- Năm học 2017 - 2018,ĐHThăngLongmởngànhđàotạocửnhândinhdưỡthời tiết miền bắc hôm nay Trường ĐH Thăng Long sẽ tuyển sinh 65 chỉ tiêu ngành đào tạo dinh dưỡng, mã ngành SK01.
Đây là trường thứ 2 trên cả nước được Bộ GD-ĐT cho phép mở trong năm 2016, sau Trường ĐH Y Hà Nội.
Sinh viên sẽ được đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng đầu ngành có nhiêu kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giảng dạy.
Ngành cử nhân Dinh dưỡng mới được mở tại Trường ĐH Y Hà Nội năm 2016. Năm nay có thêm Trường ĐH Thăng Long. Ảnh: Lê Văn |
Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể tìm việc ở các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, các bệnh viện trung ương, tỉnh huyện trong cả nước; viện nghiên cứu Dinh dưỡng và thực phẩm, các Viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe , Sở y tế; Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khoẻ; Chi cục Dân số - KHHGĐ, và cơ sở y tế khác có liên quan đến dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng. Các cơ sở chế biến thực phẩm và dinh dưỡng, thực phẩm chức năng; các công ty du lịch và các cơ sở, dịch vụ ăn uống, các trường học, nhà máy, xí nghiệp, các nhà dưỡng lão...
Chương trình đào tạo bám sát yêu cầu ngành nghề và cập nhật quốc tế với sự giúp đỡ và giảng dạy của các chuyên gia Nhật Bản.
Hiện nay, số cán bộ dinh dưỡng chủ yếu được đào tạo thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn hoặc được đào tạo ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về dinh dưỡng cộng đồng. Các bác sĩ dinh dưỡng đào tạo từ hơn 30 năm trước hiện còn rất ít công tác tại các khoa dinh dưỡng các bệnh viện.
Theo kết quả điều tra xác định nhu cầu đào tạo kỹ thuật viên dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2005 của Bộ Y tế, nhân lực của trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và huyện chưa đáp ứng được yêu cầu công tác dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng. Chỉ có 1/3 Trung tâm y tế dự phòng tỉnh có khoa dinh dưỡng và hầu như không có khoa dinh dưỡng ở trung tâm y tế huyện. Gần 1/3 trung tâm y tế dự phòng tỉnh không có khoa VSATTP. Gần 3/5 khoa dinh dưỡng và gần 1/4 khoa VSATTP tại các trung tâm y tế tỉnh thiếu cán bộ có trình độ trung cấp trở lên. Tỷ lệ cán bộ được đào tạo dinh dưỡng làm đúng chuyên ngành còn thấp, không có cán bộ trình độ đại học. Tỷ lệ được đào tạo về dinh dưỡng và VSATTP tương đối cao những chủ yếu đào tạo trong thời gian ngắn và không chính quy. Khoa dinh dưỡng tại bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu công tác dinh dưỡng tiết chế cho người bệnh: Gần 1/2 số bệnh viện tuyến tỉnh không có khoa dinh dưỡng. Hơn 3/5 khoa dinh dưỡng không có cán bộ trình độ đại học. Hơn 1/4 khoa dinh dưỡng không có cán bộ trung cấp. Số nhân lực của khoa dinh dưỡng là 6 đến 10 người nhưng số cán bộ có trình độ đại học chỉ chiếm dưới 48%. Tỷ lệ cán bộ không được đào tạo về chuyên ngành chiếm tới 74,5%, trong số 25,5% cán bộ được đào tạo thì 100% theo hình thức bổ túc ngắn hạn không chính quy.
Nhu cầu cán bộ dinh dưỡng tăng lên hàng năm do nhận thức về vai trò dinh dưỡng trong phòng và điều trị các bệnh mãn tính và tăng tỷ lệ người già của các nước trên thế giới. Điều tra của Hiệp hội dinh dưỡng quốc tế năm 2008 ở 37 nước phát triển và đang phát triển cho thấy nghề dinh dưỡng có ở 71% số nước.
Nguyễn Hương