó thuộc về Bahamas, đất nước giới thiệu tiền điện tử tháng 10/2020. Phiên bản kỹ thuật số của đồng Bahamian Dollar (BSD) do Ngân hàng trung ương Bahamas phát hành, tương tự tiền giấy và tiền xu, có thể truy cập qua ứng dụng di động hoặc thẻ thanh toán vật lý. Ngân hàng trung ương Bahamas hi vọng tiền ảo sẽ nâng cao tính hiệu quả của hệ thống thanh toàn toàn quốc, giúp hạn chế rửa tiền, tiền giả.
Tháng 10/2021, Nigeria là nước châu Phi đầu tiên ra mắt tiền điện tử, eNaira. eNaira dùng công nghệ blockchain tương tự Bitcoin nhưng khác biệt cơ bản là không phải tiền phi tập trung, mà do Ngân hàng trung ương Nigeria hậu thuẫn và phát hành. Các giao dịch bằng eNaira hoàn toàn có thể truy vết. Nigeria mong muốn tiền điện tử tạo điều kiện để nhận kiều hối.
Campuchia với dịch vụ chuyển tiền Bakong và các nước phía đông Caribe cũng nằm trong số những nước đi đầu về tiền điện tử. Khảo sát 65 ngân hàng trung ương của Ngân hàng Thanh toán quốc tế cho thấy 86% đang phát triển tiền kỹ thuật số, khoảng 14% ngân hàng đang chạy các dự án thử nghiệm.
Deutsche Bank tin rằng các ngân hàng trung ương nhiều khả năng phát hành CBDC trong 2 tới 3 năm nữa. Hầu hết đều đang tìm hiểu về loại tiền kỹ thuật số bán lẻ để công dân và tổ chức sử dụng. Bên cạnh đó, một số cũng nghiên cứu các dự án CBDC bán buôn để giao dịch liên ngân hàng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã khởi động dự án đồng EUR kỹ thuật số vào tháng 7/2021. Dự án tiền ảo hiện đang trong "giai đoạn điều tra" kéo dài hai năm để nghiên cứu thiết kế, tính khả thi và tác động của đồng EUR kỹ thuật số trên thị trường.
Nhà phân tích Marion Laboure của Deutsche Bank viết trong một lưu ý cho khách hàng: “Các nền kinh tế tiên tiến phải vượt qua hai rào cản để người dân chấp nhận tiền tệ kỹ thuật số: lãi suất thấp hơn và các tiêu chuẩn văn hóa/quyền riêng tư”.
Còn nhiều rào cản đối với CBDC
Mục tiêu chính của CBDC là mang đến cho người dân, doanh nghiệp an toàn tài chính, sự linh hoạt, thuận tiện và dễ dàng sử dụng ở bất kỳ đâu. CBDC giảm các chi phí duy trì hệ thống tài chính phức tạp, giảm chi phí giao dịch xuyên biên giới. Ngoài ra, CBDC cũng giảm nguy cơ khi mọi người sử dụng các loại tiền ảo phi tập trung như Bitcoin ngày nay. Những loại tiền này có tính biến động cao, liên tục thay đổi theo tình hình vĩ mô và tâm lý nhà đầu tư. Ngược lại, CBDC do nhà nước hỗ trợ và kiểm soát sẽ ổn định hơn.
Đầu năm nay, Ấn Độ cho biết họ sẽ giới thiệu một loại tiền kỹ thuật số trong năm tài chính 2023, bắt đầu vào tháng Tư. Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics, tin rằng một “đồng rupee điện tử” sẽ sớm có trong ví của nhiều người bất cứ lúc nào. Theo ông, đối với nhiều đồng CBDC, thách thức lớn là sự thờ ơ của người dùng có mục đích. Những lợi ích mà CBDC mang lại cho người tiêu dùng ở các quốc gia đã có hệ thống thanh toán di động hiệu quả chưa rõ ràng.
Mỹ đã bị tụt hậu trong cuộc đua tiền tệ kỹ thuật số và vẫn đang tranh luận về việc có nên áp dụng đồng USD kỹ thuật số hay không. Cục Dự trữ Liên bang cùng Ngân hàng trung ương Mỹ đã phát hành nghiên cứu được chờ đợi từ lâu về đồng USD kỹ thuật số vào tháng 1. Nó khám phá những ưu và nhược điểm của tiền ảo, nhưng né tránh đưa ra kết luận.
Trong hệ thống tài chính truyền thống, ngân hàng trung ương sẽ phát hành tiền thông qua các ngân hàng thương mại. Trong trường hợp của tiền điện tử, hầu hết các ngân hàng trung ương nghiên cứu kiến trúc kết hợp, pha trộn giữa phát hành 2 tầng và 1 tầng, trong đó, ngân hàng trung ương trực tiếp phát hành tiền điện tử cho người dùng. Người dân có thể muốn giữ tiền tại ngân hàng trung ương hơn là ngân hàng thương mại, rõ ràng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến ổn định tài chính và việc kinh doanh của họ.
Các ngân hàng trung ương đang tìm cách hạn chế tác động của tiền điện tử đến ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, Ngân hàng trung ương Nigeria đặt hạn mức số dư và giao dịch hàng ngày đối với việc chuyển tiền từ tiền gửi ngân hàng sang ví eNaira. Ngân hàng trung ương châu Âu cũng có xu hướng đặt giới hạn về lượng tiền kỹ thuật số mà một người nắm giữ.
Du Lam
">‘Nóng’ cuộc đua tiền điện tử của ngân hàng trung ương toàn cầu
Nhận định, soi kèo HNK Vukovar vs Rudes Zagreb, 21h00 ngày 19/2: Cơ hội leo đỉnh
Trang Spotv News đưa tin, Jun Jin - thành viên nhóm nhạc huyền thoại Shinhwa sẽ kết hôn với bạn gái tiếp viên hàng không vào ngày 13/9 sau 3 năm hẹn hò.
Để đảm bảo tính riêng tư, đám cưới được tổ chức với sự tham gia của người thân hai bên gia đình và bạn bè thân thiết.
Sau khi tin tức kết hôn của cặp đôi được truyền thông Hàn Quốc đăng tải vào tháng 5 vừa rồi, thành viên Shinhwa đã viết thư tay gửi tới người hâm mộ. Trong thư, anh hạnh phúc bày tỏ: “Các fan biết tôi luôn mơ ước về một gia đình trọn vẹn, hạnh phúc ngay từ khi còn nhỏ, và họ luôn ủng hộ tôi. Thật sự rất cảm ơn mọi người”.
Jun Jin. Chia sẻ về bạn gái trong một chương trình truyền hình, nam thần tượng cho biết: "Tôi tin chắc rằng nếu tôi bỏ lỡ cô ấy, đời này tôi sẽ không kết hôn được với ai nữa".
Đặc biệt trong thư tay gửi người hâm mộ hồi tháng 5, anh bày tỏ: "Cô ấy luôn mang theo sự tích cực và năng lượng vui vẻ, điều đó đã giúp tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nếu được ở bên cạnh cô ấy, tôi có thể vượt qua bất cứ khó khăn nào trong cuộc đời”.
Jun Jin trở thành ngôi sao gây chú ý sau khi debut cùng nhóm vào năm 1998 nhờ ngoại hình cuốn hút và tài năng vũ đạo. Anh cũng là thành viên đầu tiên trong nhóm bắt đầu tự xây dựng sự nghiệp riêng. Ngoài ca hát, nam thần tượng còn được biết đến qua nhiều bộ phim và show truyền hình.
Thanh Nhàn
Cuộc sống phi công trẻ Hà Duy ra sao sau khi dừng đóng phim?
Sau khi dừng đóng phim, Hà Duy (Duy Alex) làm cơ phó cho một hãng hàng không nổi tiếng.
">Jun Jin của nhóm nhạc huyền thoại Shinhwa kết hôn
Ở một diễn biến khác, sau khi sự việc nói trên xảy ra, Khải suy nghĩ rất lâu và trò chuyện với Trung 'trâu' - thợ sửa xe và cũng là anh em thân thiết.
"Hay là trộm nhưng nhà có gì đâu mà lấy, tiền em cầm hết rồi. Hay thằng Vĩnh?", Trung 'trâu' suy đoán.
Đáp lại, Khải nói: "Nó đang nằm trong viện thì rình mò kiểu gì?".
Trung đòi báo công an nhưng Khải can ngăn vì không có bằng chứng. Suy nghĩ một hồi, Khải nói: "Nếu anh rời khỏi đây, mày có theo anh không? Có đi cũng cần có thời gian và tính xem đi đâu nữa".
Cũng trong tập này, Sơn Ca (Quỳnh Kool) và Vân - em gái Khải bắt đầu thân thiết hơn. Sơn Ca không chỉ bảo cho Vân cách đan len mà còn động viên khiến Vân vui vẻ. Chứng kiến điều này, Khải dần có cách nhìn khác về Sơn Ca.
"Có ai học mà làm được ngay đâu. Trước mẹ tớ dậy, tớ còn làm hỏng cả chục cuộn len. Cậu cứ thoải mái lên, làm người không sai đời không nể. Sai càng nhiều, đời càng nể", Sơn Ca nói với Vân.
Liệu, kẻ đột nhập là ai mà khiến Khải sợ hãi tới mức muốn bỏ trốn?, diễn biến chi tiết tập 2 phim Garage hạnh phúc sẽ lên sóng vào tối 9/8, trên VTV3.
">Garage hạnh phúc tập 2: Nhà Khải bị đột nhập
Ông Đặng Văn Thân nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới.
Tư duy đổi mới đi thẳng vào công nghệ hiện đại
Ông Đặng Văn Thân sinh năm 1932, ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1950, ông tình nguyện gia nhập quân đội, làm báo vụ tại một đơn vị thông tin ở Quân khu 9. Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc, chuyển ngành về công tác ở Trạm Bưu điện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Sau đó được cử đi học đại học tại Khác-cốp, Liên Xô cũ. Năm 1966, tốt nghiệp đại học trở về nước, ông công tác tại Viện Khoa học - Kỹ thuật Bưu điện thuộc Tổng cục Bưu điện. Ngày thống nhất đất nước, ông Đặng Văn Thân vào tiếp quản toàn bộ hệ thống bưu chính viễn thông của chính quyền Sài Gòn.
Đến năm 1984, ông Đặng Văn Thân được điều ra Hà Nội giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Đây cũng là thời kỳ đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, nhưng Bưu điện là một trong những ngành nghèo và lạc hậu nhất của Việt Nam lúc bấy giờ, nhiều cán bộ đã bỏ sang nơi khác. Doanh thu chủ yếu đến từ mấy dịch vụ phát hành báo chí và bán tem thư. Trong hoàn cảnh khó khăn, Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân đã có quyết định táo bạo là làm cuộc cách mạng đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Cụ thể là chuyển từ analog sang digital, lấy phát triển viễn thông quốc tế làm khâu đột phá, tiến hành một loạt biện pháp mạnh mẽ khác để tạo vốn, tạo nguồn lực và cơ sở vật chất, lách dần ra ngoài vòng cấm vận của Mỹ.
Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện hồi tưởng lại, thời điểm đó Việt Nam lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, một phần do hậu quả của chiến tranh tàn khốc, một phần là hệ quả của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Bước ra khỏi chiến tranh, một vạn chiến sĩ giao bưu, giao liên, vô tuyến điện, thợ dây, thợ máy… đã hi sinh. Tổng số thuê bao điện thoại chỉ xấp xỉ 100.000, trong đó Hà Nội có khoảng 10.000 thuê bao, TP.HCM có khoảng 30.000 thuê bao. Mạng lưới viễn thông nhỏ bé sử dụng hoàn toàn công nghệ analog. Đời sống cán bộ, công nhân viên ngành gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước không chỉ bị cấm vận về kinh tế mà còn bị cấm vận về công nghệ, viễn thông, mã 84 của Việt Nam bị khóa…
“Luồng gió của tư duy đổi mới, nói thẳng nói thật đã đến với ngành Bưu điện Việt Nam. Từ người lao động đến lãnh đạo đều thấm nhuần và vận dụng rất sáng tạo vào thực tiễn phát triển với sự xả thân, dám nghĩ dám làm. Tôi muốn nhấn mạnh đến nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân, người đã có công rất lớn cho tư duy đổi mới này”, ông Mai Liêm Trực kể lại.
Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân đã có quyết định táo bạo là làm cuộc cách mạng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển từ analog sang digital, lấy phát triển viễn thông quốc tế làm khâu đột phá. Cương quyết đi thẳng vào hiện đại hóa
Lúc đó, có rất nhiều trở ngại như thiếu tiền bởi 'vét' toàn ngành không có nổi 1 triệu USD. Trong khi mạng analog tại Việt Nam vẫn hiện đại so với các nước xã hội chủ nghĩa, đúng thời điểm không có vốn đầu tư mà lại bỏ đi mua thiết bị mới nên nhiều người băn khoăn.
Vượt qua nhiều quan điểm cho rằng, Việt Nam còn nghèo, không có tiền đầu tư, trong khi có thể tận dụng hệ thống tổng đài analog của Đức chuyển giao, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân đã “bấm nút" chọn digital, cương quyết đi thẳng vào hiện đại hóa. Sau này, lịch sử đã chứng minh quan điểm, tầm nhìn của ông Đặng Văn Thân là đúng, tạo nên cuộc cách mạng trong ngành Bưu điện.
Ông Đặng Văn Thân đã cùng tập thể lãnh đạo bàn bạc thống nhất và đi đến quyết tâm cao về ý thức tự lực tự cường, tìm tòi và thực hiện nhiều biện pháp khéo léo sáng tạo “lấy ngoài nuôi trong” lách được sự cấm vận của Mỹ, thu hút ngoại tệ và công nghệ cao của nước ngoài để đầu tư phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt là bứt phá khỏi tư tưởng ỷ lại, chờ đợi cấp trên, chờ đợi đầu tư của nhà nước. Bên cạnh đó, ngành xác định lấy viễn thông quốc tế làm khâu đột phá phát triển, tranh thủ được viện trợ ODA và đề xuất một số cơ chế tạo vốn nhanh chóng từ các khoản vay nước ngoài được nhà nước bảo lãnh và ngành tự trả.
Một thực tế quan trọng là mạng viễn thông Việt Nam lúc này rất nhỏ bé nên nếu sớm chuyển sang công nghệ số sẽ đỡ được một giai đoạn chuyển đổi, trong một đêm có thể thay được toàn bộ tổng đài từ công nghệ analog sang digital bởi lợi thế của người đi sau. Ngược lại, nhiều nước gặp khó khăn khi chuyển đổi vì hệ thống mạng viễn thông của họ có tới hàng chục triệu thuê bao. Đây là quyết định mang tính chiến lược bởi thời điểm đó có tới 98% mạng điện thoại cố định của thế giới đang sử dụng công nghệ analog, chỉ một số ít quốc gia bắt đầu chuyển từ analog sang digital.
Tổng Cục trưởng Đặng Văn Thân thăm và làm việc với Cục Tần số Vô tuyến điện Ông Mai Liêm Trực nhớ lại: “Có người đặt câu hỏi: Ngành Bưu điện toàn sử dụng công nghệ analog, bây giờ chuyển sang công nghệ digital thì ai quản lý, rồi tiền thuê chuyên gia nước ngoài nhiều như thế lấy đâu ra… Một số tờ báo nghi vấn khi thấy ngành nhập đủ thứ thiết bị viễn thông đắt tiền từ các hãng khác nhau. Có vị Bộ trưởng Bưu điện của một nước XHCN anh em thân thiết cũng đặt vấn đề: “Các đồng chí thật mạo hiểm, đang bị cấm vận, giá thành thiết bị thì đắt, làm sao mà có được công nghệ cao?”. Sau này, khi ngành Bưu điện tự vay tiền nước ngoài để đầu tư, có lúc vay đến 400 triệu USD, nhiều người thắc mắc là liệu có khả năng trả nợ được không hay sẽ vỡ nợ...”.
Hoài nghi liên tiếp đặt ra, trong điều kiện hoàn toàn không có vốn đầu tư của Nhà nước, ngành Bưu điện phải tự vay - tự trả, tận dụng mọi nguồn lực, mọi cơ hội hợp tác với nước ngoài để xây dựng ngành viễn thông.
“Nhưng ngành tự tin trong hợp tác và thu hút đầu tư xây dựng mạng lưới, tin vào nội lực của chính mình. Lúc đó, ngành Bưu điện chủ động đổi mới, đề xuất lên Chính phủ và được Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất ủng hộ”, ông Mai Liêm Trực kể lại.
Tạo đột phá, số hóa thành công mạng lưới
Trước khi đột phá, lãnh đạo Tổng cục Bưu điện quyết định phải làm thí nghiệm để có cơ sở thực tiễn, rút kinh nghiệm và tạo nên những định hướng phát triển.
Thí nghiệm đầu tiên là viễn thông quốc tế - khởi đầu là dự án hợp tác kinh doanh với một trạm vệ tinh nhỏ (VISTA) của OTC (nay là Telstra –Australia), sử dụng công nghệ số (digital) từ tháng 7/1987 tại TP.HCM.
2 năm sau đó, những chiến dịch lớn dần được mở như: Xây dựng 3 trạm thông tin vệ tinh mặt đất ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM với công nghệ hiện đại nhất, dung lượng lớn (năm 1989-1990); các hệ thống thông tin viba, hệ thống cáp quang, tổng đài kỹ thuật số lớn được xây dựng và lắp đặt ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định... dần hình thành bộ khung của một mạng viễn thông hiện đại với hệ thống viba số băng rộng và mạng cáp quang trải rộng trên cả nước.
Năm 1995, mạng viễn thông Việt Nam đã số hóa hoàn toàn đến các tỉnh, thành với hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch, tổng đài tự động (trong khi thế giới số hóa chưa được 50% mạng lưới). Về mặt công nghệ, mạng viễn thông của ta hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực.
Từ năm 1994 -1995, Việt Nam quyết định đi thẳng vào công nghệ viễn thông di động công nghệ số (GSM). Năm 1995, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với hãng Comvik (Thụy Điển) để xây dựng mạng MobiFone sau này. Chính phủ bắt đầu có chủ trương mở cửa thị trường trong nước (đánh dấu bằng sự ra đời của các công ty Viettel, Saigon Postel).
Thái Khang
Ngành Giao bưu đã vẽ một vòng hải lưu ly kỳ không bao giờ dứt
Trong kháng chiến, hàng nghìn chiến sĩ giao liên đã hy sinh, bị tù, bị tra tấn. Họ đã cống hiến xuất sắc cho thắng lợi của cách mạng.
">Bản lĩnh vị “tư lệnh” ngành Đặng Văn Thân và tầm nhìn vào công nghệ số